Việt Nam đã thành công nhiều mặt khi thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ. Vốn ODA đã được sử dụng một cách hiệu quả trong 20 năm qua, với 78,195 tỷ USD vốn cam kết, 63,05 tỷ USD vốn ký kết và 42,09 tỷ USD vốn giải ngân.
“Trong giai đoạn phát triển vừa qua, công tác vận động, thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở 3 chỉ tiêu chủ yếu: vốn ODA cam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử – baodautu.vn về những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau hành trình 20 năm hợp tác phát triển với các nhà tài trợ.
Cầu Thanh Trì, một dự án lớn sử dụng vốn ODA. Ảnh: Chí Cường
Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trên 78,195 tỷ USD vốn ODA, trong đó đã ký kết hiệp định chính thức 58,463 tỷ USD.
Trong khi đó, với 37,597 tỷ USD vốn giải ngân, rất nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Chỉ tính riêng lĩnh vực giao thông – vận tải, có thể kể hàng loạt dự án lớn, có vai trò quan trọng, như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 3, 5, 10; đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; đường xuyên Á TP.HCM – Mộc Bài kết nối với hệ thống đường bộ Campuchia và Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Kông (GMS); hay hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy, cảng Tiên Sa, Sân bay quốc tế Nội Bài…
“Có thể nói, trong thời gian qua, ODA có mặt ở hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân”, Bộ trưởng Vinh nói và khẳng định, Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả từng đồng vốn ODA, như đã cam kết với các nhà tài trợ.
Không chỉ là khẳng định từ phía Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã sử dụng vốn ODA đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã nhiều lần khẳng định điều này tại các kỳ Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG), với tư cách đồng chủ trì với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
“Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam chủ yếu trong việc phát triển các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, như đường giao thông, cầu, cảng… Tôi thực sự hài lòng vì vốn ODA đã được sử dụng hiệu quả và sự hỗ trợ của chúng tôi đã góp phần tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, ngài Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nhấn mạnh.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh số vốn cam kết và ký kết tăng dần qua từng năm, thì giải ngân vốn ODA vẫn chưa đạt được những đột phá để góp phần phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam, dù đã được cải thiện nhiều.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hạn chế và yếu kém mang tính tổng hợp nhất trong quản lý và sử dụng ODA thời gian qua ở Việt Nam là năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA quốc gia, cũng như ở cấp ngành và địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Minh chứng là tỷ lệ giải ngân vốn ODA mới bằng khoảng 63% vốn ODA ký kết.
“Nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã chậm tiến độ, dẫn đến việc một số dự án cắt giảm, hủy một số hạng mục và hoạt động, hoặc phải tái cấu trúc toàn bộ dự án. Hậu quả là, giải ngân vốn ODA của cả nước đạt thấp so với vốn ODA đã ký kết, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng nguồn vốn này”, ông Hoàng Viết Khang, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói và cho biết, riêng thời kỳ 2006 – 2010, khoảng 7 tỷ USD vốn ODA đã ký kết, nhưng chưa giải ngân, trong đó có nhiều chương trình, dự án được hưởng các điều kiện tài chính ưu đãi cao phải chuyển tiếp sang thời kỳ 2011 – 2015.
“Số vốn tồn đọng này cùng với các khoản vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2011 – 2015 sẽ tạo áp lực lớn đối với nhiệm vụ giải ngân nguồn vốn này trong 5 năm 2011 – 2015”, ông Khang nói.
Chính vì vậy, một trong những áp lực hiện nay của Việt Nam là phải đẩy nhanh giải ngân vốn ODA, nhất là trong bối cảnh nguồn lực đầu tư trong nước có hạn. Và không chỉ là giải ngân, mà Việt Nam phải sử dụng minh bạch và hiệu quả những đồng vốn này.
“Nếu Việt Nam chứng tỏ mình có thể sử dụng ODA hiệu quả, đúng mục đích, giải ngân đúng tiến độ, thì các nhà tài trợ quốc tế sẽ tin tưởng và tiếp tục hỗ trợ. Ngược lại, nếu thấy Việt Nam còn nghèo mà sử dụng lãng phí, tham ô vốn ODA, thì sẽ chẳng ai đầu tư”, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
Ý kiến – nhận định
Tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn.
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian tới, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ được ưu tiên sử dụng trên cơ sở nguyên tắc là hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011 – 2015 và 2016 – 2020), trong đó tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn; hỗ trợ thực hiện Đề án Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 – 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam xác định ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng, khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại.
Vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũng sẽ được sử dụng như nguồn vốn bổ trợ nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình và phương thức khác nhau, trong đó có hợp tác công – tư (PPP).
Ngoài ra, một phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi có thể được sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất, nhằm thúc đẩy thương mại, góp phần tạo việc làm và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng, các địa phương.
ODA của Nhật Bản là xung lực đưa hai nước tới sự thịnh vượng chung.
Ngài Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
Điều quan trọng nhất là ODA của Nhật Bản được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Điều này không chỉ bao gồm việc thực hiện suôn sẻ các dự án sử dụng ODA, mà còn bao gồm chiến lược sử dụng ODA Nhật Bản của Việt Nam dựa trên tầm nhìn phát triển dài hạn và trung hạn. Hay nói cách khác, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm tính toán và giải quyết các thách thức chính sách của chính mình một cách phù hợp và chủ động.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là, ODA của Nhật Bản được sử dụng nhằm củng cố mối quan hệ đôi bên cùng có lợi trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Nhật Bản – Việt Nam.
Chúng tôi kỳ vọng rằng, ODA của Nhật Bản là xung lực đưa hai nước tới sự thịnh vượng chung. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại gần gũi với Chính phủ Việt Nam, để ODA của Nhật Bản sẽ được sử dụng một cách chiến lược và hiệu quả.
ADB sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam
Để tối đa hóa tác động phát triển của các hoạt động của ADB tại Việt Nam và góp phần vào nỗ lực tái cơ cấu đầu tư công của Chính phủ Việt Nam, ADB đang thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện việc thực hiện dự án và danh mục đầu tư. Các biện pháp này bao gồm: chuẩn bị các kế hoạch hành động nhằm đẩy nhanh thực hiện các dự án, phối hợp với Chính phủ và các đối tác khác rà soát lại các dự án chung. ADB cũng đang giúp Chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý dự án của các cơ quan thừa hành và thực hiện các dự án được phân cấp.
Với mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác khác, ADB sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam, giúp mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân Việt Nam.
|
Ý kiến – nhận định
Tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn.
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thời gian tới, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ được ưu tiên sử dụng trên cơ sở nguyên tắc là hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển của Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011 – 2015 và 2016 – 2020), trong đó tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn; hỗ trợ thực hiện Đề án Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011 – 2020.
Bên cạnh đó, Việt Nam xác định ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng, khó có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay thương mại.
Vốn ODA và vốn vay ưu đãi cũng sẽ được sử dụng như nguồn vốn bổ trợ nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua nhiều mô hình và phương thức khác nhau, trong đó có hợp tác công – tư (PPP).
Ngoài ra, một phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi có thể được sử dụng để đầu tư phát triển sản xuất, nhằm thúc đẩy thương mại, góp phần tạo việc làm và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng, các địa phương.
ODA của Nhật Bản là xung lực đưa hai nước tới sự thịnh vượng chung.
Ngài Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
Điều quan trọng nhất là ODA của Nhật Bản được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Điều này không chỉ bao gồm việc thực hiện suôn sẻ các dự án sử dụng ODA, mà còn bao gồm chiến lược sử dụng ODA Nhật Bản của Việt Nam dựa trên tầm nhìn phát triển dài hạn và trung hạn. Hay nói cách khác, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm tính toán và giải quyết các thách thức chính sách của chính mình một cách phù hợp và chủ động.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là, ODA của Nhật Bản được sử dụng nhằm củng cố mối quan hệ đôi bên cùng có lợi trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Nhật Bản – Việt Nam.
Chúng tôi kỳ vọng rằng, ODA của Nhật Bản là xung lực đưa hai nước tới sự thịnh vượng chung. Chúng tôi cũng mong muốn sẽ tiếp tục tăng cường đối thoại gần gũi với Chính phủ Việt Nam, để ODA của Nhật Bản sẽ được sử dụng một cách chiến lược và hiệu quả.
ADB sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam.
Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam
Để tối đa hóa tác động phát triển của các hoạt động của ADB tại Việt Nam và góp phần vào nỗ lực tái cơ cấu đầu tư công của Chính phủ Việt Nam, ADB đang thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện việc thực hiện dự án và danh mục đầu tư. Các biện pháp này bao gồm: chuẩn bị các kế hoạch hành động nhằm đẩy nhanh thực hiện các dự án, phối hợp với Chính phủ và các đối tác khác rà soát lại các dự án chung. ADB cũng đang giúp Chính phủ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý dự án của các cơ quan thừa hành và thực hiện các dự án được phân cấp.
Với mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Chính phủ Việt Nam và sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác khác, ADB sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam, giúp mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho nhân dân Việt Nam.