Tin tức

Thị trường Italia rất có ý nghĩa đối với thủy sản Việt Nam

Italia là một thị trường thủy sản lớn với số dân trên 60 triệu người. Mặc dù những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ trong ngành nuôi trồng thủy sản, nhưng nước này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thủy sản nhập khẩu.

Sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ

Giá trị ngành thủy sản của Italia chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng GDP, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn lợi thủy sản của nước này đã bị cạn kiệt và ngành khai thác hoạt động rất manh mún. Sản lượng khai thác thủy sản ngày càng sa sút, vì vậy họ phụ thuộc nhiều hơn vào NK để bù đắp cho phần thiếu hụt giữa nhu cầu tiêu thụ tăng đều và sản lượng trong nước giảm sút.
Ngành khai thác của Italia rất phân tán với nhiều loại đội tàu đánh bắt khác nhau hoạt động dọc vùng bờ biển dài 4.634 km thuộc biển Adriatic và Địa Trung Hải. Sản lượng đánh bắt năm 2009 chỉ đạt 182.000 tấn, giảm mạnh so với 207.200 tấn năm 2006. Giá trị sản lượng 10 tháng năm 2010 chỉ còn 313 tiệu USD.

Nuôi thủy sản ở Italia được coi trọng và phát triển trên hai khu vực chính, quảng canh ven bờ và thâm canh tại các thủy vực nước ngọt nội địa hay trên các vùng biển xa bờ. Các cơ sở nuôi phát triển ở khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở phía nam Italia và ven bờ Adriatic. Vùng biển Địa Trung Hải phát triển nghề nuôi cá biển lồng theo phương pháp công nghiệp tiên tiến. Các loài nuôi chính là cá hồi vân, cá vược và cá chẽm, trong đó cá hồi vân chiếm tới 90% tổng sản lượng nuôi nội địa. Sản lượng thủy sản nuôi năm 2009 đạt khoảng 74.000 tấn, tăng 2,3% so với năm 2008, trị giá 675 triệu USD.

Ngành chế biến và bảo quản thủy sản của Italia mấy năm gần đây  cũng  xuống  dốc.  Nguyên nhân một phần do họ chỉ tập trung chế biến một vài loài chính như cá cơm, cá sacđin và cá thu. Ngành chế biến cá ngừ hộp của nước này còn sa sút mạnh hơn vì các công ty lớn đã chuyển sang đầu tư vào các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào hơn. Kết quả Italia từ một nước tự đáp ứng đủ sản lượng cá ngừ hộp phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nay phải NK khối lượng lớn từ các nước khác. Năm 2009, Italia NK gần 54.000 tấn cá ngừ và thăn cá ngừ đông lạnh, trị giá trên 135 triệu USD.

Theo ước tính, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người năm 2010 của Italia đạt khoảng 21kg, tăng 1kg so với năm 2009. Hiện nay, theo ước tính của ngành, tiêu thụ thủy sản tươi giảm 6%, còn tiêu thụ thủy sản đông lạnh tăng khoảng 5%. Giá là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn của người dân (sản phẩm đông lạnh hầu hết là NK vì vậy giá thấp hơn đáng kể so với thủy sản tươi trong nước).

Về NK thủy sản, mặc dù nền kinh tế của Italia biến động mạnh trong bối cảnh chung của khối đồng tiền euro, nhưng sau một thời kỳ đình trệ, hoạt động NK thực phẩm đã từng bước trở lại bình thường, vận động theo nhu cầu của thị trường. Năm 2010, NK của thủy sản của nước này đạt 938.016 tấn trị giá 5,2 tỷ USD, tăng 5,3% về giá trị, trong đó từ 27 nước EU chiếm 59,2%. Các loài NK chủ yếu là cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, nhuyễn thể chân đầu và tôm.

 

 

Hiện nay Italia đang cố gắng thực hiện biện pháp dán nhãn thủy sản để phân biệt giữa sản phẩm của trong nước với sản phẩm NK nhằm mục đích xúc tiến và nâng cao giá trị của sản phẩm trong nước.
 
NK ngày càng nhiều thủy sản Việt Nam

 5 năm trở lại đây, Italia đã trở thành nhà NK thủy sản đáng kể của Việt Nam, đạt giá trị từ 95 đến hơn 150 triệu USD/năm. Đến hết tháng 10 năm nay, Italia là thị trường lớn thứ sáu về NK thủy sản của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Trung Quốc, chiếm  trên  3%  tổng  thị  phần.

Từ năm 2008 về trước NK của Italia từ Việt Nam tăng khá nhanh với  mức  tăng  trưởng  khoảng 18%/năm, năm 2008 đạt mức kỷ lục 156,2 triệu USD. Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, NK thủy sản nói chung của Italia bị ảnh hưởng nặng nề. Giá trị NK thủy sản Việt Nam của Italia trong năm này sụt xuống còn 113 triệu USD. Tuy nhiên sang năm 2010, thị trường này đã nhanh chóng phục hồi, NK thủy sản tăng gần 20% so với năm 2009 và trong 10 tháng đầu năm 2011, giá trị NK của Italia đã đạt gần 152 triệu USD, vượt cả giá trị NK cả năm 2010. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nước thuộc EU tiêu thụ thủy sản của Việt Nam.

Các nhóm hàng thủy sản Việt Nam XK sang Italia xếp theo thứ tự giá trị (10 tháng đầu năm 2011) gồm: mực và bạch tuộc, cá tra, tôm, các loại cá biển và nghêu, sò.

 

Italia là nhà NK mực và bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hàn Quốc và Nhật Bản và riêng nước này đã chiếm gần 69% tổng giá trị XK mặt hàng này sang EU. Italia có truyền thống tiêu thụ rất mạnh các loại nhuyễn thể chân đầu và hai mảnh vỏ, sò dùng với món mì truyền thống Spaghety cùng nước xốt.
Hàng chục năm nay, XK mực và bạch tuộc của nước ta sang Italia liên tục tăng đều, đạt kỷ lục gần 71 triệu USD trong năm 2008. Sau suy giảm năm 2009, năm 2010, NK mực và bạch tuộc từ Việt Nam của Italia lại phục hồi, đạt 63,4 triệu USD, tăng 31,2% so với năm 2009. 10 tháng đầu năm 2011 giá trị XK đạt trên 68,5 triệu USD, tăng 37,6 % so với cùng kỳ năm 2010. Theo nhận định chung, thị trường này rất có triển vọng. 
Cá tra phi lê là mặt hàng thủy sản lớn thứ 2 của nước ta XK sang Italia, nhất là mấy năm gần đây. Cá tra đã được tiêu thụ phổ biến hơn và khối lượng cũng như giá trị NK đều tăng. Năm 2008 đạt mức kỷ lục 41 triệu USD, năm 2009 sụt giảm nhưng năm 2010 đã dần phục hồi và riêng 10 tháng đầu năm 2011 đã đạt trên 31 triệu USD, cao hơn so với cả năm 2010 (26,5 triệu USD). Mặc dù tiêu thụ cá còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối EU, nhưng Italia vốn ưa thích philê các loại cá vược, cá chẽm, v.v… nên loại cá thịt trắng như cá tra có giá rất cạnh tranh phần nào đã thay thế được sự thiếu hụt các loại cá thịt trắng khác. Hơn nữa, giới bình dân của Italia gồm nhiều sắc tộc nhập cư cũng chấp nhận đáng kể đối với loại cá tra. Dự đoán, trong thời gian tới mặt hàng cá tra philê tiếp tục được tiêu thụ tốt trong tình hình kinh tế eo hẹp chung của cả châu Âu.
Tôm đông lạnh là mặt hàng thủy sản lớn thứ 3 của nước ta xuất sang Italia. Mặc dù giá trị XK còn rất khiêm tốn nhưng vài năm trở lại đây tốc độ tăng mạnh và có tiến triển tốt. 10 tháng đầu năm nay, NK tôm Việt Nam của Italia đạt gần 19,2 triệu USD, cao hơn nhiều so với cả năm 2010 (15,1 triệu USD). Italia chủ yếu tiêu thụ tôm thịt cỡ nhỏ với giá cả vừa phải, nhu cầu đối với tôm cỡ trung ít hơn và sử dụng chủ yếu trong các nhà hàng
Ngoài ra, Italia cũng NK khá nhiều các loại cá biển philê của nước ta với giá trị NK khoảng 15-20 triệu USD/năm, trong đó cá ngừ đang được chú ý nhiều hơn cả.
Hiện nay, Italia đang thực hiện chính sách bảo tồn và phục hồi các nguồn lợi đã bị cạn kiệt theo Chính sách Nghề cá Chung Châu Âu. Chính phủ có chủ trương tăng cường kiểm soát kích cỡ mắt lưới và cường lực khai thác. Vì vậy, tiếp tục gia tăng NK thủy sản là cứu cánh để cân đối cung-cầu  thủy  sản  trên  thị  trường.
Tuy nhiên, trở ngại không nhỏ khiến nhiều nhà chế biến và XK phải tính toán đối với thị trường này là giá NK thường thấp hơn so với một số thị trường khác trong khu vực, nhất là đối với cá tra và một số loại nhuyễn thể. Hơn nữa, khối lượng mỗi lần mua cho từng loại mặt hàng thường không lớn, do vậy chi phí giá thành sản xuất chung thường kém hiệu quả hơn.

Bên  cạnh  đó,  hiện  nay  thị trường thủy sản châu Âu hầu như đang trong tình trạng tiêu thụ khá chậm, vì vậy đã có nhà NK muốn được giao hàng chậm. Tuy nhiên về cơ bản theo dự đoán, Italia sẽ duy trì được nhịp độ NK như trong thời gian vừa qua và có nhiều triển vọng giá trị XK thủy sản của nước ta sang Italia trong năm 2011 sẽ đạt trên mức 180 triệu USD.

 

 

Hiện nay Italia đang cố gắng thực hiện biện pháp dán nhãn thủy sản để phân biệt giữa sản phẩm của trong nước với sản phẩm NK nhằm mục đích xúc tiến và nâng cao giá trị của sản phẩm trong nước.
 
NK ngày càng nhiều thủy sản Việt Nam

 5 năm trở lại đây, Italia đã trở thành nhà NK thủy sản đáng kể của Việt Nam, đạt giá trị từ 95 đến hơn 150 triệu USD/năm. Đến hết tháng 10 năm nay, Italia là thị trường lớn thứ sáu về NK thủy sản của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Trung Quốc, chiếm  trên  3%  tổng  thị  phần.

Từ năm 2008 về trước NK của Italia từ Việt Nam tăng khá nhanh với  mức  tăng  trưởng  khoảng 18%/năm, năm 2008 đạt mức kỷ lục 156,2 triệu USD. Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, NK thủy sản nói chung của Italia bị ảnh hưởng nặng nề. Giá trị NK thủy sản Việt Nam của Italia trong năm này sụt xuống còn 113 triệu USD. Tuy nhiên sang năm 2010, thị trường này đã nhanh chóng phục hồi, NK thủy sản tăng gần 20% so với năm 2009 và trong 10 tháng đầu năm 2011, giá trị NK của Italia đã đạt gần 152 triệu USD, vượt cả giá trị NK cả năm 2010. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nước thuộc EU tiêu thụ thủy sản của Việt Nam.

Các nhóm hàng thủy sản Việt Nam XK sang Italia xếp theo thứ tự giá trị (10 tháng đầu năm 2011) gồm: mực và bạch tuộc, cá tra, tôm, các loại cá biển và nghêu, sò.

 

Italia là nhà NK mực và bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hàn Quốc và Nhật Bản và riêng nước này đã chiếm gần 69% tổng giá trị XK mặt hàng này sang EU. Italia có truyền thống tiêu thụ rất mạnh các loại nhuyễn thể chân đầu và hai mảnh vỏ, sò dùng với món mì truyền thống Spaghety cùng nước xốt.
Hàng chục năm nay, XK mực và bạch tuộc của nước ta sang Italia liên tục tăng đều, đạt kỷ lục gần 71 triệu USD trong năm 2008. Sau suy giảm năm 2009, năm 2010, NK mực và bạch tuộc từ Việt Nam của Italia lại phục hồi, đạt 63,4 triệu USD, tăng 31,2% so với năm 2009. 10 tháng đầu năm 2011 giá trị XK đạt trên 68,5 triệu USD, tăng 37,6 % so với cùng kỳ năm 2010. Theo nhận định chung, thị trường này rất có triển vọng. 
Cá tra phi lê là mặt hàng thủy sản lớn thứ 2 của nước ta XK sang Italia, nhất là mấy năm gần đây. Cá tra đã được tiêu thụ phổ biến hơn và khối lượng cũng như giá trị NK đều tăng. Năm 2008 đạt mức kỷ lục 41 triệu USD, năm 2009 sụt giảm nhưng năm 2010 đã dần phục hồi và riêng 10 tháng đầu năm 2011 đã đạt trên 31 triệu USD, cao hơn so với cả năm 2010 (26,5 triệu USD). Mặc dù tiêu thụ cá còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối EU, nhưng Italia vốn ưa thích philê các loại cá vược, cá chẽm, v.v… nên loại cá thịt trắng như cá tra có giá rất cạnh tranh phần nào đã thay thế được sự thiếu hụt các loại cá thịt trắng khác. Hơn nữa, giới bình dân của Italia gồm nhiều sắc tộc nhập cư cũng chấp nhận đáng kể đối với loại cá tra. Dự đoán, trong thời gian tới mặt hàng cá tra philê tiếp tục được tiêu thụ tốt trong tình hình kinh tế eo hẹp chung của cả châu Âu.
Tôm đông lạnh là mặt hàng thủy sản lớn thứ 3 của nước ta xuất sang Italia. Mặc dù giá trị XK còn rất khiêm tốn nhưng vài năm trở lại đây tốc độ tăng mạnh và có tiến triển tốt. 10 tháng đầu năm nay, NK tôm Việt Nam của Italia đạt gần 19,2 triệu USD, cao hơn nhiều so với cả năm 2010 (15,1 triệu USD). Italia chủ yếu tiêu thụ tôm thịt cỡ nhỏ với giá cả vừa phải, nhu cầu đối với tôm cỡ trung ít hơn và sử dụng chủ yếu trong các nhà hàng
Ngoài ra, Italia cũng NK khá nhiều các loại cá biển philê của nước ta với giá trị NK khoảng 15-20 triệu USD/năm, trong đó cá ngừ đang được chú ý nhiều hơn cả.
Hiện nay, Italia đang thực hiện chính sách bảo tồn và phục hồi các nguồn lợi đã bị cạn kiệt theo Chính sách Nghề cá Chung Châu Âu. Chính phủ có chủ trương tăng cường kiểm soát kích cỡ mắt lưới và cường lực khai thác. Vì vậy, tiếp tục gia tăng NK thủy sản là cứu cánh để cân đối cung-cầu  thủy  sản  trên  thị  trường.
Tuy nhiên, trở ngại không nhỏ khiến nhiều nhà chế biến và XK phải tính toán đối với thị trường này là giá NK thường thấp hơn so với một số thị trường khác trong khu vực, nhất là đối với cá tra và một số loại nhuyễn thể. Hơn nữa, khối lượng mỗi lần mua cho từng loại mặt hàng thường không lớn, do vậy chi phí giá thành sản xuất chung thường kém hiệu quả hơn.

Bên  cạnh  đó,  hiện  nay  thị trường thủy sản châu Âu hầu như đang trong tình trạng tiêu thụ khá chậm, vì vậy đã có nhà NK muốn được giao hàng chậm. Tuy nhiên về cơ bản theo dự đoán, Italia sẽ duy trì được nhịp độ NK như trong thời gian vừa qua và có nhiều triển vọng giá trị XK thủy sản của nước ta sang Italia trong năm 2011 sẽ đạt trên mức 180 triệu USD.

Hiện nay Italia đang cố gắng thực hiện biện pháp dán nhãn thủy sản để phân biệt giữa sản phẩm của trong nước với sản phẩm NK nhằm mục đích xúc tiến và nâng cao giá trị của sản phẩm trong nước.

 

NK ngày càng nhiều thủy sản Việt Nam

Từ năm 2008 về trước NK của Italia từ Việt Nam tăng khá nhanh với  mức  tăng  trưởng  khoảng 18%/năm, năm 2008 đạt mức kỷ lục 156,2 triệu USD. Sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, NK thủy sản nói chung của Italia bị ảnh hưởng nặng nề. Giá trị NK thủy sản Việt Nam của Italia trong năm này sụt xuống còn 113 triệu USD. Tuy nhiên sang năm 2010, thị trường này đã nhanh chóng phục hồi, NK thủy sản tăng gần 20% so với năm 2009 và trong 10 tháng đầu năm 2011, giá trị NK của Italia đã đạt gần 152 triệu USD, vượt cả giá trị NK cả năm 2010. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong số các nước thuộc EU tiêu thụ thủy sản của Việt Nam.

Italia là nhà NK mực và bạch tuộc lớn thứ ba của Việt Nam, sau Hàn Quốc và Nhật Bản và riêng nước này đã chiếm gần 69% tổng giá trị XK mặt hàng này sang EU. Italia có truyền thống tiêu thụ rất mạnh các loại nhuyễn thể chân đầu và hai mảnh vỏ, sò dùng với món mì truyền thống Spaghety cùng nước xốt.

Hàng chục năm nay, XK mực và bạch tuộc của nước ta sang Italia liên tục tăng đều, đạt kỷ lục gần 71 triệu USD trong năm 2008. Sau suy giảm năm 2009, năm 2010, NK mực và bạch tuộc từ Việt Nam của Italia lại phục hồi, đạt 63,4 triệu USD, tăng 31,2% so với năm 2009. 10 tháng đầu năm 2011 giá trị XK đạt trên 68,5 triệu USD, tăng 37,6 % so với cùng kỳ năm 2010. Theo nhận định chung, thị trường này rất có triển vọng. 

Cá tra phi lê là mặt hàng thủy sản lớn thứ 2 của nước ta XK sang Italia, nhất là mấy năm gần đây. Cá tra đã được tiêu thụ phổ biến hơn và khối lượng cũng như giá trị NK đều tăng. Năm 2008 đạt mức kỷ lục 41 triệu USD, năm 2009 sụt giảm nhưng năm 2010 đã dần phục hồi và riêng 10 tháng đầu năm 2011 đã đạt trên 31 triệu USD, cao hơn so với cả năm 2010 (26,5 triệu USD). Mặc dù tiêu thụ cá còn thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khối EU, nhưng Italia vốn ưa thích philê các loại cá vược, cá chẽm, v.v… nên loại cá thịt trắng như cá tra có giá rất cạnh tranh phần nào đã thay thế được sự thiếu hụt các loại cá thịt trắng khác. Hơn nữa, giới bình dân của Italia gồm nhiều sắc tộc nhập cư cũng chấp nhận đáng kể đối với loại cá tra. Dự đoán, trong thời gian tới mặt hàng cá tra philê tiếp tục được tiêu thụ tốt trong tình hình kinh tế eo hẹp chung của cả châu Âu.

Tôm đông lạnh là mặt hàng thủy sản lớn thứ 3 của nước ta xuất sang Italia. Mặc dù giá trị XK còn rất khiêm tốn nhưng vài năm trở lại đây tốc độ tăng mạnh và có tiến triển tốt. 10 tháng đầu năm nay, NK tôm Việt Nam của Italia đạt gần 19,2 triệu USD, cao hơn nhiều so với cả năm 2010 (15,1 triệu USD). Italia chủ yếu tiêu thụ tôm thịt cỡ nhỏ với giá cả vừa phải, nhu cầu đối với tôm cỡ trung ít hơn và sử dụng chủ yếu trong các nhà hàng

Ngoài ra, Italia cũng NK khá nhiều các loại cá biển philê của nước ta với giá trị NK khoảng 15-20 triệu USD/năm, trong đó cá ngừ đang được chú ý nhiều hơn cả.

Hiện nay, Italia đang thực hiện chính sách bảo tồn và phục hồi các nguồn lợi đã bị cạn kiệt theo Chính sách Nghề cá Chung Châu Âu. Chính phủ có chủ trương tăng cường kiểm soát kích cỡ mắt lưới và cường lực khai thác. Vì vậy, tiếp tục gia tăng NK thủy sản là cứu cánh để cân đối cung-cầu  thủy  sản  trên  thị  trường.

Tuy nhiên, trở ngại không nhỏ khiến nhiều nhà chế biến và XK phải tính toán đối với thị trường này là giá NK thường thấp hơn so với một số thị trường khác trong khu vực, nhất là đối với cá tra và một số loại nhuyễn thể. Hơn nữa, khối lượng mỗi lần mua cho từng loại mặt hàng thường không lớn, do vậy chi phí giá thành sản xuất chung thường kém hiệu quả hơn.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status