Đại diện doanh nghiệp cho rằng bức xúc nhất của khu vực lâu nay là giao thông cách trở thì hiện nay nút thắt này đã dần được nới lỏng khi hàng loạt công trình lớn được đưa vào sử dụng. Theo cam kết của ngành chức năng, trong vòng 10 năm tới, cơ sở hạ tầng của khu vực này có thể sánh ngang với các vùng miền khác, như vậy thời điểm này là thời cơ tốt nhất để bắt đầu triển khai các dự án đầu tư vào khu vực này. Theo ông Nguyễn Công Bảo Nguyễn, Giám đốc phát triển bền vững Tập đoàn Holcim, khu vực ĐBSCL , có rất nhiều tìm năng về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, đây là vùng kinh tế mới nổi nên cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh còn rất dồi dào, rất hấp dẩn doanh nghiệp.
Tại Diễn đàn này, lãnh đạo của các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang và TP.Cần Thơ cũng đã thông tin đến doanh nghiệp lĩnh vực ưu tiên mời gọi đầu tư, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược Bộ NN và PTNT cũng nhận định, với tiềm năng dồi dào về nguyên liệu nông sản, lực lượng lao động trẻ, ĐBSCL có tiềm năng rất lớn về phát triển công nghiệp chế biến. Tuy nhiên để thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững thì lãnh đạo các địa phương cũng cần có quy hoạch tổng thể về phát triển vùng nguyên liệu, lựa chọn công nghệ và quản lý tốt về ô nhiểm môi trường.