Tin tức

VỤ KIỆN ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM TẠI WTO (Phần 3)

NHỮNG NGƯỜI THẦM LẶNG…

Mặc dù VCCI và VASEP đã có đóng góp rất tích cực và phối hợp tốt với các Cơ quan Nhà nước liên quan trong việc khởi xướng vụ kiện, lựa chọn luật sư tư vấn cũng như cung cấp các thông tin được yêu cầu, hai đơn vị này dường như vẫn đứng bên ngoài quá trình giải quyết tranh chấp chính thức. VCCI chưa một lần được các cơ quan liên quan thông tin chính thức về diễn tiến cũng như những nội dung liên quan của vụ việc. VCCI cũng không được tham vấn trong các báo cáo của phía Việt Nam cho vụ việc này. So với VCCI, VASEP “may mắn” có cơ hội hơn một chút trong việc theo dõi vụ việc, điều này tuy nhiên có lẽ lại chủ yếu xuất phát từ lý do luật sư được Chính phủ thuê trong vụ việc cũng đồng thời là luật sư tư vấn trong vụ tôm tại Hoa Kỳ hiện tại của VASEP và các DN.
 

Vẫn biết Chính phủ là chủ thể chính của quá trình giải quết tranh chấp này, vẫn biết việc tham kiện với các thủ tục tố tụng và lập luận nội dung là công việc chuyên môn của luật sư tư vấn, việc các Hiệp hội như VCCI hay VASEP trở thành “người quan sát” thuần túy trong các giai đoạn giải quyết tranh chấp cụ thể vẫn là một điều đáng tiếc, không chỉ bởi vì họ vốn là người đưa ra sáng kiến cho chính vụ việc này.

Nếu được tham gia, họ đã có thể có những tư vấn để các luật sư và các cơ quan liên quan có thêm những thông tin pháp lý và thực tiễn từ góc độ của họ. Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta nói “trí tuệ trong nhân gian”, việc huy động kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của các hiệp hội/DN trong các vấn đề này không bao giờ là thừa.

Từ một góc độ khác, việc cho phép các Hiệp hội tham gia và tiếp cận thông tin vụ kiện sẽ mang đến cho họ những kinh nghiệm quý báu, từ đó có thể làm tốt hơn nữa trong những vụ kiện WTO khác trong tương lai. “Vừa học vừa làm” từ lâu đã được biết tới như một phương pháp xây dựng và nâng cao năng lực tiết kiệm và hiệu quả.

Sẽ là không phù hợp nếu nói rằng việc các Hiệp hội nói riêng và các chủ thể tư nói chung tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO cấp Chính phủ sẽ vi phạm WTO. Trên thực tế, dù còn những ý kiến phản đối, vai trò của các chủ thể tư trong các tranh chấp cấp Chính phủ trong khuôn khổ WTO đã đươcj ghi nhận cả về pháp lý và thực tiễn. Những phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Theo logic chung, các Hiệp hội DN không phải cơ quan chính phủ, vì vậy suy đoán là không được phép tham gia vào các hoạt động mà chỉ Nhà nước mới được thực hiện, bao gồm cả việc giải quyết các tranh chấp liên quan trong khuôn khổ WTO.

Tuy nhiên, về mặt pháp lý, đây là vấn đề mà Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSU) không đề cập. Và trên thực tế, ngay từ những ngày đầu áp dụng DSU, đã có những mâu thuẫn giữa các nước thành viên WTO liên quan đến cách hiểu về “đại diện Nhà nước” trong quá trình giải quyết các tranh chấp theo DSU.

Có quan điểm cho rằng một nước thành viên chỉ có thể chỉ định công chức (người làm trong bộ máy Nhà nước) tham gia vào các thủ tục tố tụng giải quyết của WTO (do đây là tranh chấp giữa Nhà nước với Nhà nước), và vì thế không cá nhân nào khác (kể cả các luật sư tư vấn, chuyên gia từ các đơn vị tổ chức tư nhân) có thế tham gia vào đoàn giải quyết vụ tranh chấp của các bên (nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba). Quan điểm này xuất phát từ thông lệ giải quyết tranh chấp trong GATT 1947 theo đó luật sư, chuyên gia tư vấn tư nhân không được phép tham gia các thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên GATT.

Tuy nhiên, Cơ quan Phúc thẩm (trong vụ EC – Chuối III) khi xem xét về vấn đề này lại cho rằng không có bất kỳ quy định nào của WTO cấm các nước thành viên WTO được tự quyết định thành phần Đoàn tham gia giải quyết vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO của mình. Với phán quyết này của Cơ quan Phúc thẩm, trên thực tế, trong các thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO (Ban Hội thẩm, Phúc thẩm, Trọng tài), các luật sư, chuyên gia tư vấn tư nhân xuất hiện rất thường xuyên với tư cách thành viên Đoàn tham gia giải quyết tranh chấp của các bên liên quan và trình bày các lập luận nhân danh bên liên quan đó.

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp ở WTO, nếu Chính phủ Việt Nam chấp nhận đại diện Hiệp hội hay bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào làm thành viên của Chính phủ tham gia vào vụ việc thì điều này là hoàn toàn hợp pháp.

Trong thực tế giải quyết nhiều tranh chấp WTO, các Chính phủ đều tận dụng điều này và mời các thành phần tư nhân tham gia vụ việc với tư cách thành viên Đoàn Chính phủ, ít nhất là các luật sư, chuyên gia tư vấn và/hoặc mở rộng ra các hiệp hội/công ty có lợi ích đứng đằng sau các tranh chấp này. Tất nhiên, các Chính phủ không tự nhiên làm điều này: họ thấy những lợi ích to lớn về nguồn lực vật chất và trí tuệ của việc phối hợp công – tư này.

Đây không chỉ là một sự đảm bảo về mặt pháp lý mà còn là sự khuyến khích thực tế để Việt Nam học tập và tận dụng có hiệu quả sự đóng góp của các Hiệp hội, DN và thành phần tư nhân khác trong vấn đề này.

Việc VCCI và VASEP bị đặt ra ngoài quá trình giải quyết vụ tranh chấp WTO vừa rồi, vì vậy, là một sự đáng tiếc nho nhỏ trong niềm vui chung của chiến thắng ngọt ngào.

Một cơ chế ổn định cho việc giải quyết các tranh chấp WTO ở Việt Nam?
Để có thể tham gia hiệu quả vào quá trình giải quyết các tranh chấp trong WTO với tư cách nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, tới đây Việt Nam cần thiết lập một Cơ chế ổn định cho việc này, trong đó cần lưu ý:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Đơn vị làm đầu mối cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan;
Xây dựng các tiêu chí rõ ràng, hợp lý làm căn cứ cho quyết định có tiến hành khởi xướng vụ kiện trong WTO hay không hoặc có tham gia vụ kiện với tư cách bên thứ ba không;
Có cơ chế rõ ràng về cách ra các quyết định liên quan (khởi kiện, thuê luật sư, thống nhất nội dung các bản đệ trình, thực hiện các quyền liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp…);
Xây dựng một bộ tiêu chí rõ ràng, hợp lý làm căn cứ cho việc lựa chọn luật sư tư vấn cho Chính phủ trong vụ tranh chấp;

Có cơ chế đầy đủ, linh hoạt, kịp thời về tài chính, về nhân lực… phục vụ cho việc giải quyết vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

Một cơ chế ổn định cho việc giải quyết các tranh chấp WTO ở Việt Nam?

Để có thể tham gia hiệu quả vào quá trình giải quyết các tranh chấp trong WTO với tư cách nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba, tới đây Việt Nam cần thiết lập một Cơ chế ổn định cho việc này, trong đó cần lưu ý:

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Đơn vị làm đầu mối cũng như cách thức phối hợp giữa các cơ quan;

Xây dựng các tiêu chí rõ ràng, hợp lý làm căn cứ cho quyết định có tiến hành khởi xướng vụ kiện trong WTO hay không hoặc có tham gia vụ kiện với tư cách bên thứ ba không;

Có cơ chế rõ ràng về cách ra các quyết định liên quan (khởi kiện, thuê luật sư, thống nhất nội dung các bản đệ trình, thực hiện các quyền liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp…);

Xây dựng một bộ tiêu chí rõ ràng, hợp lý làm căn cứ cho việc lựa chọn luật sư tư vấn cho Chính phủ trong vụ tranh chấp;

Làm sao để tăng cường tiếng nói các hiệp hội trong giải quyết tranh chấp WTO?
Tạo một kênh tiếp nhận, xem xét, phản hồi các đề xuất của các Hiệp hội DN về việc Nhà nước có nên khởi kiện một vụ việc ra WTO hay không;
Có kênh thông tin thường xuyên giữa Đơn vị đầu mối phụ trách việc kiện WTO với các Hiệp hội (VCCI và Hiệp hội ngành nghề liên quan);
Có kênh để các Hiệp hội DN liên quan bày tỏ quan điểm và tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;
Tạo cơ hội để đại diện Hiệp hội tham gia với tư cách thành viên Đoàn của Chính phủ về giải quyết tranh chấp cụ thể;

Cho phép các Hiệp hội tiếp cận các báo cáo của Đoàn Việt Nam về diễn tiến, kết quả, bài học kinh nghiệm rút ra từ mỗi vụ tranh chấp mà Việt Nam tham gia.

Làm sao để tăng cường tiếng nói các hiệp hội trong giải quyết tranh chấp WTO?

Tạo một kênh tiếp nhận, xem xét, phản hồi các đề xuất của các Hiệp hội DN về việc Nhà nước có nên khởi kiện một vụ việc ra WTO hay không;

Có kênh thông tin thường xuyên giữa Đơn vị đầu mối phụ trách việc kiện WTO với các Hiệp hội (VCCI và Hiệp hội ngành nghề liên quan);

Có kênh để các Hiệp hội DN liên quan bày tỏ quan điểm và tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;

Tạo cơ hội để đại diện Hiệp hội tham gia với tư cách thành viên Đoàn của Chính phủ về giải quyết tranh chấp cụ thể;

Dù còn nhiều điều băn khoăn, “trận mở màn” của Việt Nam trong WTO vậy cũng được xem là một câu chuyện đẹp, ít nhất vì một kết thúc có hậu. Và với những người đã dũng cảm đứng lên phất ngọn cờ hồng, chỉ điều này thôi đã là một niềm vui lớn, khích lệ họ trong chặng đường tiếp theo. Chỉ mong rằng các cơ quan Nhà nước cũng có cùng niềm khích lệ và cởi mở như vậy… (Còn nữa).
TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Dù còn nhiều điều băn khoăn, “trận mở màn” của Việt Nam trong WTO vậy cũng được xem là một câu chuyện đẹp, ít nhất vì một kết thúc có hậu. Và với những người đã dũng cảm đứng lên phất ngọn cờ hồng, chỉ điều này thôi đã là một niềm vui lớn, khích lệ họ trong chặng đường tiếp theo. Chỉ mong rằng các cơ quan Nhà nước cũng có cùng niềm khích lệ và cởi mở như vậy… (Còn nữa).

TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status