Tin tức

Thị Trường Xăng Dầu Tháng 08 và Dự Báo Tháng 09.2012

.

I.                    TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

1.                   Diễn biến giá dầu thế giới tháng 8/2012

Giá dầu thô kỳ hạn trên thị trường thế giới đã tiếp tục phục hồi từ mức thấp hồi tháng 6. Giá dầu WTI tăng hơn 6 USD/thùng hay hơn 6% trong tháng 8 và được giao dịch ở 96,84 USD/thùng phiên ngày 21/8. Giá dầu Brent tăng khoảng 12 USD/thùng hay hơn 11% giao dịch ở mức 114,64 USD/thùng phiên 21/8.

 Kinh tế yếu tiếp tục dẫn đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu cho cả năm 2012 và 2013. Tăng trưởng chậm lại không chỉ tại các nước gặp khó khăn của OECD mà còn cả ở những nước chủ chốt không thuộc OECD như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Việc tăng dự trữ vẫn tiếp tục được thực hiện mặc dù tốc độ chậm lại, điển hình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị, sản lượng không đều tại Biển Bắc do việc bảo trì, tồn kho tiếp tục lớn đã tạo ra niềm lạc quan rằng các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ để phục hồi tăng trưởng kinh tế đã là những lý do chính để thị trường này phục hồi trong tháng qua. Số liệu kinh tế tích cực từ Hoa Kỳ và Trung Quốc mặc dù hạn chế, nhưng được xem như tín hiệu lạc quan đẩy giá hầu hết các hàng hóa tăng gồm cả giá dầu.

Kể từ đầu tháng 8 đến nay giá xăng A92 tại Singapore đã tăng 7,7%, nó đã đạt mức cao nhất trong tháng này ở mức 128,2 USD/thùng vào hôm 13/8 và từ đó đến nay hơi giảm chút ít ở mức 126,43 USD vào hôm báo cáo 21/8. Giá xăng A92 có giá thấp nhất trong một năm vào ngày 22/7/2012 ở mức 92,9 USD/thùng và từ đó tiếp tục tăng cao cho đến nay không có dấu hiệu giảm nhiệt

 Dự báo giá dầu  tháng 9

Tình hình kinh tế thế giới vẫn không có sự khởi sắc mạnh nhất là kinh tế Châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu thoát ra khỏi khủng hoảng, hơn nữa việc đi lại nhiều vào mùa hè sẽ kết thúc dẫn đến nhu cầu tháng tới sẽ không tăng mạnh. Các cơ sở sản xuất dầu Biển Bắc sẽ kết thúc đợt bảo trì mùa hè nguồn cung sẽ mạnh hơn và dựa vào phân tích cung cầu thế giới được phân tích dưới đây giá dầu có khả năng giảm nhẹ xuống mức trung bình dưới 90 USD/thùng trong tháng 9 tới.

2.                   Nguồn cung thế giới

Số liệu sơ bộ chỉ ra nguồn cung dầu toàn cầu tăng 0,05 triệu thùng/ngày trong tháng 7 lên mức trung bình 89,43 triệu thùng/ngày. Nguồn cung của các nước không thuộc OPEC tăng 0,2 triệu thùng trong khi sản lượng dầu thô của OPEC giảm 0,16 triệu thùng/ngày. Thị phần dầu thô của OPEC trong sản lượng dầu toàn cầu vẫn ổn định ở mức 35%. Ước tính này được dựa vào số liệu sơ bộ đối với nguồn cung của các nước không thuộc OPEC và sản lượng dầu thô của OPEC.

Các nước không thuộc OPEC

Nguồn cung dầu của các nước không thuộc OPEC được dự kiến tăng 0,69 triệu thùng/ngày trong năm 2012 lên mức trung bình 53,18 triệu thùng/ngày. Ước tính nguồn cung dầu quý 4 chỉ ra sự điều chỉnh tăng mạnh nhất, trong khi quý 2 điều chỉnh giảm. Trên cơ sở hàng quý, nguồn cung của các nước bên ngoài OECD được dự kiến tương ứng ở mức 53,31 triệu thùng/ngày, 52,75 triệu thùng/ngày, 53,01 triệu thùng/ngày và 53,65 triệu thùng/ngày.

OECD

Tổng nguồn cung của OECD được dự báo tăng 0,68 triệu thùng/ngày trong năm 2012 lên mức trung bình 20,86 triệu thùng/ngày. Bắc Mỹ vẫn là khu vực duy nhất trong OECD với dự kiến tăng trưởng nguồn cung trong năm 2012, trong khi nguồn cung từ OECD Tây Âu và Thái Bình Dương được dự kiến sụt giảm. Dựa trên cơ sở hàng quý, nguồn cung OECD tương ứng ở mức trung bình 21,07 triệu thùng/ngày, 20,86 triệu thùng/ngày, 20,60 triệu thùng/ngày và 20,90 triệu thùng/ngày.

Bắc Mỹ

Sản lượng dầu của Bắc Mỹ được dự kiến trung bình 16,43 triệu thùng/ngày trong năm 2012, tăng 0,89 triệu thùng/ngày so với năm trước. Hiện tại được điều chỉnh tăng 50 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Nguồn cung của Bắc Mỹ được dự kiến tăng trưởng cao nhất trong số tất cả các khu vực ngoài OPEC trong năm 2012, được hỗ trợ bởi tăng trưởng mạnh từ Hoa Kỳ và Canada cũng như một sự sụt giảm hạn chế từ Mexico. Theo số liệu sơ bộ nguồn cung của khu vực này trung bình 16,47 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm 2012, cao hơn đáng kể 1,24 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2011. Trên cơ sở hàng quý nguồn cung dầu của Bắc Mỹ trong năm 2012 được ước tính tương ứng đứng ở mức 16,49 triệu thùng/ngày, 16,45 triệu thùng/ngày, 16,33 triệu thùng/ngày và 16,46 triệu thùng/ngày.

Nguồn cung dầu của Hoa Kỳ được dự báo trung bình 9,74 triệu thùng/ngày trong năm 2012, tăng trưởng 0,70 triệu thùng/ngày so với năm trước và điều chỉnh tăng 40 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước mức tăng trưởng này là cao nhất trong số các nước không thuộc OPEC. Việc điều chỉnh tăng so với tháng trước xảy ra mặc dù hạn hán tồi tệ nhất trong hơn nửa thế kỷ đang ảnh hưởng tới các khu vực nông nghiệp của Hoa Kỳ. Nó đang làm thay đổi những kỳ vọng của nguồn cung ethanol khi mà giá ngô đã đạt tới mức cao kỷ lục. Hơn nữa, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho hoạt động đá phiến sét và tác động tới sản lượng dầu thắt chặt.

Trong nửa đầu năm 2012, nguồn cung dầu của Hoa Kỳ tăng 0,92 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2011. Tăng trưởng này được hỗ trợ phần lớn bởi sản lượng dầu từ sự phát triển của đá phiến sét, việc đóng cửa một thời gian ngắn các cơ sở sản xuất dầu tại vịnh Mexico bởi bão Debby không ảnh hưởng lớn tới sản lượng. Dựa trên cơ sở hàng quý, nguồn cung dầu của Hoa Kỳ dự kiến tương ứng ở mức 9,77 triệu thùng/ngày, 9,74 triệu thùng/ngày, 9,68 triệu thùng/ngày và 9,75 triệu thùng/ngày.

OECD Tây Âu

Tổng nguồn cung của OECD tây Âu dự báo giảm 0,18 triệu thùng/ngày trong năm 2012 xuống mức trung bình 3,88 triệu thùng/ngày, điều chỉnh giảm 10 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Trên cơ sở hàng quý, nguồn cung được dự kiến tương ứng ở mức 4,07 triệu thùng/ngày, 3,86 triệu thùng/ngày, 3,71 triệu thùng/ngày và 3,90 triệu thùng/ngày. Theo số liệu sơ bộ, sản lượng của khu vực này giảm 0,21 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng dầu của Na Uy được dự đoán sụt giảm 0,10 triệu thùng /ngày so với năm 2011 xuống mức trung bình 1,96 triệu thùng/ngày trong năm 2012.  Sản lượng của Na Uy giảm trong tháng 6 xuống mức trung bình 1,86 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất tính đến nay trong năm 2012 và phần lớn do đình công. Dựa trên cơ sơ hàng quý, nguồn cung được dự kiến ở mức trung bình tương ứng 2,08 triệu thùng/ngày, 1,98 triệu thùng/ngày, 1,83 triệu thùng/ngày và 1,95 triệu thùng/ngày.

Nguồn cung dầu của Anh ước tính giảm 0,1 triệu thùng/ngày so với năm 2011 xuống mức 1,02 triệu thùng/ngày trong năm 2012, điều chỉnh giảm 20 nghìn thùng/ngày so với tháng trước do việc dừng không có kế hoạch và bảo trì mùa hè đã ảnh hưởng tới sản lượng quý 2. Ngoài ra việc ngừng dự án Elgin đã gây tác động tiêu cực tới sản lượng của Anh. Theo số liệu sơ bộ, nguồn cung dầu của Anh sụt giảm khoảng 0,19 triệu thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm 2011. Dựa trên cơ sở hàng quý nguồn cung dầu của nước này tương ứng ở mức trung bình 1,08 triệu thùng/ngày, 0,97 triệu thùng/ngày, 0,98 triệu thùng/ngày và 1,05 triệu thùng/ngày.

OECD Thái Bình Dương

Nguồn cung dầu của OECD Thái Bình Dương dự kiến trung bình 0,54 triệu thùng/ngày trong năm 2012, giảm 30 nghìn thùng/ngày so với năm 2011. Trên cơ sở hàng quý, nó được ước tính trung bình 0,51 triệu thùng/ngày, 0,54 triệu thùng/ngày, 0,57 triệu thùng/ngày và 0,54 triệu thùng/ngày. Nguồn cung dầu của Australia dự kiến giảm 30 nghìn thùng/ngày trong năm 2012 xuống mức trung bình 0,45 triệu thùng/ngày, điều chỉnh tăng 35 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Theo số liệu sơ bộ, nguồn cung của Australia trung bình 0,44 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2012, giảm 40 nghìn thùng/ngày trong cùng kỳ năm 2011. Dựa trên cơ sở hàng quý, dự kiến nguồn cung của nước này ở mức tương ứng 0,43 triệu thùng/ngày, 0,46 triệu thùng/ngày, 0,48 triệu thùng/ngày và 0,45 triệu thùng/ngày.

Các khu vực khác

Tổng nguồn cung của các nước Liên Xô cũ (FSU) được ước tình tăng 0,11 triệu thùng/ngày trong năm 2012 lên mức trung bình 13,35 triệu thùng/ngày, điều chỉnh giảm 25 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Việc điều chỉnh này đến từ Azerbaijan và các nước FSU khác trong khi nguồn cung dự báo cho Nga và Kazakhastan vẫn ổn định so với báo cáo trước. Nguồn cung của Nga được dự kiến thúc đẩy sự tăng trưởng trong FSU, trong khi nguồn cung của Kazakhstan Azerbaijan vẫn ổn định trong năm 2012. Theo số liệu sơ bộ, nguồn cung của FSU trung bình ở mức 13,30 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2012, tăng 30 nghìn thùng so với cùng kỳ năm 2011. Dựa trên cơ sở hàng quý tổng nguồn cung được dự báo ở mức trung bình tương ứng 13,36 triệu thùng/ngày, 13,25 triệu thùng/ngày, 13,35 triệu thùng/ngày và 13,43 triệu thùng/ngày.

Trung Quốc

Nguồn cung dầu của Trung Quốc được dự báo trung bình 4,21 triệu thùng/ngày trong năm 2012, cao hơn 0,07 triệu thùng/ngày so với năm trước và được điều chỉnh giảm 10 nghìn thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Mặc dù được điều chỉnh giảm, nguồn cung của Trung Quốc được dự kiến đạt mức kỷ lục mới trong năm 2012, được hỗ trợ bởi sự phát triển dầu ngoài khơi, điều này được cải thiện trong nửa cuối năm 2012. Theo số liệu sơ bộ, nguồn cung đạt trung bình 4,16 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2012, giảm 60 nghìn thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2011. Số liệu nguồn cung từng quý được ước tính ở mức tương ứng 4,16 triệu thùng/ngày, 4,16 triệu thùng/ngày, 4,22 triệu thùng/ngày và 4,30 triệu thùng/ngày.

Sản lượng dầu của OPEC

Tổng sản lượng dầu của OPEC ở mức trung bình 31,19 triệu thùng trong tháng 7, giảm 0,16 triệu thùng/ngày so với tháng trước. Sản lượng dầu thô đã có sự sụt giảm từ Iran, Ả Rập Xê Út, Libya và Angola, trong khi sản lượng tăng ở Iraq và Kuwait. Sản lượng dầu của OPEC không gồm Iraq đứng ở mức 28,12 triệu thùng/ngày trong tháng 7 giảm 0,27 triệu thùng/ngày so với tháng trước.

Bảng nguồn cung từ khu vực OPEC (nghìn thùng/ngày)

 

2010      2011     4Q11     1Q12     2Q12 T5/12   T6/12   T7/12            +/- T7/T6

Algeria                          1.250     1.240     1.228     1.233     1.209     1.208     1.202     1.197                4,8

Angola                          1.786     1.667     1.766     1.763     1.738     1.750     1.692     1.653              39,5

Ecuador                           475        490        493        492        491        494        489        488                0,5

Iran,I.R.                        3.706     3.621     3.563     3.383     3.108     3.140     2.990     2.817            173,0

Iraq                                2.401     2.665     2.666     2.705     2.967     2.949     2.964     3.079             115,2

Kuwait                           2.297     2.538     2.695     2.768     2.796     2.803     2.799     2.825               26,2

Libya                             1.559        462        562     1.213     1.426     1.441     1.434     1.394              39,8

Nigeria                          2.061     2.111     2.027     2.075     2.144     2.130     2.148     2.157                 9,9

Qatar                                791        794        796        786        747        747        743        743                 0,0

SaudiArabia                 8.257     9.268     9.641     9.794     9.909     9.875     9.926     9.875              50,5

UAE                              2.304     2.517     2.557     2.564     2.574     2.516     2.599     2.599                 0,0

Venezuela                     2.338     2.380     2.371     2.379     2.366     2.363     2.367     2.367                 0,0

Tổng  OPEC               29.22 29.75 30.36 31.15 31.47 31.41 31.35 31.195            156,8

OPECtrừIraq         26.82 27.08 27.69 28.45 28.50 28.46 28.38 28.115            272,0

(Nguồn OPEC)

3.                   Tình hình tiêu thụ trên thế giới

Mặc dù kinh tế bất ổn tại các nước OECD, tiêu thụ dầu đang tiếp diễn bình thường. Trời nóng mùa hè đang làm tăng áp lực sử dụng dầu tại các nhà máy điện, dẫn đến việc tăng sử dụng dầu FO. Dựa vào mùa đi lại, trời nóng và việc đóng cửa một số nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản, nhu cầu dầu thế giới đã vượt qua đà sụt giảm trước đó và chuyển động theo xu hướng ổn định hơn. Sử dụng dầu tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ đã tăng lên bởi một số lý do khác nhau. Hơn nữa, nhu cầu tại các nước bên ngoài OECD đang tăng mạnh. Ngoại lệ duy nhất là nhu cầu của Châu Âu tiếp tục xu hướng giảm. Do đó dự báo nhu cầu dầu thế giới không đổi so với ước tính trước, với tăng trưởng dự kiến ở mức 0,9 triệu thùng/ngày so với năm trước lên mức trung bình 88,7 triệu thùng/ngày.

Bảng dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2012 (triệu thùng/ngày)

 

2011       1Q12       2Q12       3Q12       4Q12        2012          +/-        % (so theo năm)

Bắc Mỹ                                      23,51      23,09      23,25      23,68      23,48      23,38          0,13       0,54

Tây Âu                                     14,28      13,72      13,72      14,38      13,86      13,92          0,36       2,50

OECDThái Bình Dương           7,89        8,85        7,69        7,88        8,42        8,21           0,32        4,03

TổngOECD                            45,67      45,66      44,65      45,94      45,76      45,51          0,17       0,37

Châu Á khác                             10,46      10,50      10,72      10,66      10,80      10,67           0,21        1,98

Mỹ La Tinh                                  6,37        6,28        6,48        6,71        6,66        6,54           0,17        2,59

Trung Đông                               7,56        7,64        7,66        8,07        7,68        7,76           0,21        2,72

Châu Phi                                   3,36        3,36        3,37        3,28        3,43        3,36           0,00        0,01

Tổng cộng                              27,75      27,78     28,23      28,72      28,57      28,33           0,58        2,08

FSU                                          4,29        4,24        4,09        4,51        4,75        4,40           0,11        2,56

Châu Âu khác                            0,70        0,69        0,65        0,69        0,77        0,70           0,00        0,66

Trung Quốc                                 9,41        9,47        9,88        9,79        9,97        9,78           0,37        3,93

Tổng các khu vực khác         14,40      14,40      14,62      15,00      15,50      14,88           0,48        3,37

Tổng nhu cầu thế giới            87,82      87,83      87,51      89,66      89,83      88,72           0,90        1,02

Ước tính trước đó

87,79

87,80

87,46      89,62

89,81      88,68

0,89

1,01

Điều chỉnh

0,03

0,04

0,05        0,04

0,02        0,03

0,01

0,01

(Nguồn OPEC)

Nhu cầu dầu Ấn Độ bị ảnh hưởng nặng bởi việc mất điện ở khu vực rộng lớn và lũ lụt mùa hè. Việc sử dụng của các nhà máy điện độc lập đã dẫn đến việc sử dụng dầu diezel trong cả nước. Hơn nữa việc đóng cửa hầu hết các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đã dẫn đến việc sử dụng quá mức dầu thô và dầu FO. Vì hầu hết sự thúc đẩy nhu cầu liên quan đến sự cố hoặc các sự kiện theo mùa, điều này đã đưa ra một bức tranh không rõ ràng đối với triển vọng trong tháng tới.

OECD Bắc Mỹ

Mặc dù nhu cầu dầu của Bắc Mỹ được dự báo cải thiện trong quý 4, tổng nhu cầu trong năm 2012 được dự báo giảm 0,13 triệu thùng/ngày.

Kinh tế suy giảm tại Hoa Kỳ cùng với giá bán lẻ xăng dầu cao hơn dẫn đến sự sụt giảm 2,3% trong tiêu thụ xăng trong tháng 7 so với năm trước. Tiêu thụ xăng là tiêu cực kể từ tháng 5 và giảm 0,7% trong 7 tháng đầu tiên của năm nay. Mặc dù nhu cầu dầu của nước này có một sự tăng nhẹ vào đầu tháng 8 do hoạt động công nghiệp nhưng triển vọng cho phần còn lại của năm là không có gì hứa hẹn.

Tuy nhiên 7 tháng đầu tiên của năm 2012 nói chung là khá thất vọng cho tiêu thụ dầu của Hoa Kỳ, với sự giảm tiêu thụ trong hầu hết các sản phẩm và đặc biệt mạnh mẽ đối với dầu FO và sản phẩm chưng cất. Yếu tố chính ảnh hưởng đến tiêu thụ trong giai đoạn này là tiếp tục lo ngại về kinh tế, liên quan tới giá nhiên liệu cao và việc chuyển đổi nhiên liệu. Số liệu hàng tuần gần đây chỉ ra tiêu thụ dầu của Hoa Kỳ sụt giảm 0,5% trong tháng 6 và tăng 1,6% trong tháng 7.

Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết nhu cầu dầu thô của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm trong tháng 7, giảm 2,7% so với một năm trước xuống 18,062 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2008.

Doanh số bán ô tô của Hoa Kỳ giảm tốc trong tháng 7, chỉ ra triển vọng kinh tế tổng thể chậm lại. Mặc dù doanh số tháng 7 giảm mạnh khoảng 9% so với một năm trước, điều này vẫn ít hơn nhiều mức giảm khoảng 17% trong tháng 6. Một số lý do đối với việc suy giảm này là sụt giảm tâm lý tiêu dùng bởi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và chính sách rõ ràng của chính phủ không giảm thuế cho xe mới mua. Tuy nhiên doanh số bán hàng trong năm 2012 được dự kiến tăng 10% trong năm trước do kết quả nhu cầu năm ngoái thấp hơn kết hợp với sự thay thế của xe cũ.

Báo cáo mới nhất về tiêu thụ dầu của Mexico trong tháng 6 tăng khoảng 1%, so với cùng tháng năm trước. Tất cả các sản phẩm đều tăng, ngoại trừ dầu FO, với việc tăng trong nhiên liệu công nghiệp chiếm phần lớn mức tăng. Ngược lại với Hoa Kỳ, nhu cầu của Mexico tích cực trong 6 tháng đầu năm nay. Kết quả từ nhu cầu dầu diezel tăng cao, tổng nhu cầu dầu của nước này tăng 2,4% so với năm trước. Nhu cầu dầu của Mexico kết thúc năm nay với tăng trưởng dự kiến 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 2,1 triệu thùng/ngày.

OECD Châu Âu

Khủng hoảng nợ của Châu Âu vẫn che phủ kinh tế của lục địa này. Tâm lý tiêu cực đã trải ra khắp khu vực, dẫn đến việc suy giảm hoạt động kinh tế và do đó giảm sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực. Trong tháng 6, tiêu thụ dầu của Châu Âu giảm tháng thứ 10 liên tiếp. Tiêu thụ dầu trong tháng 6 tại Đức, Pháp, Italy và Anh giảm là kết quả của việc giảm nhu cầu đối với nhiên liệu công nghiệp và hoạt động công nghiệp yếu kém. Tuy nhiên, sự phát triển ngắn và trung hạn nhu cầu dầu của Châu Âu sẽ được xác định chủ yếu bởi những vấn đề nợ tiếp tục tại một số nền kinh tế Châu Âu. Nhu cầu dầu tại 4 nước lớn ở Châu Âu giảm 0,12 triệu thùng/ngày trong tháng 6, so với cùng tháng năm trước.

Trong năm 2012, tiêu thụ dầu được dự kiến giảm 0,36 triệu thùng/ngày như một kết quả của kinh tế bất ổn trong một vài nước của khu vực này.

OECD Thái Bình Dương

Mưa kỷ lục trong tháng 7 đã gây ra lũ lụt và sạt lở đất tại phía nam Nhật Bản ảnh hưởng tới nhu cầu dầu của nước này. Quyết định khởi động lại một số nhà máy điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu điện lên đỉnh điểm đã ảnh hưởng nhẹ tới tổng tiêu thụ dầu thô và dầu FO.

Số liệu hàng tháng mới nhất trong tháng 6 một lần nữa cho thấy sự tăng mạnh trong dầu thô sử dụng trực tiếp và dầu FO còn lại do kết qủa của việc đóng cửa phần lớn các nhà máy điện hạt nhân. Nhật Bản sử dụng dầu đốt trực tiếp và dầu FO còn lại chạy các nhà máy điện được dự kiến tiếp tục trong năm 2012. Các nhà máy điện sử dụng dầu thô – chỉ những dầu thô với hàm lượng lưu huỳnh thấp – dầu FO và LNG để chạy các nhà máy điện.

Thúc đẩy bằng cách khuyến khích thuế và trợ cấp cũng như do số liệu cơ sở ban đầu thấp, doanh số ô tô Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh 37,5% trong tháng 7. Sự gia tăng này bắt đầu từ quý 4 năm ngoái. Nhu cầu ô tô của Nhật Bản được dự kiến tăng mạnh trong toàn bộ năm 2012 phần lớn do doanh số cao hơn tại các khu vực bị sóng thần và những nỗ lực của chính phủ để kích thích nhu cầu.

Tại Hàn Quốc, nhu cầu dầu tăng mạnh 11,5% trong tháng 5 so với cùng tháng năm trước. Mức tăng mạnh nhất được thấy trong dầu diezel, dầu FO, nhiên liệu máy bay và xăng. Doanh số ô tô trong nước của Hàn Quốc giảm nhẹ 0,5% so với năm trước trong tháng 7, trong khi xuất khẩu trong cùng tháng tăng 0,5%.

Tiêu thụ dầu của OECD Thái Bình Dương dự kiến tăng 0,32 triệu thùng/ngày trong năm 2012. Phần lớn sự tăng trưởng đến từ dầu FO và dầu đốt nóng trực tiếp dùng cho các nhà máy điện và thay thế các nhà máy hạt nhân.

 Các nước đang phát triển

Ấn Độ đã trải qua việc đóng cửa các nhà máy điện lớn do nước này đang cố gắng tăng cao nhu cầu điện trong thời điểm mùa hè. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến 600 triệu người bị mất điện. Đường tải điện bị truyền quá mức đã phá hỏng toàn bộ hệ thống một thời gian và điều này dẫn đến sử dụng các máy phát điện diezel độc lập làm lượng diezel sử dụng tăng 9%. Trong tháng 6, nhu cầu dầu của Ấn Độ tăng mạnh 7,2% so với năm trước, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2. Việc sử dụng dầu đạt đỉnh trong mùa hè Ấn Độ do nhu cầu điện trong mùa này tăng lên. Gần như 2/3 mức tăng này đến từ nhu cầu dầu diezel. Nước này đã tiêu thụ 1,5 triệu thùng/ngày dầu diezel trong tháng 6. Dự báo trước đó chỉ ra rằng nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ tăng 3,5% tuy nhiên do khủng hoảng điện mùa hè gần đây, tăng trưởng nhu cầu của nước này có thể đạt 4% vượt nhẹ so với tăng trưởng của năm trước.

Các khu vực khác

Nhu cầu dầu của Trung Quốc trong tháng 7 hồi phục khoảng 0,4% so với tháng 6 lên mức cao kỷ lục thứ 2 trong năm 2011 bởi nhiều nhà máy lọc dầu hạn chế sản xuất do doanh số bán nhiên liệu mùa hè thấp hơn kỳ vọng đồng thời nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang tăng trưởng chậm chạp. Mặc dù nhập khẩu dầu nhiều, nhu cầu dầu của Trung Quốc đã giảm trong tháng 6, do một nửa của lượng nhập khẩu được đưa vào kho dự trữ trong tháng đó. Tăng trưởng nhu cầu chỉ 2% trong tháng 6 so với năm trước và ít hơn một nửa so với tháng 5. Tuy vậy nhu cầu xăng tăng 11% trong tháng này lên mức trung bình 1,9 triệu thùng/ngày. Mặc dù nhu cầu của Trung Quốc yếu trong quý 2, tiêu thụ dầu của nước này trong quý 3 được dự kiến vẫn ở xu hướng bình thường, được dự kiến tăng 0,4 triệu thùng/ngày so với năm trước.

4.                   Tồn trữ dầu thế giới

Hoa Kỳ

Trong tháng 7, tổng tồn trữ dầu thương mại của Hoa Kỳ tăng tháng thứ 3 liên tiếp, tăng 7,3 triệu thùng kết thúc tháng ở mức 1.105,4 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10. Tồn trữ cao hơn 3,6 triệu thùng hay 0,3% so với mức năm trước, trong khi thặng dư trung bình 5 năm là 27,8 triệu thùng hay 2,6%. Việc tăng này chủ yếu do các sản phẩm dầu tăng 16,6 triệu thùng trong khi dầu thô giảm 9,3 triệu thùng.

Trong tháng 7, tồn trữ dầu thô thương mại của Hoa Kỳ giảm tháng thứ hai liên tiếp, kết thúc tháng giảm 9,3 triệu thùng xuống mức 373,6 triệu thùng. Tuy nhiên, mặc dù tồn trữ giảm chúng vẫn cao hơn 25,4 triệu thùng hay 7,3% so với cùng kỳ năm trước, tương đương thặng dư 37,5 triệu thùng hay 11,1% so với mức trung bình 5 năm. Mức giảm này do nhập khẩu dầu thô thấp hơn, giảm khoảng 214.000 thùng/ngày so với tháng trước xuống mức trung bình 8,9 triệu thùng/ngày. Mức này cũng thấp hơn khoảng 430.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Dầu thô cho các nhà máy lọc dầu cao hơn, tăng gần 50.000 thùng/ngày lên mức trung bình 15.6 triệu thùng/ngày điều này cũng đóng góp vào việc giảm tồn trữ dầu thô của Hoa Kỳ.

Nhật Bản

Trong tháng 6, tồn trữ dầu thương mại tại Nhật Bản tăng tháng thứ 4 liên tiếp, tăng 0,5 triệu thùng lên mức 177,5 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10. Với việc tăng tồn trữ này nó đã chuyển từ thâm hụt trong tháng trước sang thặng dư 1,6 triệu thùng hay 0,9% so với năm trước, đồng thời cũng chuyển từ thâm hụt so với mức trung bình 5 năm sang thặng dư 1,1 triệu thùng hay 0,6%. Tổng tồn trữ tăng đến từ các sản phẩm, chúng tăng 1,3 triệu thùng trong khi tồn trữ dầu thô ngược lại giảm 0,9 triệu thùng.

Singapore

Vào cuối tháng 6, tồn trữ các sản phẩm tại Singapore tăng 3,2 triệu thùng kết thúc tháng ở mức 41,2 triệu thùng. Mặc dù tăng nhưng tồn trữ vẫn thấp hơn 3,5 triệu thùng hay 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các sản phẩm, bức tranh này là hỗn độn, tồn trữ các sản phẩm chưng cất nhẹ và dầu FO tăng trong khi tồn trữ sản phẩm chưng cất ở giữa sụt giảm. Tồn trữ sản phẩm chưng cất nhẹ kết thúc tháng 6 tăng 2,2 triệu thùng so với tháng trước và đứng ở mức 11,2 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11. Ở mức này chúng cao hơn 2,2 triệu thùng hay 1,6% s ovowis cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu xăng cao hơn từ Hàn Quốc và Ấn Độ sang Singapore đã góp phần tăng tồn trữ. Ở thời điểm này, xuất khẩu xăng của Thái Lan sang Singapore đã gần gấp đôi, cũng giúp tăng tồn trữ sản phẩm chưng cất nhẹ. Tồn trữ dầu FO tăng 1,7 triệu thùng trong tháng 6, kết thúc tháng ở mức 22,0 triệu thùng và tương ứng thặng dư 2,6 triệu thùng hay 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Đằng sau việc tăng dự trữ dầu FO là lượng dầu đến từ các nước phương Tây cao hơn, tăng gần một nửa. Tuy nhiên, việc giảm xuất khẩu tại Trung Đông sang Singapore, do nhu cầu trong nước để chạy các nhà máy điện lên đỉnh điểm trong mùa hè, đã hạn chế việc tăng tồn trữ dầu FO. Trái ngược với việc tăng tồn trữ trong các sản phẩm chưng cất nhẹ và dầu FO, tồn trữ của sản phẩm chưng cất ở giữa giảm tháng thứ tư liên tiếp, giảm tiếp 0,7 triệu thùng xuống mức 8,1 triệu thùng vào cuối tháng 6, giảm 7,7 triệu thùng hay thấp hơn gần một nửa so với cùng kỳ năm trước. Việc đóng cửa của nhà máy lọc dầu tại Singapore đã hạn chế nguồn cung diezel, dẫn đến tồn trữ giảm nhiều hơn tại nước này. Thêm vào đó, nhu cầu dầu diezel mạnh tại Australia và Malaysia, khuyến khích xuất khẩu sang những nước này, điều này cũng góp phần làm giảm tồn trữ các sản phẩm chưng cất ở giữa.

II.                  TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

1.                   Diễn biến giá xăng dầu trong nước tháng 8 năm 2012

Trong tháng 8/2012 giá xăng dầu đã có hai lần điều chỉnh tăng giá vào ngày 1/8 và 13/8.

Bắt đầu từ 13 giờ ngày 1-8, giá bán lẻ xăng dầu đã đồng loạt tăng 400 – 900 đồng/lít. Đây là lần tăng giá xăng dầu thứ ba kể từ đầu năm đến nay và cũng là mức tăng khá cao, muốn biết giá bán lẻ xăng dầu có hợp lý hay không, doanh nghiệp phải được kiểm toán hoạt động tại từng thời điểm. Nếu chỉ kiểm toán tài chính thì một năm chỉ kiểm toán một lần và không tính được chi phí từng giai đoạn để tính toán tăng, giảm có phù hợp diễn biến giá thế giới tại thời điểm đó hay không.

Đáng chú  ý là từ ngày 21-6, Bộ Tài chính đã quyết định trao quyền định giá bán lẻ cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu. Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính tại cuộc họp tổ điều hành trong nước cuối tháng 7 đã trấn an rằng việc định giá của doanh nghiệp chỉ thực hiện trong biên độ cho phép, tức là khi chi phí đầu vào biến động 7%. Theo nguyên tắc này, Nhà nước trao quyền nhưng không “buông” giá xăng dầu và doanh nghiệp tự quyết định giá thì tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên năm đầu tiên thực hiện cơ chế doanh nghiệp định giá (năm 2009), doanh nghiệp liên tục kêu lỗ và có 11 lần điều chỉnh giá, trong đó có 9 lần tăng 2 lần giảm. Nhận thấy sự bất cập trong Nghị định 84, Bộ Tài chính đã “thu” lại quyền định giá nhưng nay lại “thả” ra cho thấy sự lúng túng trong cơ chế điều hành giá xăng dầu. Thị trường xăng dầu chưa hết độc quyền đã trao quyền định giá cho doanh nghiệp và việc trao quyền định giá sẽ chỉ có lợi cho doanh nghiệp.

Quyết định tăng giá xăng dầu lần thứ hai trong tháng 8 này được đưa ra gần một tuần sau khi nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động và 13 ngày sau đợt điều chỉnh gần nhất.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho hay, kể từ 17 giờ ngày 13/8, giá xăng dầu trong toàn hệ thống doanh nghiệp sẽ tăng 1.100 đồng/lít so với giá hiện hành. Trong khi đó, giá các mặt hàng dầutăng 500-800 đồng/lít hoặc kg.

Như vậy, sau khi điều chỉnh thì đối với vùng 1 các mặt hàng xăng dầu sẽ có mức giá mới là: Xăng RON 95 là 23.500 đồng/lít, Xăng RON 92 là 23.000 đồng/lít. Trong khi đó, dầu hỏa và dầu madút sẽ lần lượt có giá là 21,540 đồng/lít và 21.550 đồng/kg.

Đây là lần tăng giá thứ 3 kể từ thời điểm doanh nghiệp được liên Bộ Tài chính- Công Thương trao quyền chủ động cho doanh nghiệp. Ngày 10/8, Bộ Tài chính đã chính thức phát đi thông cáo nhắc nhở doanh nghiệp khi tính toán để điều chỉnh giá, cần tuân thủ cách tính, đảm bảo đủ chu kỳ bình quân 30 ngày theo quy định hiện hành. Trong bối cảnh nhà máy lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động và giá thế giới tăng cao, các chuyên gia dự báo khả năng nhiều doanh nghiệp cần thêm xăng dầu thành phẩm sẽ hâm nóng thị trường khu vực.

Tính từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã có 10 lần điều chỉnh với 5 lần tăng và 5 lần giảm. Dù số lần điều chỉnh bằng nhau nhưng mức tăng cao tới 4.400 đồng mỗi lít so với con số 3.200 đồng của 5 lần giảm giá. Như vậy, chỉ chưa đầy 2 tháng, xăng đã đượcc điều chỉnh 3 lần, cùng với đó là các mặt hàng thiết yếu như điện và gas cũng đồng loạt tăng (điện tăng 5% và bình gas 12kg tăng 52.000 đồng. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng 3 mặt hàng thiết yếu liên tục tăng là điều bất hợp lý, nhất là trong bối cảnh sức mua người dân suy kiệt, hàng tồn kho cao.

2.                   Tình hình sản xuất và nhập khẩu

Nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức tạm dừng sản xuất vào ngày 8/8 do sự cố lỗi kỹ thuật ở khớp dãn nở nhiệt trên tầng xả khí CO của phân xưởng cracking xúc tác (RFCC) từ ngày 5.8. Việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất dừng hoạt động lại thêm một sự khó khăn nữa cùng với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang tăng cao vì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của nước ngoài thấy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam phải nhập bổ sung sẽ ép giá. Đây là những điều bất lợi của thị trường xăng dầu. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành trở lại vào chiều muộn ngày 16/8, thế nhưng nguồn cung vẫn chưa phục hồi hoàn toàn và giá xăng dầu thế giới trong cuối phiên giao dịch ngày 16/8 vẫn vững ở mức cao, đó là nguyên nhân làm cho giá xăng dầu trong nước khó điều chỉnh giảm trong ngắn hạn. 

Xuất khẩu dầu thô:Lượng xuất khẩu dầu thô là 1,25 triệu tấn, tăng 12,9%, trị giá là 1,03 tỷ USD, tăng 26,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2012, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 5,39 triệu tấn, tăng 11,7% và kim ngạch đạt 4,8 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản: 1,79 triệu tấn, tăng 122,8%; sang Ôxtrâylia: 884 nghìn tấn, tăng 1,5%; sang Trung Quốc: 777 nghìn tấn, tăng 55,8%; sang Malaixia: 596 nghìn tấn, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2011.

Nhập khẩu xăng dầu các loại: lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 794 nghìn tấn, trị giá đạt 714 triệu USD, giảm 26,7% về lượng và giảm 24,9% về trị giá so với tháng 6/2012. Tính đến hết tháng 7/2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 5,7 triệu tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2011 với trị giá là 5,53 tỷ USD, giảm 7,2%.

Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,39 triệu tấn, giảm 18,5%; tiếp theo là Trung Quốc: 823 nghìn tấn, tăng 19,1%; Đài Loan: 768 nghìn tấn, giảm 27,6%; Hàn Quốc: 597 nghìn tấn, giảm 1,7%; … so với 7 tháng/2011.

3.                   Một số vấn đề tồn tại trên thị trường

Chính sách đang bị doanh nghiệp lợi dụng?

Theo Nghị định 84/2009/NĐ – CP biên độ mà doanh nghiệp đầu mối được quyền tăng giá bán lẻ xăng dầu khi “các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 7% so với giá bán lẻ hiện hành”, tần suất theo quy định là tối thiểu 10 ngày đối với trường hợp tăng giá. Trong những lần tăng giá gần đây các doanh nghiệp đã tận dụng triệt để tần suất tối thiểu này.

Trong tháng 8 đã hai lần các doanh nghiệp xăng dầu điều chỉnh giá bán lẻ chỉ cách nhau có hơn chục này theo gần như tần suất tối thiểu về quy định tăng giá và đến nay gần 10 ngày sau lại tiếp tục kêu lỗ gần 1.000 đồng/lít mặc dù giá xăng A92 trên thị trường Singapore đã giảm nhẹ xuống 126,43 USD/thùng ngày kể từ khi lên mức đỉnh 128,2 USD vào ngày 13/8.

Chuyện tăng, giảm giá xăng dầu hiện nay là bình thường tuy nhiên tăng ở mức độ nào, thời điểm nào là cần phải cân nhắc, tính toán kỹ để hài hòa lợi ích của các bên.Nước ta chưa có thị trường kinh doanh xăng dầu cạnh tranh, việc trao quyền định giá cho doanh nghiệp sẽ đẩy phần thiệt thòi về phía người tiêu dùng (NTD), trong khi đó trách nhiệm của cơ quan quản lý lại mờ nhạt.
Hiện nay hoạt động điều hành giá xăng dầu vẫn chưa hợp lý, tình trạng độc quyền vẫn còn tồn tại, đòi hỏi Nhà nước phải có sự can thiệp, kiểm soát chặt chẽ công cụ giá. Việc sớm xây dựng thị trường xăng dầu cạnh tranh, đồng thời ban hành những quy định cụ thể yêu cầu doanh nghiệp đầu mối công khai giá vốn, chi phí, lượng hàng nhập và tồn kho là những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm minh bạch lỗ lãi của các DN. Điều này cũng giúp xác định rõ mức tăng giá bán của DN có hợp lý hay không, qua đó tạo được sự đồng thuận cao của dư luận đối với việc điều hành giá xăng dầu.

Việc trao cho doanh nghiệp các đặc quyền là lỗi của cơ quan thiết kế cơ chế điều hành giá xăng dầu. Các lỗi này đều đã được chỉ ra và hoàn toàn có thể khắc phục.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status