Tin tức

Vốn đầu tư từ Nhật Bản vào ĐBSCL chưa nhiều

Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam rất lớn trong các năm qua, tuy nhiên dòng vốn từ nước này chảy vào khu vực ĐBSCL lại không nhiều. 

Ông Hirotaka của JETRO chỉ ra rằng để thu hút đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào ĐBSCL, các địa phương ở khu vực này phải hiểu được nhà đầu tư cần gì, muốn gì, và thu hút họ dựa trên lợi thế của khu vực này.

Là một nhà đầu Nhật tại Việt Nam, ông Motoyuki Nakamura, Tổng giám đốc Công ty Tri Việt, cho biết muốn doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ĐBSCL, ngoại trừ yếu tố có nguồn nhân lực giá rẻ, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thì môi trường đầu tư phải thông thoáng và có nhiều chương trình xúc tiến đầu tư.

Liên quan đến chính sách, ưu đãi thuế cho nhà đầu tư, ông Nakamura cho rằng các địa phương thực hiện cũng chưa rõ ràng lắm. “Chẳng hạn, trước đây tôi vào khu công nghiệp Trà Nóc (thành phố Cần Thơ) để tìm hiểu những ưu đãi về thuế ra sao nhưng không được giải thích rõ ràng”, ông nói.

Theo ông Nakamura, ĐBSCL là khu vực có nhiều lợi thế và nếu các địa phương không biết cách quảng bá đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thì sức hấp dẫn của lợi thế này không được các nhà đầu tư nhận biết đầy đủ.

Tuy nhiên, ông Hirotaka cho rằng, trong tương lai, các tỉnh ĐBSCL sẽ là khu vực được nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản quan tâm tới bởi theo ông điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực ĐBSCL gần đây được cải thiện đáng kể, nguồn nhân lực dồi dào…

Tiến sĩ Trần Sinh, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam, lưu ý rằng thu hút FDI phải dựa trên lợi thế đặc thù của từng địa phương. “Chẳng hạn, thu hút vốn FDI vào ngành lương thực thì phải quảng bá thương hiệu gạo, tái cấu trúc theo hướng nâng cao chất lượng, nghĩa là thu hút vốn đầu tư vào chiều sâu”, ông nói.

Ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc điều hành Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, cho biết các doanh nghiệp Nhật rất quan tâm, đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Ông dẫn chứng, trong tổng số 8,6 tỉ đô la Mỹ vốn FDI mà Việt Nam đã thu hút được trong năm 2012, có đến 4,4 tỉ đô la Mỹ do các doanh nghiệp của Nhật đầu tư, chiếm 51% vốn FDI vào Việt Nam trong năm này.

Dòng vốn FDI của Nhật Bản vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 2013. “Riêng 7 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp của chúng tôi (Nhật Bản) tiếp tục dẫn đầu về vốn đầu tư vào Việt Nam và chiếm đến 34% tổng vốn đầu tư Việt Nam đã thu hút được”, ông Hirotaka nói.

Đánh giá chung về việc thu hút vốn FDI vào ĐBSCL thời gian qua, báo cáo của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho thấy trong giai đoạn 1988-2010, vốn FDI vào ĐBSCL chỉ đạt 9,8 tỉ đô la Mỹ, bằng 4,6% tổng vốn FDI cả nước. Năm 2011 và 2012 thu hút được 1,6 tỉ đô la Mỹ vốn FDI, so với cả nước có tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm 7,5%.
Đánh giá chung về việc thu hút vốn FDI vào ĐBSCL thời gian qua, báo cáo của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ cho thấy trong giai đoạn 1988-2010, vốn FDI vào ĐBSCL chỉ đạt 9,8 tỉ đô la Mỹ, bằng 4,6% tổng vốn FDI cả nước. Năm 2011 và 2012 thu hút được 1,6 tỉ đô la Mỹ vốn FDI, so với cả nước có tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm 7,5%.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status