Chọn dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực là con đường để Việt Nam chuyển dần chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chia sẻ rất thật rằng, có thời kỳ, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nào vào cũng nhận và sẵn sàng thu hút đầu tư bằng mọi giá, song giờ thì, ông Nguyễn Xuân Đoan, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, cho biết, Hải Dương cũng đã biết từ chối nhiều dự án. “Những dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều lao động mà muốn vào khu vực thành phố thì không được. Những dự án không mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thì chúng tôi cũng từ chối”, ông Đoan nói.
Xem ra, thông điệp chỉ chọn những dự án FDI có chất lượng không chỉ được phát đi từ Trung ương, mà giờ đã thấm nhuần xuống các địa phương. Hơn một lần, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan quản lý trong lĩnh vực này, đã khẳng định rằng, thời gian tới, mục tiêu hàng đầu là sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả FDI; tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI; cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện của các dự án đầu tư. Chỉ thị 1617/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhấn mạnh 3 nhiệm vụ quan trọng này.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ chọn lọc các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực; các ngành, lĩnh vực tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, như công nghệ cao, cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông, dược, công nghiệp sinh học; công nghiệp môi trường và các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu mới… Những dự án tiết kiệm nhiên liệu, không sử dụng nhiều lao động giá rẻ cũng sẽ được ưu tiên…”, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, liệu ngay một lúc Việt Nam có thể thu hút các dự án công nghệ cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động…?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hong Sun, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) cho rằng, mặc dù đây là bước đi đúng hướng, song bây giờ chưa phải là thời điểm lựa chọn tất cả những lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn.
“Hàn Quốc cũng trải qua thời gian đó. Không thể một lúc bước từ một nước nông nghiệp sang công nghiệp, công nghệ cao được. Chúng ta cần có thời gian, cần có công nghiệp phụ trợ”, ông Hong Sun nói và cho rằng, hiện thời, nếu không phải là những lĩnh vực có hại, hoặc phát sinh tiêu cực đến kinh tế – xã hội, thì Việt Nam nên tiếp tục đón nhận những dòng vốn đó.
Theo ông Hong Sun, Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn những doanh nghiệp đa quốc gia, bởi đi cùng với họ thường là những doanh nghiệp phụ trợ. “Samsung là ví dụ điển hình. Nokia cũng vậy. Việt Nam nên có những chính sách ưu đãi đầu tư ban đầu cho họ, bởi nếu không, họ sẽ bỏ đi và nếu như vậy, Việt Nam có thể bỏ qua cơ hội lớn”, ông Hong Sun nói.
Theo cách nhìn của ông Hong Sun, muốn thu hút được dòng vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam phải phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ và có chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý. Thêm vào đó, theo ông này, một khía cạnh quan trọng là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để có được nguồn lao động chất lượng cao. “Mục tiêu là đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…”, ông Phi nói.
Trong khi đó, ở bình diện cao hơn, GS-TSKH Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cho rằng, để thu hút được vốn FDI chất lượng cao, Việt Nam cần giải quyết một loạt vấn đề rất quan trọng. Chẳng hạn, sửa đổi, bổ sung luật pháp về đầu tư; sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư; nâng cao năng lực phản ứng chính sách…
“Trên cơ sở định hướng mới về FDI, cần rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư trong văn bản pháp luật để quy định hệ thống ưu đãi mới thích ứng với đòi hỏi của nhà đầu tư và kinh nghiệm quốc tế trong việc thu hút FDI vào ngành công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, giáo dục và đào tạo”, GS-TSKH Nguyễn Mại nói và cho rằng, chính sách ưu đãi đầu tư cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào ngành nghề, lĩnh vực theo định hướng mới, đồng thời phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế – xã hội của từng địa phương, chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.
Việt Nam phải cẩn trọng trong lựa chọn FDI và có chính sách phù hợp để thu hút dòng vốn có chất lượng”
Ông Duangdej Yuaikwamdee, Phó giám đốc điều hành, Phụ trách lĩnh vực kinh doanh Tập đoàn Reed Tradex
Hiện tại, có hai nhóm nhà đầu tư trên thế giới. Một là, nhóm nhà đầu tư mang công nghệ tiên tiến, hiện đại đến; hai là, nhóm nhà đầu tư muốn lợi dụng lao động giá rẻ của Việt Nam, mang theo những công nghệ lạc hậu. Việt Nam phải cẩn trọng trong lựa chọn FDI và có chính sách phù hợp để thu hút được dòng vốn có chất lượng vào Việt Namn
Nâng cao kỹ năng của lao động là nhiệm vụ chính để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư”
Trong năm 2011, 11 tỷ USD đã được giải ngân, tương đương với năm 2010. Đây là bằng chứng cho thấy sự ổn định của môi trường đầu tư Việt Nam và sự hấp dẫn đầu tư của đất nước này.
Tuy nhiên, còn nhiều thách thức nếu Việt Nam muốn nâng cao chất lượng, tăng cường số lượng vốn FDI. Chính phủ cần tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng; thực hiện cải cách hành chính để nâng cao hiệu suất hành chính. Việc cải thiện và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư.
Cần quan tâm đến các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp phụ trợ”
Ông Hang Ha Ryu, Tổng giám đốc Công ty Doosan Vina
Việc Chính phủ quyết định chuyển dịch mô hình phát triển từ “số lượng” sang “ chất lượng” là một quyết định đúng đắn, nhưng những gì cần bây giờ là hành động.
Thực tế, Doosan Vina và các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đều mong có nhiều nhà đầu tư trong ngành công nghiệp phụ trợ tới Việt Nam. Nhờ họ, chúng tôi sẽ giảm nguyên vật liệu nhập khẩu, từ đó giảm chi phí.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư này muốn được ưu đãi về đất đai, thuế và cần nguồn lao động có thể làm việc ngay.
Công nghiệp hàng tiêu dùng có thể là một trong những ngành hàng đầu trong một vài năm tới”
Ông Brett Krause, Giám đốc điều hành Citi Vietnam
So với các nền kinh tế mới nổi, kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh hơn ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ.
Chúng tôi đã nhìn thấy các bước đi có thể giúp Việt Nam thu hút được sự quan tâm hơn nữa của nhà đầu tư toàn cầu, như mở rộng thị trường vốn, nâng giới hạn sở hữu nước ngoài và các cải cách để giúp thị trường tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Theo chúng tôi, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng có thể là một trong những ngành hàng đầu trong một vài năm tới. Nhiều khách hàng và đối tác của chúng tôi đã có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Ông Brett Krause, Giám đốc điều hành Citi Vietnam
So với các nền kinh tế mới nổi, kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh hơn ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ.
Chúng tôi đã nhìn thấy các bước đi có thể giúp Việt Nam thu hút được sự quan tâm hơn nữa của nhà đầu tư toàn cầu, như mở rộng thị trường vốn, nâng giới hạn sở hữu nước ngoài và các cải cách để giúp thị trường tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Theo chúng tôi, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng có thể là một trong những ngành hàng đầu trong một vài năm tới. Nhiều khách hàng và đối tác của chúng tôi đã có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
So với các nền kinh tế mới nổi, kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh hơn ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ.
Chúng tôi đã nhìn thấy các bước đi có thể giúp Việt Nam thu hút được sự quan tâm hơn nữa của nhà đầu tư toàn cầu, như mở rộng thị trường vốn, nâng giới hạn sở hữu nước ngoài và các cải cách để giúp thị trường tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Theo chúng tôi, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng có thể là một trong những ngành hàng đầu trong một vài năm tới. Nhiều khách hàng và đối tác của chúng tôi đã có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
So với các nền kinh tế mới nổi, kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh hơn ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ.
Chúng tôi đã nhìn thấy các bước đi có thể giúp Việt Nam thu hút được sự quan tâm hơn nữa của nhà đầu tư toàn cầu, như mở rộng thị trường vốn, nâng giới hạn sở hữu nước ngoài và các cải cách để giúp thị trường tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Theo chúng tôi, ngành công nghiệp hàng tiêu dùng có thể là một trong những ngành hàng đầu trong một vài năm tới. Nhiều khách hàng và đối tác của chúng tôi đã có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.