Tin tức

Thông tin một số dự án đặc thù

 Thông tin một số dự án đặc thù năm 2014

– Tổng vốn đầu tư dự kiến: 500 tỷ VNĐ

– Quy mô: Diện tích đất xây dựng nhà máy là 20 ha

– Công suất dự kiến: 60.000m3 SP/ năm

– Tình hình cung cấp nguyên liệu tại địa phương:

– Tổng diện tích rừng hiện nay trên 109.000 ha, trong đó diện tích rừng khai thác khoảng 64.000 ha, gồm có:

          + Rừng tràm: 28.172 ha

          + Rừng đước: 27.821 ha

          + Cây phân tán (keo, bạch đàn): 10.000 ha

– Sản lượng khai thác hằng năm khoảng 150.000m3, riêng năm 2013 trữ lượng khai thác ước đạt 143.819m3, trong đó:

          + Gỗ tràm: 110.260m3

          + Gỗ đước: 36.559m3

          Khoảng hai đến ba năm nữa khi cây gỗ keo được khai thác thì sản lượng gỗ khai thác sẽ tăng thêm;

– Đơn giá sản phẩm (hiện tại):

          + Gỗ tràm: 440.000 – 640.000 đồng/m3

          + Gỗ đước: 700.000 – 1.200.000 đồng/m3

2. NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁ ĐÓNG HỘP

– Địa điểm: KCN Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau;

– Dự kiến tổng vốn đầu tư: 100 tỷ VNĐ

– Quy mô: 1,5-2 ha

– Công suất dự kiến: từ 4.000 – 6.000 tấn sản phẩm/ năm

– Tình trạng đất đai, mặt bằng: Đất công nghiệp

– Hình thức sử dụng đất: thuê lại đất của nhà đầu tư kết cấu hạ tầng KCN

– Giao thông: Cách trung tâm thành phố Cà Mau 50 km theo tuyến đường bộ Cà Mau đi thị trấn Sông Đốc, giao thông đường thủy chủ yếu theo sông Đốc nối với tuyến đường thủy phía Nam. Tiếp giáp Vịnh Thái Lan, tàu 3000 tấn có thể đi lại dễ dàng.

– Điện: được cung cấp từ lưới điện quốc gia

– Nước: do công ty Cấp nước Cà Mau cung cấp

– Đã quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 4.000m3/ngày đêm. 

* Uớc tính sản lượng khai thác thủy sản (các loại cá biển) có thể làm nguyên liệu cho nhà máy Chế biến cá hộp tại thị trường Cà Mau:

STT

Loại cá

Sản lượng

(tấn/năm)

Mùa vụ khai thác

1

Cá Thu

2.000

Từ tháng 04 đến tháng 09

2

Cá Ngừ

7.000

Từ tháng 04 đến tháng 09

3

Cá Trích

3.000

Từ tháng 04 đến tháng 09

4

Cá Ba Thú

3.500

Từ tháng 04 đến tháng 09

5

Cá Nục

1.500

Từ tháng 04 đến tháng 09

6

Cá Ngân

6.000

Từ tháng 10 đến tháng 03

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ SẢN LƯỢNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC CỦA TỈNH

Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đạt: 426.290 tấn, trong đó:

2.1- Sản lượng tôm: 140.290 tấn

2.2- Sản lượng cá: 286.000 tấn

– Cá nuôi: 146.000 tấn

– Khai thác: 140.000 tấn

Hằng năm, sản lượng cá sử dụng chế biến bột cá khoảng 40.000 tấn, còn lại khoảng 100.000 tấn cá khai thác và 146.000 tấn cá nuôi sử dụng chế biến cá thương phẩm.

* Ghi chú: do sản lượng cá, tôm chế biến thành phẩm cá, tôm khô chiếm số lượng nhỏ nên cục thống kê, sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thống kê.

3. Dự án Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao

Địa điểm: xã Tân Ân Tây huyện Ngọc Hiển Cà Mau

Tổng vốn đầu tư: 400 tỷ VNĐ

Hình thức đầu tư trực tiếp, trong nước hoặc nước ngoài

Quy mô: 50 ha

Công suất: 10 tỷ post sú/năm và các loại thủy sản khác

Sự cần thiết của dự án: Nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống trong thời gian tới khoảng 23,5 tỷ post/năm vào năm 2015 và 33 tỷ post/năm vào năm 2020.

Về mặt bằng: Đất do nhà nước quản lý, hiện tại đã hoàn thành công tác rà phá bom mìn, vật nổ, giải phóng mặt bằng; Đã có sẳn đất sạch để bàn giao cho nhà đầu.

4. Khu Khí điện đạm và tình hình cung cấp khí

Địa điểm: Khu Công Nghiệp Khánh An – U Minh

– Hai Nhà máy điện hiện nay có công suất Thiết kế 1500 MW – Công suất này chiếm 12% tổng công suất các nhà máy cả nước .

Thời điểm hiện tại đang phát 17% công suất cả nước.

Nếu đủ lượng khí để hoạt động 100% công suất phải tiêu thụ: 6,2 triệu m3/ngày đêm.

– Hiện tại MP3 đang cung cấp 5,7 triệu m3/ngày đêm khoảng 1,8 tỷ m3/năm( 90% công suất) Kế hoạch năm 2013 là 1,9 tỷ m3.

– Giá điện nhà máy đang bán nếu chạy khí là 1080 đ/kw, nếu chạy bằng diezen thì gấp đôi

* Do dự án đầu tư ban đầu  trước đây chỉ là một nhà máy điện, một nhà máy đạm nên sau khi dự án sửa đổi thành 2 nhà máy điện và một nhà máy đạm thì thiếu khí nên dự kiến sẽ có phương án bù bằng cách đặt ngã 3 đoạn đi qua nhà máy của đường dẫn khí Từ Lô B về Ô Môn để cung cấp bù khí.

* Do Khí lô B không sản xuất đạm được nên Dự án sẽ  dẫn khí Từ Lô B phục vụ nhà máy điện II còn đường khí đang phục vụ nhà máy II sẽ dẫn sang nhà máy đạm.

* Tỉnh Cà Mau đề xuất: khi dẫn khí từ Lô B về cho nhà máy điện II sẽ đề nghị cung cấp thêm lượng khí đủ để đầu tư một nhà máy gas hoá lỏng cỡ tương đương nhà máy hoá lỏng Dinh Cố của BR Vũng Tàu (trên 250.000 tấn khí hoá lỏng/năm), và một số dự án khác  – Khả năng sẽ được Chính phủ chấp thuận.

* Dự án đường dẫn khí Lô B đoạn từ Khu Khí điện đạm đi Ô Môn hiện tại đang mời gọi nhà đầu tư mới  do nhà đầu tư cũ đã hủy hợp đồng, ngừng thi công.

5. DỰ ÁN CẢNG NĂM CĂN

– Địa điểm: Khu công nghiệp Năm Căn, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau;

– Diện tích: 12,18 ha;

– Công suất thiết kế: tiếp nhận tàu khoảng 5.000 tấn – 10.000 tấn

– Khả năng xếp dỡ: khoảng 800.000 tấn

– Hiện trạng cảng hiện nay gồm có các hạng mục sau:

Từ năm 2007 Cảng Năm Căn  trở thành một trong những công ty của Vinashin và đang được đầu tư.

 Vina shine đã đầu tư 30 tỷ vào các hạng mục sau:

– Cẩu trục chân đế: 32 tấn (16 tỷ số tròn).

– San lấp cát và làm bãi để hàng:

+ San lấp: 56.000 m3

+ Làm bãi chứa hàng 20002 bê tông xi măng.

– Khu nhà làm việc.

– Khu Cầu cảng: 100m X 16m.

– Khả năng bốc xếp: 2000 tấn/ ngày.

 * Từ khi Vinaline tiếp nhận: Sau khi có hợp đồng với Đạm Cà Mau để xuất hàng đã đầu tư: 2 tỷ làm kho chứa hàng  tuy nhiên kho hàng hiện nay đang đầu tư dở dang phải dừng lại do luồng vào bị bồi lấp tàu 5.000 tấn không vào được nên dự án đã dừng lại.

* Nhân sự hiện nay: Hiện cảng có 26 cán bộ nhân viên tự trang trải bằng cho thuê mặt bằng, kinh doanh vật liệu xây dựng.

* Về Pháp lý: Vừa qua tỉnh đã có văn bản đề nghị giao cảng về cho địa phương quản lý. Tuy nhiên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6959/VPCP-KTN không đồng ý giao cảng Năm Căn cho địa phương quản lý, đầu tư mà sẽ được cổ phần hóa trong đó Vinalines nắm từ 50% – 65% cổ phần. Bên cạnh đó, Chính phủ giao UBND tỉnh tạo đầu mối cho nhà đầu tư làm việc trực tiếp với Vinalines để thỏa thuận phương án đầu tư xây dựng cảng Năm Căn

          Cảng Năm Căn được quy hoạch xây dựng trở thành cảng tổng hợp chính của tỉnh nằm trong Khu kinh tế Năm Căn bên bờ sông Cửa Lớn, với một cầu tàu chuyên dụng có khả năng tiếp nhận tàu chở dầu trọng tải đến 5.000 tấn, dài 75m cặp cảng, năng lực vận chuyển qua cảng dự kiến đến năm 2020 đạt từ 2 – 2,5 triệu tấn/năm.

6. DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU CÀ MAU

Địa điểm: Ấp xóm mới trong, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

– Tổng diện tích được cấp: 58,36 ha

– Năng lực đóng tàu: từ 5.000 tấn – 10.000 tấn

– Diện tích nhà máy và văn phòng : 17ha.

– Tổng vốn đăng ký: 524,15 tỷ đồng

–  Một số hạng mục chính:

– Đà tàu (trọng tải 6.500DWT): chiều dài 180m chưa đầu tư

+ Kích thướt bệ: 180m (chiều dài: 120m, đường trược: 60m); chiều rộng: 124

+ Đường Cần trục: 55m

– Cầu tàu không tải: 10.000 DWT

– Phân xưởng tổng hợp:180m x 66m (đang đầu tư dỡ dang)

* Tình hình thực hiện dự án:

– Giải phóng mặt bằng: Hiện nay đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, riêng còn thiếu tiền đền bù khoảng 2,7 tỷ đồng.

– Tổng vốn đầu tư đến hết năm 2012: giá trị dở dang khoảng 370 tỷ đồng, tính cả lãi suất đến nay là khoảng 526 tỷ đồng

– Từ khi thực hiện dự án đến nay đóng được 07 con tàu (xà lan chở cát, xà lan chở gầm cầu), doanh thu khoảng 7,5 tỷ đồng

– Tuy nhiên thời gian vừa qua do thiếu vốn sản xuất nên một số thiết bị, nhà xưởng xuống cấp. Hiện tại, Công ty đang chờ tái cơ cấu.

 
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status