5 dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn dự kiến đầu tư theo hình thức PPP (do Bộ Giao thông – Vận tải quản lý) đang nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Có thể nhận thấy, 5 công trình trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vừa được Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào danh mục đầu tư PPP đều là những dự án khá “quen”.
|
Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
|
Sở dĩ phải dùng từ “quen” là bởi, các dự án này đều đã từng được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước “đánh tiếng” xin đầu tư theo hình thức BOT.
Thậm chí, Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được Chính phủ chính thức cho phép áp dụng thí điểm đầu tư theo hình thức PPP và đang trong quá trình tuyển chọn nhà đầu tư thứ hai thông qua đấu thầu.
Cụ thể, trong số 4 dự án mới được đề xuất áp dụng hình thức đầu tư PPP, có 3 công trình đường bộ (đường cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận) và 1 dự án hàng không (Cảng hàng không quốc tế Long Thành).
“Các công trình nói trên đã được các đơn vị tư vấn quốc tế đánh giá là phù hợp với mô hình PPP”, ông Trương Tấn Viên, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải cho biết.
Là phân đoạn cao tốc Bắc Nam nhánh phía Đông thứ ba, Dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt, gồm 2 dự án thành phần (đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa và Thanh Hóa – Bãi Vọt) đã được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ sử dụng tư vấn nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP. Kết quả nghiên cứu của WB cho thấy, đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa dài 81 km, có tổng mức đầu tư 1,03 tỷ USD, có thể đầu tư theo hình thức PPP ngay trong giai đoạn trước mắt.
Đối với Dự án Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, công trình từng được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) giới thiệu cho một số nhà đầu tư Nhật Bản nghiên cứu đầu tư cũng đã cơ bản hoàn thành thiết kế cơ sở. Theo tính toán của Bộ Giao thông – Vận tải, tại dự án này, đoạn đường từ Biên Hòa – Phú Mỹ dài 37,6 km và đoạn nối Phú Mỹ – Quốc lộ 51 dài 9,2 km với quy mô 4 làn xe có tổng mức đầu tư khoảng 11.688 tỷ đồng phù hợp với hình thức PPP, trong đó vốn nhà nước tham gia 20 – 40%.
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của Tổng công ty Đầu tư hạ tầng và quản lý dự án giao thông (CIMP) Cửu Long, phân đoạn từ Trung Lương – Cái Bè dài 33 km, với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng, thuộc Dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có thể thu hút nhà đầu tư theo hình thức PPP với điều kiện Nhà nước góp 40% vốn và cho phép thu phí cả đoạn TP.HCM – Trung Lương.
CIMP Cửu Long cho biết, ngoài JICA và Posco E&C đã tham gia nghiên cứu đầu tư, một số nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đang rất quan tâm tới công trình này, như Moonary Group, Metro Pacific Toolways Corp…
Theo ông Trương Tấn Viên, mặc dù Bộ Giao thông – Vận tải đang gấp rút chuẩn bị báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (dự kiến cuối năm 2013), nhưng kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn hàng không Nhật Bản cho thấy, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có thể áp dụng hình thức PPP.
Cụ thể, phần vốn PPP dự kiến tại công trình cảng trung chuyển hàng không đầu tiên ở Việt Nam này có thể lên tới 2 tỷ USD cho các hạng mục: nhà ga hành khách, nhà đậu ô tô; ga hàng hóa, ga giao nhận hàng hóa; hệ thống tra nạp nhiên liệu máy bay, khu chế biến suất ăn; hệ thống viễn thông.
Được biết, những tín hiệu tích cực từ đợt “roadshow” tuyển chọn nhà đầu tư thứ hai cho Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết tại Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc hồi cuối tháng 7/2013 đã khiến Bộ Giao thông – Vận tải mạnh dạn bổ sung vào danh mục các dự án PPP, dù đây đều là những công trình có tổng mức đầu tư rất lớn.
Theo Bộ Giao thông – Vận tải, có ít nhất 15 nhà đầu tư tiềm năng sẽ sang Việt Nam dự Hội nghị Tiền sơ tuyển Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào ngày 19/9/2013.
“Nếu xây dựng được cơ chế hỗ trợ của Nhà nước phù hợp, đảm bảo tính khả thi tài chính, các dự án hạ tầng nói trên hoàn toàn có thể thu hút được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư theo hình thức PPP”, một chuyên gia đánh giá.
Có thể nhận thấy, 5 công trình trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vừa được Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào danh mục đầu tư PPP đều là những dự án khá “quen”.
Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Sở dĩ phải dùng từ “quen” là bởi, các dự án này đều đã từng được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước “đánh tiếng” xin đầu tư theo hình thức BOT.
Thậm chí, Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được Chính phủ chính thức cho phép áp dụng thí điểm đầu tư theo hình thức PPP và đang trong quá trình tuyển chọn nhà đầu tư thứ hai thông qua đấu thầu.
Cụ thể, trong số 4 dự án mới được đề xuất áp dụng hình thức đầu tư PPP, có 3 công trình đường bộ (đường cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận) và 1 dự án hàng không (Cảng hàng không quốc tế Long Thành).
“Các công trình nói trên đã được các đơn vị tư vấn quốc tế đánh giá là phù hợp với mô hình PPP”, ông Trương Tấn Viên, Thứ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải cho biết.
Là phân đoạn cao tốc Bắc Nam nhánh phía Đông thứ ba, Dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Bãi Vọt, gồm 2 dự án thành phần (đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa và Thanh Hóa – Bãi Vọt) đã được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ sử dụng tư vấn nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP. Kết quả nghiên cứu của WB cho thấy, đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa dài 81 km, có tổng mức đầu tư 1,03 tỷ USD, có thể đầu tư theo hình thức PPP ngay trong giai đoạn trước mắt.
Đối với Dự án Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, công trình từng được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) giới thiệu cho một số nhà đầu tư Nhật Bản nghiên cứu đầu tư cũng đã cơ bản hoàn thành thiết kế cơ sở. Theo tính toán của Bộ Giao thông – Vận tải, tại dự án này, đoạn đường từ Biên Hòa – Phú Mỹ dài 37,6 km và đoạn nối Phú Mỹ – Quốc lộ 51 dài 9,2 km với quy mô 4 làn xe có tổng mức đầu tư khoảng 11.688 tỷ đồng phù hợp với hình thức PPP, trong đó vốn nhà nước tham gia 20 – 40%.
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của Tổng công ty Đầu tư hạ tầng và quản lý dự án giao thông (CIMP) Cửu Long, phân đoạn từ Trung Lương – Cái Bè dài 33 km, với tổng mức đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng, thuộc Dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có thể thu hút nhà đầu tư theo hình thức PPP với điều kiện Nhà nước góp 40% vốn và cho phép thu phí cả đoạn TP.HCM – Trung Lương.
CIMP Cửu Long cho biết, ngoài JICA và Posco E&C đã tham gia nghiên cứu đầu tư, một số nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đang rất quan tâm tới công trình này, như Moonary Group, Metro Pacific Toolways Corp…
Theo ông Trương Tấn Viên, mặc dù Bộ Giao thông – Vận tải đang gấp rút chuẩn bị báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư (dự kiến cuối năm 2013), nhưng kết quả nghiên cứu của Công ty Tư vấn hàng không Nhật Bản cho thấy, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có thể áp dụng hình thức PPP.
Cụ thể, phần vốn PPP dự kiến tại công trình cảng trung chuyển hàng không đầu tiên ở Việt Nam này có thể lên tới 2 tỷ USD cho các hạng mục: nhà ga hành khách, nhà đậu ô tô; ga hàng hóa, ga giao nhận hàng hóa; hệ thống tra nạp nhiên liệu máy bay, khu chế biến suất ăn; hệ thống viễn thông.
Được biết, những tín hiệu tích cực từ đợt “roadshow” tuyển chọn nhà đầu tư thứ hai cho Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết tại Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc hồi cuối tháng 7/2013 đã khiến Bộ Giao thông – Vận tải mạnh dạn bổ sung vào danh mục các dự án PPP, dù đây đều là những công trình có tổng mức đầu tư rất lớn.
Theo Bộ Giao thông – Vận tải, có ít nhất 15 nhà đầu tư tiềm năng sẽ sang Việt Nam dự Hội nghị Tiền sơ tuyển Dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết vào ngày 19/9/2013.
“Nếu xây dựng được cơ chế hỗ trợ của Nhà nước phù hợp, đảm bảo tính khả thi tài chính, các dự án hạ tầng nói trên hoàn toàn có thể thu hút được nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư theo hình thức PPP”, một chuyên gia đánh giá.