Sáng ngày 19/6, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã có buổi làm việc với ông Mutsuya Mori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhân dịp ông nhận nhiệm kỳ công tác mới tại Việt Nam.
|
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
|
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chúc mừng ông Mutsuya Mori nhân dịp ông được nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam và hy vọng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và mối quan hệ với JICA nói riêng. Bộ trưởng nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trước những khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế của thế giới và khu vực, Chính phủ Việt Nam đang tập trung đổi mới nhiều lĩnh vực như thể chế, hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư cạnh tranh hơn, hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong quá trình tái cơ cấu, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ về nguồn lực to lớn từ các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, trong đó có Nhật Bản với vai trò trực tiếp của JICA.
Ông Mutsuya Mori cảm ơn Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã dành thời gian tiếp đón và thể hiện sự vui mừng vì tiếp tục được nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam. Trước khi làm trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam, ông Mutsuya Mori là Trưởng đại diện văn phòng Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JBIC) nhiệm kỳ 2007 – 2008. Đây cũng là một lợi thế khi ông tiếp tục được nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam. Nhấn mạnh Việt Nam như là đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản, ông Mutsuya Mori hy vọng với nhiệm vụ mới của mình ông sẽ góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.
Nội dung được ông Mutsuya Mori tập trung trao đổi tại buổi làm việc liên quan đến vấn đề đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam, một hình thức quan trọng đang được Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm.
Liên quan về vấn đề PPP, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, một trong những cải cách trong lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam là giảm dần tỷ trọng đầu tư nhà nước vào kết cấu hạ tầng, tăng cường cơ hội, thu hút nguồn lực từ tư nhân. Việt Nam đang tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung 2 văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định 108/2008/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho một môi trường đầu tư thuận lợi và hiệu quả hơn.
Hình thức đầu tư theo PPP ở Việt Nam hiện vẫn còn mới mẻ và được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, Việt Nam đưa ra danh mục dự án trọng điểm quốc gia đến năm 2020 về kết cấu hạ tầng và tầm nhìn đến 2030.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đưa ra những vấn đề cần hỗ trợ từ phía Nhật Bản nhằm phát triển mô hình PPP tại Việt Nam như: Được vay ODA với lãi suất ưu đãi; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia PPP được vay vốn; Và thành lập các quỹ để chuẩn bị và triển khai dự án PPP.
Kết thúc buổi làm việc, đại diện Chính phủ Việt Nam Bộ trưởng Bùi Quang Vinh mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản nói chung và từ JICA nói riêng và khẳng định sẽ sử dụng hiệu quả các nguồn lực được ưu tiên./.
Ảnh: Đức Trung (MPI Portal)
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chúc mừng ông Mutsuya Mori nhân dịp ông được nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam và hy vọng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản nói chung và mối quan hệ với JICA nói riêng. Bộ trưởng nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Trước những khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế của thế giới và khu vực, Chính phủ Việt Nam đang tập trung đổi mới nhiều lĩnh vực như thể chế, hạ tầng, nhân lực, thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư cạnh tranh hơn, hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong quá trình tái cơ cấu, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ về nguồn lực to lớn từ các nước đối tác, các tổ chức quốc tế, trong đó có Nhật Bản với vai trò trực tiếp của JICA.
Ông Mutsuya Mori cảm ơn Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã dành thời gian tiếp đón và thể hiện sự vui mừng vì tiếp tục được nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam. Trước khi làm trưởng đại diện của JICA tại Việt Nam, ông Mutsuya Mori là Trưởng đại diện văn phòng Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JBIC) nhiệm kỳ 2007 – 2008. Đây cũng là một lợi thế khi ông tiếp tục được nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam. Nhấn mạnh Việt Nam như là đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản, ông Mutsuya Mori hy vọng với nhiệm vụ mới của mình ông sẽ góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.
Nội dung được ông Mutsuya Mori tập trung trao đổi tại buổi làm việc liên quan đến vấn đề đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam, một hình thức quan trọng đang được Chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm.
Liên quan về vấn đề PPP, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, một trong những cải cách trong lĩnh vực đầu tư công ở Việt Nam là giảm dần tỷ trọng đầu tư nhà nước vào kết cấu hạ tầng, tăng cường cơ hội, thu hút nguồn lực từ tư nhân. Việt Nam đang tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung 2 văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định 108/2008/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao và Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho một môi trường đầu tư thuận lợi và hiệu quả hơn.
Hình thức đầu tư theo PPP ở Việt Nam hiện vẫn còn mới mẻ và được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, Việt Nam đưa ra danh mục dự án trọng điểm quốc gia đến năm 2020 về kết cấu hạ tầng và tầm nhìn đến 2030.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã đưa ra những vấn đề cần hỗ trợ từ phía Nhật Bản nhằm phát triển mô hình PPP tại Việt Nam như: Được vay ODA với lãi suất ưu đãi; Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia PPP được vay vốn; Và thành lập các quỹ để chuẩn bị và triển khai dự án PPP.