Tin tức

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng năm 2013

Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư nước ngoài báo cáo sơ bộ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng đầu năm 2013 như sau: 

1.Tình hình hoạt động:
Vốn thực hiện:
Trong 4 tháng đầu năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,75 tỷ USD, tăng 3,9% với cùng kỳ năm 2012.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
 Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 4 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 25,527 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 64,69% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 23,046 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
– Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 4 tháng đầu năm năm 2013 đạt 21,763 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 54,16% tổng kim ngạch nhập khẩu. 
– Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013, khu vực ĐTNN xuất siêu 3,341 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 722 triệu USD.
2. Tình hình cấp GCNĐT:
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2013 cả nước có 341 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 4,873 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012 và 121 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,34 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,219 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Trong 4 tháng đầu năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 164 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,413 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 307,05 triệu USD, chiếm gần 3,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 49 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 127,62 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư:
Trong 4 tháng đầu năm 2013 đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,635 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,331 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,105 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư; 
Theo địa bàn đầu tư:
Trong 4 tháng đầu năm 2013, không kể dầu khí các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh thành phố, trong đó với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,8 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,016 tỷ USD, chiếm 24,5% vốn đăng ký. Bình Định đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,009 tỷ USD. 
Một số dự án lớn được cấp phép trong  4 tháng đầu  năm 2013 là: 
– Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD;
– Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử; 
– Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định;
– Dự án công ty cổ phần Prime Group của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 239,69 triệu USD để khai thác đá,cát,sỏi để sx vật liệu xây dựng tại Vĩnh Phúc; 
 Dự án khu phức hợp VSIP Bình Hòa – Bình Dương của Singapore để đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành khu dân cư phức hợp cùng hệ thống hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh để bán và cho thuê với tổng vốn đầu tư 199,6 triệu USD.

1.Tình hình hoạt động:

Vốn thực hiện:

Trong 4 tháng đầu năm 2013, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 3,75 tỷ USD, tăng 3,9% với cùng kỳ năm 2012.

Tình hình xuất, nhập khẩu:

 Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 4 tháng đầu năm 2013 dự kiến đạt 25,527 tỷ USD, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 64,69% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 23,046 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ 2012 và chiếm 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

– Nhập khẩu của khu vực ĐTNN 4 tháng đầu năm năm 2013 đạt 21,763 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm hơn 54,16% tổng kim ngạch nhập khẩu. 
– Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013, khu vực ĐTNN xuất siêu 3,341 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 722 triệu USD.

2. Tình hình cấp GCNĐT:

Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2013 cả nước có 341 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 4,873 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012 và 121 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,34 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 8,219 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012.

Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong 4 tháng đầu năm 2013 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 164 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,413 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 307,05 triệu USD, chiếm gần 3,7% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 49 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 127,62 triệu USD.

Theo đối tác đầu tư:

Trong 4 tháng đầu năm 2013 đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,635 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,331 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư; Liên bang Nga đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,105 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư; 

Theo địa bàn đầu tư:

Trong 4 tháng đầu năm 2013, không kể dầu khí các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh thành phố, trong đó với sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,8 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư. Thái Nguyên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,016 tỷ USD, chiếm 24,5% vốn đăng ký. Bình Định đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,009 tỷ USD. 

Một số dự án lớn được cấp phép trong  4 tháng đầu  năm 2013 là: 

– Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,8 tỷ USD;

– Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử; 
– Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tư Liên bang Nga với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ôtô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định;

– Dự án công ty cổ phần Prime Group của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 239,69 triệu USD để khai thác đá,cát,sỏi để sx vật liệu xây dựng tại Vĩnh Phúc; 

 Dự án khu phức hợp VSIP Bình Hòa – Bình Dương của Singapore để đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành khu dân cư phức hợp cùng hệ thống hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh để bán và cho thuê với tổng vốn đầu tư 199,6 triệu USD.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status