Giá gas thế giới lập mức đỉnh năm 2012, trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 31/7, tại Sở giao dịch Hàng hóa New York giá gas nhảy lên 3,277 USD/MMBtu. Đây chính là mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 12/2011 trở lại đây. Nhu cầu tiêu thụ gas tại Mỹ đang ở giai đoạn cao điểm vụ mùa. Hơn nữa, các nhà máy điện tại Mỹ năm nay lại có xu hướng tăng cường sử dụng gas làm nguyên liệu sản xuất thay cho than.
Tại Việt Nam, kể từ ngày 21/6/2012 sau khi Bộ Tài chính quyết định tăng thuế suất thuế nhập khẩu gas từ 0% lên 5% thì giá gas trong nước đã tăng thêm 11.000 – 12.000 đ/bình 12 kg. Tuy nhiên, ngày 1/7/2012, giá gas giảm 36.000 – 37.000 đồng/bình 12 kg. Nguyên nhân giảm là do giá thế giới giao tháng 7 tiếp tục giảm mạnh – đây là tháng thứ 4 liên tiếp giá gas thế giới giảm. Điều này đã giúp giá gas bán lẻ trong nước cũng liên tục được điều chỉnh giảm theo với mức giảm tổng cộng gần 170.000 đồng/bình 12kg, từ mức kỷ lục 480.000 đồng/bình 12kg.
Tuy nhiên, bước sang tháng 8 giá gas đã điều chỉnh tăng. Cụ thể, kể từ ngày 1/8 đến nay giá gas đã tăng 2 lần. Lần thứ nhất vào 1/8 tăng 52.000 đ/bình 12 kg và lần thứ hai vào ngày 8/8 điều chỉnh tăng thêm 20.000 đồng/bình 12 kg.
Ngày 8/8, nhà máy lọc dầu Dung Quất đột ngột tuyên bố tạm ngừng sản xuất để khắc phục sự cố. Trước thông tin không ít doanh nghiệp bị động…
Để có cái nhìn cụ thể hơn thị trường gas trong nước và thế giới 8 tháng đầu năm 2012 Phòng tinh Kinh tế Thương mại – Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại công bố báo cáo Thị trường khí gas tháng 7, tháng 8 năm 2012 và dự báo tháng 9/2012. Báo cáo tập trung vào các nội dung sau:
I. Tổng quan tình hình thị trường khí gas thế giới
1. Diễn biến giá
-Dự báo giá
2.Cung-cầu
-Dự báo
II.Tổng quan thị trường gas trong nước
1.Diễn biến giá
-Dự báo giá
2.Cung-cầu
3.Những tồn tại của thị trường gas
4.Một số đề xuất
BÁO CÁO CHI TIẾT
I.TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
1. Diễn biến giá
Thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thế giới tháng 7 và tháng 8 biến động tăng giảm thất thường. Phiên giao dịch ngày 11/7 giá khí tại thị Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất của tháng đạt 2,72 USD/mmBTU, giảm 6,2% so với giá đầu tháng 7.
Tuy nhiên, sau đó giá khí tại Mỹ tăng giá và trong phiên giao dịch 31/7, giá gas tại Sở giao dịch Hàng hóa New York đã tăng lên mức 3,277 USD/mmBTU. Đây chính là mức giá cao nhất kể từ giữa tháng 12/2011 trở lại đây. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu thụ gas tại Mỹ đang ở giai đoạn cao điểm vụ mùa. Hơn nữa, các nhà máy điện tại Mỹ năm nay lại có xu hướng tăng cường sử dụng gas làm nguyên liệu sản xuất thay cho than. (Hình 1)
Xu hướng giá tăng chỉ trong thời gian ngắn, sang tháng 8 giá khí lại tiếp tục giảm, phiên giao dịch ngày 14/8 có mức giá giảm thấp nhất trong tháng, đạt ở mức 2,70 USD/mmBTU, giảm 15,6% so với giá phiên giao dịch ngày 1/8. Ngay những ngày sau đó, giá khí được cải thiện hơn và tiếp tục tăng. Phiên giao dịch ngày 22/8 giá khí đạt ở mức 22,81 USD/mmBTU.
Giá dầu thô tăng phần nào đã ảnh hưởng đến giá khí. Giới đầu tư lo lắng tình hình căng thẳng leo thang tại Trung Đông có thể sẽ khiến nguồn cung dầu từ khu vực này bị hạn chế đã làm giá dầu thô tăng mạnh. Bill O’Neil, một nhà phân tích ở New Jersey cho biết, thị trường hiện đang tập trung vào các vấn đề địa chính trị. Bên cạnh đó, Tehran cảnh báo họ có thể đóng cửa eo biển Hormuz ở phía Nam vùng Vịnh nhằm trả đũa các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran, gây nguy cơ làm gián đoạn hoạt động vận tải và cung cấp dầu cho thế giới qua con đường chiến lược này.
Giá khí trung bình tại thị trường Mỹ trong hai tháng 7,8 và đạt ở mức 2,9 USD/mmBTU.
(Hình 1)
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Á đã giảm gần 30% kể từ tháng 6/2012, do nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu hàng đầu của Nhật Bản – nước sử dụng nhiên liệu lớn nhất thế giới. Giá giảm xuống 13,50 triệu MMBtu.
Xu hướng giá
Theo Fitch dự báo, giá khí giảm 50 cent, xuống 2,75 USD/Mcf (trước đó dự báo là 3,25 USD/Mcf) với triển vọng trong năm nay tại thị trường Mỹ cung vẫn tiếp tục vượt cầu. (Hình 2)
Hình 2: Giá khí đốt hóa lỏng giao ngay tại thị trường Mỹ
ĐVT: USD/mmBTU
2. Cung cầu
Biển Đông có trữ lượng dầu thô đạt 7 tỷ thùng (so với 1.383 tỷ thùng trên đất liền toàn thế giới theo tính toán của tập đoàn BP năm 2010, chiếm 0,5% trữ lượng dầu của thế giới) và có trữ lượng khí đốt đạt 25.000 tỷ m3 khí (so với 187.100 tỷ m3 khí trên đất liền toàn thế giới, chiếm 13,4% trữ lượng khí đốt toàn cầu).
Tháng 7/2012, nhập khẩu khí thiên nhiên của Nhật Bản ở mức giá 14,50 USD/mmBTU, giảm 17,00 USD so với tháng 6 và giảm 16,22 USD so với cùng kỳ năm ngoái, với tỷ lệ phần trăm giảm lần lượt là 14,71% và 10,60%.
Nhập khẩu từ Hà Lan và từ Na Uy thông qua các đường ống dẫn Langeled cùng đạt khoảng 45 triệu mét khối mỗi ngày, tăng hơn 1/4 nhu cầu khí đốt/ngày.
Mức tiêu thụ dự kiến sẽ vẫn còn yếu với các dự báo thời tiết nhẹ giảm sự cần thiết để sưởi ấm và nhu cầu thấp đối với khí Anh từ lục địa châu Âu.
Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc cho biết, là nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, tháng 7/2012 Trung Quốc đã nhập khẩu 1,3 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng, tăng 13% so với tháng 7/2011. Tính chung 7 tháng đầu năm, nước này đã nhập khẩu tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước (7 tháng năm 2011 Trung Quốc đã nhập khẩu 3,5 tỷ mét khối khí). (Bảng 1)
Bảng 1: Tình hình nhập khẩu khí hóa lỏng của Trung Quốc tháng 7 và 7 tháng 2012
Chủng loại
Tháng 7/2012 (tấn)
% thay đổi so với Tháng 7/2011
7 tháng năm 2012 (tấn)
% thay đổi so với cùng kỳ
Khí gas
Tổng cộng
–
–
4.303
–
Pháp
–
–
76
–
Đức
–
–
20
–
Anh
–
–
6
–
LPG
–
–
–
–
Tổng cộng
448.896
+27,19%
1.777.433
+4,07%
A rập Xê út
71.890
–
394.506
+243,15
Các tiểu vương quốc Ả rập
67.853
-25,46%
391.499
+25,19%
Qatar
109.746
+20,29%
369.968
-19,04%
Cô-oét
58.533
+77,42%
239.092
-6,09%
Australia
95.946
+300,35%
95.961
+21,79%
Nigeria
42.390
–
95.593
–
Iran
–
100%
87.713
-79,03%
Hàn Quốc
49
+0,14%
70.938
+41,11%
Malaysia
0
–
22.019
–
Hongkong
–
–
7.600
–
Việt Nam
2.489
–
2.489
–
Mỹ
–
–
30
-33,54%
Kazakhstan
–
-100%
21
-99,55%
Pháp
–
–
1
-76,99%
LNG
Tổng cộng
1.331.355
+12,62%
7.988.387
+25,68%
Qatar
525.541
–
2.702.903
+222,19%
Australia
255.135
-21,09%
1.941.506
-0,49%
Indonesia
242.693
+3,91%
1.455.282
+43,04%
Malaysia
185.162
-19,4%
1.017.076
-1,55%
Yemen
65.019
-68,12%
332.833
-45,23%
Nga
–
-100%
188.510
+49,76%
Nigeria
–
-100%
119.819
-49,03%
Oman
–
–
63.488
–
Algeria
–
–
58.167
–
Ai Cập
57.804
–
57.804
-50,2%
Trinidad
–
–
50.988
-75,49%
Hàn Quốc
–
–
9
–
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, đến năm 2017 Mỹ sẽ trở thành nước sản xuất khí gas lớn nhất thế giới nhờ xuất khẩu tăng và tiêu thụ gas của ngành công nghiệp hồi phục.
Nhu cầu gas trên thế giới tổng cộng trong 5 năm dự đoán (2015-2020) sẽ tăng 11,3 tỷ feet khối/ngày. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận định, việc nhu cầu tăng chỉ tác động tăng giá trong trường hợp lượng cung tăng chậm. Trong 5 năm qua, sản lượng gas đã tăng 2,51 tỷ feet khối/ngày. Đến năm 2020, tiêu thụ gas trong ngành công nghiệp có thể tăng 2,2 tỷ feet khối/ngày.
Hiện nay, thị trường gas Mỹ đang khó mà dự đoán được. Sau khi giảm kỷ lục, giá gas giờ đang tăng vọt. Trong 3 tháng qua, giá gas tại đây đã tăng 70%. Các nhà sản xuất không thể xác định được nhu cầu của thị trường.
Với vị trí chiến lược tại eo biển Malaca trấn giữ một trong những luồng giao thông thủy quan trọng của thế giới, giúp Singapore – một quốc gia nghèo tài nguyên nắm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thế giới địa chính. Với tiềm năng khí đốt dồi dào từ khu vực phía đông Natuna của Indonesia, Singapore đánh giá khí đốt sẽ là nguồn nhiên liệu quan trọng nhất trong tương lai của Châu Á – và quốc gia này đang đầu tư nghiêm túc để đảm bảo đáp ứng cơ sở hạ tầng để có thể trở thành một trong những trung tâm vận chuyển lớn nhất thế giới về khí gas hóa lỏng (LNG).
Theo báo cáo của chính phủ Singapore, hệ thống xuất nhập LNG với chi phí ít nhất là 1 tỷ Đô la Mỹ đã thi công được 80% và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013.
Hệ thống Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN (TAGP) có lẽ là minh chứng tốt nhất cho sức mạnh đang nổi lên của khí đốt. Hệ thống này là một dự án lớn dưới sự bảo trợ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), nhằm mục đích kết nối toàn bộ khu vực Đông Nam Á thành một trong những mạng lưới lớn nhất của loại hình này trên thế giới. TAGP sẽ liên kết dự trữ khí đốt của Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Philippines, Brunei và Thái Lan, và dự kiến sẽ được hoạt động đầy đủ vào năm 2020. Mạng lưới này đã có 10 đường ống dẫn khí xuyên biên giới trị giá 14,2 tỷ Đô la, đi qua 3.952 km và vận chuyển hơn một ngàn mét khối khí mỗi ngày. Có ít nhất sáu dự án nhỏ khác đã sẵn sàng để vận hành và hoạt động vào năm 2016.
Sau khi đàm phán với Nga về giá gas bị thất bại, Ucraina đã quyết định chuyển sản xuất sang dùng than và giảm 10% nhập khẩu “nhiên liệu xanh”. Để làm được điều này, Ucraina đã vay của Trung Quốc một khoản tín dụng trị giá 3,656 tỷ USD.
Theo đánh giá của Chính phủ Ucraina, nhờ chuyển hướng như vậy, nước này sẽ giảm được 3 tỷ m3 gas nhập khẩu và tiết kiệm được 1,5 tỷ USD.
Ucraina nhập khẩu từ Nga hơn 30 tỷ m3 gas, mà trong 5 năm qua phía Nga đã vài lần tăng giá. Năm nay, giá gas nhập khẩu từ Nga vào Ucraina đã tăng lên hơn 400 USD/1.000m3 , điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm luyện kim Ucraina, vốn là một thành tố cơ bản của xuất khẩu nước này.
Iran được đánh giá là nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ hai thế giới (sau Nga) và cũng là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), với sản lượng 3,7 triệu thùng/ngày và khoảng 155 tỷ thùng dầu dự trữ. Hiện nước này sản xuất 600 triệu mét khối khí mỗi ngày.
Tuy nhiên, mới đây ngày 8/8 theo Bộ Dầu Mỏ Iran thì nước này vừa phát hiện thêm một mỏ khí đốt, có trữ lượng ước tính 495 tỷ mét khối, trị giá 133 tỷ USD. Mỏ khí đốt mới này được tìm thấy ở phía Đông cảng Átxalôuyê (Assalouyeh) thuộc tỉnh Busê (Busherh), miền Nam Iran. Đây là một khu vực quan trọng để Iran phát triển khai thác giếng dầu và mỏ khí đốt ngoài khơi South Pars khổng lồ chung với Cata. Mỏ khí đốt South Pars có trữ lượng khoảng 14 nghìn tỷ mét khối, chiếm 8% trữ lượng khí đốt thế giới.
Total, tập đoàn dầu mỏ lớn thứ 3 ở châu Âu, thông báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt khổng lồ ở biển Caspian. Theo SOCAR, công ty dầu nhà nước Azerbaijan, mỏ này được tìm thấy ở lô Absheron ngoài khơi bờ biển Azerbaijan,với diện tích tiềm năng chứa khí đốt lên đến 270 km2. Trữ lượng của mỏ này vào khoảng 350 tỷ mét khối khí thiên nhiên và 45 triệu tấn khí ngưng tụ.
Theo Total, phát hiện lần này sẽ có lợi cho cả Total, Azerbaijan và toàn bộ miền nam Caucasus, làm cho Hành lang khí đốt từ Caspian đến châu Âu trở nên thực tế hơn. Phát hiện này còn khẳng định tiềm năng của Azerbaijan để trở thành một trong các nhà cung cấp khí đốt thiên nhiên tiềm năng cho châu Âu, cạnh tranh với các nhà cung cấp đắt đỏ khác.
Với công suất 77 triệu tấn khí hóa lỏng (LNG)/năm và là nhà sản xuất LNG lớn nhất thế giới, Qatar đang tăng cường đầu tư để đa dạng hóa nguồn lợi khí đốt, đặc biệt là biến khí đốt thành nhiên liệu.
Hiện nay, châu Âu, Trung Quốc có những mỏ dầu khí đá phiến sét (ĐPS) trữ lượng ước tính gấp hai lần Mỹ, đang đầu tư hàng chục tỷ USD để khai thác.
Trong tháng ba, Trung Quốc tuyên bố sản xuất 6,5 tỷ mét khối khí ĐPS vào năm 2015, và trong cùng tháng, Tập đoàn China National Petroleum Corp, đã ký một hợp đồng cùng với hãng Shell sản xuất khí ĐPS.
Ở châu Âu tiến độ diễn ra chậm hơn, mặc dù có những quốc gia giàu khí ĐPS như Ba Lan vẫn đang tiếp tục khoan khai thác. Những dự án đầu tư có thể làm thay đổi bộ mặt năng lượng của thế giới bằng cách giảm sự lệ thuộc vào những nguồn cung cấp của Trung Đông và châu Phi.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự đoán thế giới có thể bước vào một thời hoàng kim của khí đốt, loại khí đốt tự nhiên giá rẻ thay thế than đá. Châu Âu và Trung Quốc là hai nguồn trữ lượng khí ĐPS giàu có nhất, và Trung Quốc có tiềm lực lớn nhất thế giới.
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
1. Diễn biến giá
Kể từ ngày 21/6/2012 sau khi Bộ Tài chính quyết định tăng thuế suất thuế nhập khẩu gas từ 0% lên 5% thì giá gas trong nước đã tăng thêm 11.000 – 12.000 đ/bình 12 kg.
Tuy nhiên, ngày 1/7/2012, giá gas giảm 36.000 – 37.000 đồng/bình 12 kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng không quá 315.000 đ/bình 12 kg. Nguyên nhân giảm là do giá thế giới giao tháng 7 tiếp tục giảm mạnh.
Theo đó, giá CP giao tháng 7 còn ở mức 597,5 USD/tấn, giảm 125 USD/tấn so với giá tháng 6.
Cụ thể, giá bán lẻ của Saigon Petro, Vinagas, Gia Đình gas không vượt quá 315.000 đồng/bình 12 kg.
Như vậy, đây là tháng thứ 4 liên tiếp giá gas thế giới giảm. Điều này đã giúp giá gas bán lẻ trong nước cũng liên tục được điều chỉnh giảm theo với mức giảm tổng cộng gần 170.000 đồng/bình 12kg, từ mức kỷ lục 480.000 đồng/bình 12kg xuống mức như vừa công bố. (Hình 3)
Hình 3
Tuy nhiên, bước sang tháng 8 giá gas đã điều chỉnh tăng. Cụ thể, kể từ ngày 1/8 đến nay giá gas đã tăng 2 lần. Lần thứ nhất vào 1/8 tăng 52.000 đ/bình 12 kg và lần thứ hai vào ngày 8/8 điều chỉnh tăng thêm 20.000 đồng/bình 12 kg.
Đợt tăng giá gas được các doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối đưa ra sau một thời gian giá gas trên thị trường thế giới điều chỉnh tăng mạnh. Cùng với đó là loạt thông tin các tổng đại lý gas “găm hàng”, chờ giá tăng mới tung hàng ra bán, khiến các đại lý nhỏ lẻ rơi vào cảnh khan hàng.
Mức tăng giá gas lần này bằng với mức tăng giá vào hồi tháng 3/2012. Nếu tính từ đầu năm tới nay, giá gas đã điều chỉnh tăng 5 lần, với mức tăng 137.000 đồng/bình.
Nguyên nhân, tăng lần này được các công ty giải thích là do giá CP thế giới tháng 8 ở mức giá 775 USD/tấn, tăng 177,5 USD/tấn so với giá tháng 7. Cùng với đó, đợt điều chỉnh thuế nhập khẩu lên 5% của Bộ Tài chính gần đây cũng tác động tới việc doanh nghiệp tăng giá bán.
Một nguyên nhân nữa tác động đến điều chỉnh giá lần này là do Nhà máy Dung Quất ngừng sản xuất để khắc phục sự cố tại phân xưởng Cracking xúc tác gây ra sự thiếu hụt gas và các công ty gas hiện nay đang hết hàng và người tiêu dùng phải chấp nhận thực trạng trên đến khi nào nhà máy hoạt động trở lại.
Hiện giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng hiện dao động ở mức 390.000 – 415.000 đ/bình 12 kg. (Bảng 2)
Bảng 2: Giá gas trong nước 8 tháng đầu năm 2012
Thời điểm
Ngày
Sài Gòn, SP, TTa, Total, Vina, Petimex (12kg)
H-gas(12kg)
Tháng 1
05/1/2012
383.000 – 393.000
373.000
Tháng 2
01/2/2012
425.000 – 435.000
414.000
10/2/2012
415.000 – 416.000
404.000
Tháng 3
01/3/2012
476.000 – 477.000
466.000
03/3/2012
459.000 -461.000
450.000
10/3/2012
449.000 – 451.000
440.000
Tháng 4
01/4/2012
405.000 – 411.000
394.000
Tháng 5
01/5/2012
370.000 – 376.000
358.000
Tháng 6
01/6/2012
340.000 – 341.000
328.000
21/6/2012
351.000 – 352.000
339.000
Tháng 7
02/07/2012
310.000-315.000
329.000
31/7/2012
310.000-315.000
329.000
Tháng 8
01/08/2012
367.000-384.000
350.000
08/08/2012
397.000-400.000
370.000
Xu hướng giá thời gian tới
Hiện nay các công ty kinh doanh gas trong nước cho biết tình hình cung cấp gas trên thị trường vẫn bị thiếu hụt. Nhiều doanh nghiệp gas không có đủ lượng hàng để đáp ứng nhu cầu ra thị trường và phải mua với giá cao.
Giá khí gas trên thế giới hiện đang tăng khoảng 100-145 USD/tấn so với mức giá đầu tháng 8. Nếu mức giá này vẫn tiếp tục giữ cho đến cuối tháng 8, thì khả năng tăng giá gas là không tránh khỏi trong đầu tháng tới và tăng khoảng 30.000 – 40.000 đ/bình 12 kg tùy theo từng hãng, mặc dù kể từ ngày 21/8, nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động bình thường.
2. Cung-cầu
Khi tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, thì nhu cầu sử dụng khí hóa lỏng ngày càng cao. Công nghiệp, may mặc, vận tải, dân dụng sẽ tăng chóng mặt. Hiện tại, mỗi năm 90 triệu dân Việt Nam mới chỉ sử dụng khoảng 1,2-1,3 triệu tấn LPG.
Có đến 50% nguồn cung cho thị trường Việt Nam là từ nhập khẩu, 50% còn lại từ Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố và Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Trước thông tin ngày 8/8, nhà máy lọc dầu Dung Quất đột ngột tuyên bố tạm ngừng sản xuất để khắc phục sự cố, không ít doanh nghiệp bị động, như Cty Gas MT, hiện 40% lượng hàng của doanh nghiệp mua từ Dung Quất, 40% từ Dinh Cố và 20% từ các nguồn khác. Hiện chỉ có nguồn Dinh Cố ổn định, Công ty phải nhập thêm hàng nhưng cũng phải cuối tháng mới có hàng, thiếu hàng là không thể tránh khỏi.
Theo tính toán, lượng gas thiếu hụt cho tới khi Nhà máy Dung Quất hoạt động trở lại là khoảng 9.000 tấn gas.
Tuy nhiên, đến 8 giờ sáng ngày 21/8, nhà máy đã vận hành ổn định trở lại đạt 100% công suất thiết kế, và ngày 24/8 sẽ xuất bán sản phẩm ra thị trường.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất 130.000 thùng/ngày là nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam, đáp ứng 1/3 nhu cầu sản phẩm xăng dầu cả nước. (Bảng 3)
Bảng 3: Tình hình sản xuất khí thiên nhiên và LPG 8 tháng năm 2012
khí đốt thiên nhiên dạng khí (Triệu m3)
khí hóa lỏng (LPG)
(Nghìn tấn)
Tháng 1/2012
863,00
49,00
Tháng 2/2012
780,00
69,00
Tháng 3/2012
868,00
65,80
Tháng 4/2012
850,00
65,00
Tháng 5/2012
835,00
55,00
Tháng 6/2012
760,00
21,00
Tháng 7/2012
730,00
20,00
Tháng 8/2012 (ước tính)
730,00
20,00
8 tháng 2012 (ước tính)
5.555,00
3.450,00
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã nhập khẩu 377,6 nghìn tấn khí hóa lỏng, với kim ngạch 348,4 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 19% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 7/2012, thì nhập khẩu mặt hàng này lại tăng trưởng cả về lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, tăng lần lượt 30,4% và 20,6%.
Hai thị trường chính cung cấp mặt hàng khí hóa lỏng cho Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay là A Rập xê Út và Trung Quốc, trong đó Trung Quốc chiếm thị phần lớn (74%) với kim ngạch 177,7 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai là thị trường A rập Xê út với 62,3 triệu USD, chiếm 24%. (Hình 4)
Ngoài hai thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ thị trường Đài Loan. Tuy nhiên, nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ thị trường này chỉ có 1,2 nghìn tấn trong 7 tháng đầu năm, trị giá 1,5 triệu USD, chiếm 0,45%.
(Hình 4)
Đầu năm 2012, Gazprom và PetroVietnam đã nhất trí hợp tác khai thác một số mỏ trên biển Đông với trữ lượng ước tính khoảng 55,6 tỷ mét khối khí và 25,1 triệu tấn khí ngưng tụ.
Hãng dầu lửa quốc doanh Gazprom của Nga vừa tuyên bố đã nhất trí với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam) về khả năng cung cấp khí hóa lỏng (LNG) cho phía Việt Nam.
Nhà máy khí hóa lỏng duy nhất của Nga nằm ở đảo Sakhalin trên Thái Bình Dương.
3. Một số vấn đề tồn tại trên thị trường trong nước
Thị trường gas lộn xộn, kể cả miền Nam hay Bắc. Nguyên nhân cũng vì sức cạnh tranh quá lớn và cũng vì chưa bao giờ việc thành lập một doanh nghiệp gas lại đơn giản và dễ dàng như hiện tại. Chính phủ đã định hướng cơ chế thị trường cho thị trường khí hóa lỏng dân dụng. Hiện cả nước cũng phải có tới trên dưới 100 thương hiệu được gọi là có tên tuổi. Còn các doanh nghiệp mới, nhỏ lẻ thì xuất hiện hàng tháng, hàng quý không thể đếm hết được.
Về công tác thanh, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên, lực lượng của các cơ quan quản lý còn mỏng, trong khi địa bàn quá rộng, phức tạp.
Bị động nguồn cung. Việc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tạm ngưng hoạt động, nhiều doanh nghiệp gas chưa muốn tung hàng ra bán do giá gas thế giới đang tăng, làm cho thị trường gas trong nước khá căng thẳng
Cũng như tháng trước, tình trạng thiếu hụt gas trong tháng này lại tiếp diễn do nguồn cung từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tạm ngưng.
Theo các công ty kinh doanh gas, nguồn gas thiếu hụt trong tháng trước ít căng thẳng hơn tháng này do lúc đó, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có thông báo trước nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đã chủ động nhập hàng để thay thế. Trong khi lần này, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại ngưng hoạt động đột ngột làm cho các doanh nghiệp bị động.
Tuy nhiên, vấn đề mà cơ quan quản lý cần quan tâm là nhiều hãng gas hiện không mặn mà tung hàng ra thị trường do giá gas thế giới đang tăng.
Đối với các mặt hàng nhập khẩu như gas có hai công cụ quản lý: giá và thuế. Tuy nhiên, việc điều tiết hai công cụ này hiện nay còn lúng túng, kém nhạy bén. Khi thị trường trong nước thiếu hụt (không phải tăng giá cơ học do thị trường thế giới tăng), cần có thêm những chính sách khuyến khích nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung ứng. Theo báo cáo, toàn quốc có khoảng 20 công ty đủ điều kiện nhập khẩu gas, còn lại khoảng 60 công ty nhỏ không đủ điều kiện nhập khẩu, mà chỉ mua lại hàng từ các đơn vị nhập khẩu để phân phối. Sự can thiệp chậm, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt thòi.
4. Một số đề xuất
Hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu chất dimethyl ether (DME) làm nhiên liệu pha trộn cùng với khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) để sử dụng, tuy nhiên vẫn chưa có công bố nào về việc sử dụng hỗn hợp LPG và DME. Hiện nay ở Việt Nam lại chưa có tiêu chuẩn cho phép sử dụng DME làm nhiên liệu và các doanh nghiệp kinh doanh LPG thuộc Petrovietnam đang cung cấp LPG cho thị trường đảm bảo chất lượng được sản xuất trong nước và nhập khẩu không có pha trộn DME. Để đảm bảo an toàn trong sử dụng LPG, ngoài việc các doanh nghiệp kinh doanh gas phải đảm bảo cung cấp cho thị trường những bình gas đảm bảo an toàn thì người tiêu dùng cũng cần khắt khe hơn, sử dụng bình gas của các hãng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng và ghi nhớ tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về an toàn sử dụng bình gas có như vậy sẽ giảm thiểu được nguy cơ cháy nổ.
Để loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh, quản lý nhà nước cần có biện pháp chống liên kết, thông đồng trong khâu định giá; chống độc quyền bằng cách đấu thầu công khai 100% lượng gas sản xuất từ 2 nhà máy của PVN, không để một doanh nghiệp nào quá lớn, hoặc quá lợi thế trong sở hữu các nguồn lực tới mức có thể chi phối và ảnh hưởng tới định giá trên thị trường.
Yêu cầu các công ty kinh doanh gas phải niêm yết giá cho từng loại sản phẩm.
Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát việc kinh doanh gas. Yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh khí đốt phải chịu trách nhiệm kiểm tra hệ thống phân phối, bảo đảm các cơ sở sản xuất , kinh doanh tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, đo lường, chất lượng, phòng chống cháy nổ.
Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm quy trình vận chuyển gas từ các kho, bồn chứa đến các địa điểm bán lẻ, chịu trách nhiệm đối với các vi phạm xảy ra trong quá trình phân phối và kinh doanh trong hệ thống của mình.
Quản lý bán hàng có thu hồi vỏ để tránh tình trạng sang triết gas giả gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Các cơ quan chuyên ngành (thuế, quản lý thị trường, công an, chính quyền…) cùng với Hiệp hội Gas, các doanh nghiệp kinh doanh gas phối hợp với nhau chặt chẽ, thường xuyên hơn để giảm thiểu được tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, chiếm đoạt thương hiệu thông qua việc chiếm đoạt bình gas .