Tin tức

Xuất khẩu thủy sản năm 2011: Toàn thắng, ta đã về!

Với giá trị xuất khẩu được dự báo đạt gần 6,09 tỷ USD năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam vẫn chứng tỏ được sức mạnh của mình. Tính đến nay, hai trong số ba sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam đã cùng về đích sớm…
 

Năm 2011, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh ước đạt 295.900 ha, tăng gần 100% so với năm 1997 và sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2011 ước đạt 250.400 tấn, tăng 4,4 lần so với năm 1997.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp được mở rộng lên 3.307 ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (thêm 1.556 ha). Diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng lên 10.000 ha, thêm khoảng 6.500 ha so với năm 2010.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Năm 2011 được xem như cột mốc đánh dấu sự thành công của đề án lúa – tôm. Theo đó, diện tích tôm công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến tăng đột biến, góp phần rất lớn cải thiện tình hình thiếu hụt nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản”.

Theo đề án, năm 2015 tỉnh phấn đấu đạt 10.000 ha diện tích tôm công nghiệp. Tuy nhiên, nuôi tôm của tỉnh đang đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm những giải pháp cho việc kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo chất lượng và kiểm dịch con giống, nguồn nước và chính sách hỗ trợ vốn vv…

 

Vietfish

Xuất khẩu thủy sản năm 2011: Toàn thắng, ta đã về!

 (Thủy sản Việt Nam) – Với giá trị xuất khẩu được dự báo đạt gần 6,09 tỷ USD năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam vẫn chứng tỏ được sức mạnh của mình. Tính đến nay, hai trong số ba sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam đã cùng về đích sớm…

Tăng trưởng lạc quan

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2010.

Các sản phẩm xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn đều tăng mạnh về giá trị, điển hình là Mỹ – thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam tăng 23,5%. Đặc biệt, xuất khẩu cá tra sang Mỹ hiện đang ở mức cao so với 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam.

Bên cạnh đó, các thị trường lớn khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Italia lần lượt đạt mức tăng trưởng là 32%, 49% và 41% về giá trị. Không chỉ tăng tưởng ở những thị trường truyền thống, ngành thủy sản còn tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang nhiều thị trường mới như chủ động xuất bán sang Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) 2.000 tấn thủy sản.

Cùng về đích

Tính đến thời điểm hiện nay, hai trong số ba sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra đã về đích sớm. Tính đến ngày 15/11, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,049 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhật Bản vẫn được xem là thị trường lớn nhất nhập khẩu tôm Việt Nam, đạt 505,180 triệu USD.

Cùng với tôm, tình hình xuất khẩu thế mạnh thứ hai của thủy sản Việt Nam là cá tra cũng khá tốt. Tính đến giữa tháng 11/2011, kim ngạch xuất khẩu cá tra vẫn đạt 1,55 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2010, dự kiến cả năm sẽ đạt con số 1,6 tỷ USD. Châu Âu vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 30,2% tỷ trọng giá trị; đạt 468,7 triệu USD (tăng 1,6% so với cùng kỳ). Tại thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15/11/2011 cũng đạt trên 274 triệu USD, tăng gần 100% so với cùng kỳ và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm. Thị trường ASEAN cũng đạt hơn 96,886 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam cũng tương đối tốt. Tính đến nửa đầu tháng 11/2011, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 325,986 triệu USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng đang có chiều hướng tăng tích cực trong những tháng cuối năm, đặc biệt là tại hai thị trường Canada và Australia.

 Triển vọng 2012

Trước những kết quả đạt được của xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đầu năm 2011, Bộ NN&PTNT dự báo, giá trị xuất khẩu thủy sản của cả năm 2011 sẽ đạt trên 6 tỷ USD, vượt kế hoạch 5,5 tỷ USD đề ra hồi đầu năm. Theo đó, Bộ cũng đã đặt mục tiêu mới cho xuất khẩu thủy sản năm 2012, phấn đấu đạt 6,3 – 6,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2011.

Ngành thủy sản Việt Nam hoàn toàn có đủ tự tin để đạt được mục tiêu mới trong năm 2012. Tuy nhiên, để làm được điều này trước hết cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo giá cạnh tranh. Đây là hai yếu tố quan trọng để các sản phẩm thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu, rộng trên thị trường thế giới – Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe nhận định.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại nước ngoài, tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa doanh nghiệp – người nuôi – nhà khoa học – nông dân trong nuôi trồng thủy sản… cũng là những vấn đề cần làm để đảm bảo cho sự phát triển bền vững toàn ngành.

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch năm 2012 tổ chức ngày 21/12/2011, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) xác định, thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015. Ưu tiên phát triển các sản phẩm chiến lược là cá tra, tôm và nhuyễn thể với hình thức mở rộng nuôi công nghiệp, thâm canh, có năng suất cao, công nghệ sạch theo quy chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP).

Tại cuộc họp triển khai kế hoạch năm 2012 tổ chức ngày 21/12/2011, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) xác định, thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn cần tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011 – 2015. Ưu tiên phát triển các sản phẩm chiến lược là cá tra, tôm và nhuyễn thể với hình thức mở rộng nuôi công nghiệp, thâm canh, có năng suất cao, công nghệ sạch theo quy chuẩn quốc tế, áp dụng rộng rãi quy trình thực hành nuôi tốt (GAP).
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status