Tin tức

Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng

(baodautu.vn) Dự thảo Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả đầu tư.

Vấn đề đặt ra là, làm sao để khắc phục tình trạng “huy động và hiệu quả sử dụng nguồn lực còn hạn chế” như đã được chỉ ra trong Dự thảo.
Thứ nhất, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước 5 năm (2006-2010) huy động gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,5% GDP… Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm là 7%”. Như vậy, nước ta cần hơn 6 đồng vốn đầu tư mới có 1 đồng tăng trưởng GDP; quan hệ giữa hai đại lượng này gọi là ICOR = 6.
ICOR của nước ta có xu hướng tăng lên qua mỗi thời kỳ kế hoạch 5 năm, giai đoạn 1991-1995 là 2,2; 1996-2000 là 3,2; 2001-2005 là 4,2 và 2006-2010 là 6,0.
ICOR tăng có nguyên nhân khách quan do đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xóa đói, giảm nghèo không trực tiếp tạo ra GDP; nhưng chủ yếu do chủ trương đầu tư không đúng, thiếu đồng bộ, lãng phí và thất thoát nghiêm trọng việc sử dụng vốn đầu tư có nguồn từ ngân sách nhà nước, triển khai nhiều dự án quá chậm, thường kéo dài thời gian đưa vào sử dụng, chất lượng các công trình không bảo đảm tiêu chuẩn, nên phải sửa chữa, thậm chí làm lại.
Những vấn đề trên đây đã được đề cập khá đầy đủ trong nhiều văn kiện của Đảng, nhưng vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.
Thứ hai, chúng tôi cho rằng, vốn đầu tư toàn xã hội bằng 42,5% GDP là quá cao (nếu so với các nước trong khu vực phần lớn là 30-32%). Tỷ lệ đầu tư quá cao, sẽ gây ra tình trạng “nóng” của nền kinh tế, do lượng tiền lưu thông và tín dụng đầu tư gia tăng nhanh hơn so với cung ứng hàng hóa và dịch vụ.
Nếu trong Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, vẫn giữ tỷ lệ 40% và tốc độ tăng trưởng 7-8% như dự kiến, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng không được nâng cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010. ICOR là 5,0 nếu tốc độ tăng trưởng là 8% và là gần 6, nếu tốc độ tăng trưởng là 7%.
Thử làm phép tính, với tỷ trọng 40%, bình quân hàng năm của giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư là 82 tỷ USD (chúng tôi lấy số tròn để tính: GDP năm 2011 là 120 tỷ USD và 2020 là 300 tỷ USD); trong đó, năm 2020 là 120 tỷ USD. Cần suy nghĩ nghiêm túc về nguồn lực trong và ngoài nước có thể huy động được và việc sử dụng một lượng vốn lớn như vậy sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng và tính bền vững kinh tế – xã hội như thế nào (!).
Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ thực tiễn nước ta, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội không nên vượt quá 35% GDP, như một số tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia Việt Nam đã kiến nghị.
Với mức 35%, nếu giai đoạn 2011-2020, ICOR giữ mức như thời kỳ 2001-2006 là 4,2, thì tốc độ tăng trưởng GDP gần 9%/năm (ICOR của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong 20 năm công nghiệp hóa dao động từ 2,6 đến 3,2).
Do vậy, nên coi nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và giảm tỷ lệ vốn đầu tư còn 35% GDP là hai định hướng quan trọng của Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.
Thứ ba, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần nghiên cứu một cách khách quan và khoa học các khu vực kinh tế và các nguồn vốn đầu tư. Có 3 khu vực kinh tế ứng với 3 nguồn vốn đầu tư chủ yếu: 1) kinh tế nhà nước bao gồm các khoản chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư và các khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; 2) kinh tế tư nhân gồm vốn đầu tư tự có, vốn đi vay và huy động từ các nguồn khác; 3) kinh tế đầu tư nước ngoài gồm vốn chuyển từ bên ngoài vào và huy động trong nước.
Để đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững, Nhà nước cần có định hướng đúng, chính sách minh bạch và ổn định, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy hoạch ngành và lãnh thổ. Hiệu quả đầu tư là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, bởi mỗi đồng vốn họ chi ra đã được tính toán chi tiết, được theo dõi, giám sát chặt chẽ. 
Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và được thực hiện nghiêm túc đối với khu vực kinh tế nhà nước, cũng như việc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Vụ PMU 18 và vụ VINASHIN là điển hình của tình trạng sử dụng vốn đầu tư công kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát lớn. Tính nghiêm trọng của cả hai vụ này là như nhau, nhưng quy mô và tác hại của vụ sau lớn hơn nhiều so với vụ trước, càng làm cho tính cấp bách của vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Chúng tôi cho rằng, không nên coi các vụ đó như là cá biệt và ngẫu nhiên.  
Vụ VINASHIN là câu chuyện làm người ta nhớ lại cơ chế lỏng lẻo trong việc thực hiện quyền tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước, cần được mổ xẻ nghiêm túc để khắc phục có hiệu quả, trong khi trên thực tế, thế và lực của các nhóm lợi ích đang chi phối đến mức làm méo mó lợi ích quốc gia. 
86.000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) là một khoản nợ khổng lồ, hàng năm VINASHIN phải trả 10.000 tỷ đồng tiền lãi, tương đương thu ngân sách năm 2010 của các tỉnh giàu như Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc; gấp 2,5 lần của Nghệ An và gấp 6 lần của Hà Tĩnh.
Bao nhiêu khoản đầu tư của VINASHIN không có hiệu quả, lãng phí hàng tỷ USD và bao nhiêu dự án đầu tư khổng lồ của các tập đoàn kinh tế khác vẫn được triển khai, bất chấp việc Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh từ đầu năm 2008 về việc giới hạn đầu tư ra ngoài ngành (?). 
Điện năng thiếu trầm trọng đến mức đại bộ phận nông dân mặc dù đã được coi là “vùng có điện”, nhưng bị cắt liên tục, trong khi Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tuyên bố như người ngoài cuộc: “Có thể nhìn thấy, từ nay đến năm 2012, nguy cơ thiếu điện không có cách gì giải quyết được. Nếu muốn giải quyết, chúng ta phải làm từ cách đây 7-8 năm” (!). Chủ tịch EVN không nhận ra trách nhiệm chính trước tình trạng thiếu điện là của ngành điện lực, bởi cho đến nay, đây vẫn là vùng đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước, chưa có cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.
Bài toán đầu tư công có thể tìm được lời giải trong Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 nếu sử dụng phương châm của Đại hội VI “nhìn thẳng vào sự thật” để mổ xẻ nhiều chiều từ vụ VINASHIN đối với các tập doàn kinh tế nhà nước để bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhân tố quan trọng của hiệu quả đầu tư xã hội.
Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 cần thay đổi một cách cơ bản việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng theo hướng:
Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước chủ yếu để bảo đảm chi thường xuyên, trong đó có tăng lương đến mức bảo đảm là thu nhập chính của công chức, người lao động (một vấn đề đã được coi là phương châm chỉ đạo của cuộc cải cách tiền lương từ năm 1995, nhưng đến nay, vẫn chưa thực hiện được); một phần thu ngân sách đầu tư cho giáo dục, khoa học, chăm sóc sức khoẻ và xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà không thể thu hút được đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. 
Thứ hai, có chính sách khuyến khích bằng các ưu đãi cao đối với đầu tư tư nhân trong nước. Những dự án hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại mà kinh tế tư nhân trong nước – từng doanh nghiệp, liên doanh, hợp doanh – có đủ, hoặc gần đủ năng lực thực hiện, thì dành cho các doanh nghiệp trong nước với sự hỗ trợ một phần vốn đầu tư của Chính phủ và tín dụng ưu đãi.
Thứ ba, nâng cấp chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chất lượng và hiệu quả cao hơn, chọn lựa kỹ hơn đối tác nước ngoài, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đủ hấp dẫn FDI, thì cần yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn về công nghệ, môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí carbon đối với các dự án FDI. 
Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh, chống độc quyền; kiên quyết không khoanh nợ, xóa nợ, cấp bù lỗ (trừ trường hợp phải thực hiện lệnh của Chính phủ) cho doanh nghiệp; thực hiện phổ biến việc quản trị và điều hành doanh nghiệp bằng tuyển chọn nghiêm túc thành viên ban quản lý, tổng giám đốc doanh nghiệp.
Đại hội Đảng toàn quốc luôn luôn là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, nhân dân cả nước có dịp dân chủ bàn kế sách để đưa đất nước tiến lên. 
Điều quan trọng là, phải tiếp tục đổi mới tư duy để có cách tiếp cận đúng, thích hợp với trạng thái mới của trình độ phát triển, điều kiện quốc tế và diễn biến khó lường trước của chính trị, kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, cần khuyến khích mạnh mẽ và tạo mọi điều kiện để những ý tưởng mới, sáng kiến mới, sức mạnh trí tuệ người Việt Nam được thực hiện, trở thành sức mạnh vật chất trong cuộc ganh đua với các dân tộc trên toàn cầu vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Vấn đề đặt ra là, làm sao để khắc phục tình trạng “huy động và hiệu quả sử dụng nguồn lực còn hạn chế” như đã được chỉ ra trong Dự thảo.

Thứ nhất, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước 5 năm (2006-2010) huy động gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005, đạt 42,5% GDP… Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm là 7%”. Như vậy, nước ta cần hơn 6 đồng vốn đầu tư mới có 1 đồng tăng trưởng GDP; quan hệ giữa hai đại lượng này gọi là ICOR = 6.

ICOR của nước ta có xu hướng tăng lên qua mỗi thời kỳ kế hoạch 5 năm, giai đoạn 1991-1995 là 2,2; 1996-2000 là 3,2; 2001-2005 là 4,2 và 2006-2010 là 6,0.

ICOR tăng có nguyên nhân khách quan do đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xóa đói, giảm nghèo không trực tiếp tạo ra GDP; nhưng chủ yếu do chủ trương đầu tư không đúng, thiếu đồng bộ, lãng phí và thất thoát nghiêm trọng việc sử dụng vốn đầu tư có nguồn từ ngân sách nhà nước, triển khai nhiều dự án quá chậm, thường kéo dài thời gian đưa vào sử dụng, chất lượng các công trình không bảo đảm tiêu chuẩn, nên phải sửa chữa, thậm chí làm lại.

Những vấn đề trên đây đã được đề cập khá đầy đủ trong nhiều văn kiện của Đảng, nhưng vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả.

Thứ hai, chúng tôi cho rằng, vốn đầu tư toàn xã hội bằng 42,5% GDP là quá cao (nếu so với các nước trong khu vực phần lớn là 30-32%). Tỷ lệ đầu tư quá cao, sẽ gây ra tình trạng “nóng” của nền kinh tế, do lượng tiền lưu thông và tín dụng đầu tư gia tăng nhanh hơn so với cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

Nếu trong Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, vẫn giữ tỷ lệ 40% và tốc độ tăng trưởng 7-8% như dự kiến, thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cũng không được nâng cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010. ICOR là 5,0 nếu tốc độ tăng trưởng là 8% và là gần 6, nếu tốc độ tăng trưởng là 7%.

Thử làm phép tính, với tỷ trọng 40%, bình quân hàng năm của giai đoạn 2011-2020, vốn đầu tư là 82 tỷ USD (chúng tôi lấy số tròn để tính: GDP năm 2011 là 120 tỷ USD và 2020 là 300 tỷ USD); trong đó, năm 2020 là 120 tỷ USD. Cần suy nghĩ nghiêm túc về nguồn lực trong và ngoài nước có thể huy động được và việc sử dụng một lượng vốn lớn như vậy sẽ có tác động tích cực và tiêu cực đến tăng trưởng và tính bền vững kinh tế – xã hội như thế nào (!).

Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ thực tiễn nước ta, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội không nên vượt quá 35% GDP, như một số tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia Việt Nam đã kiến nghị.

Với mức 35%, nếu giai đoạn 2011-2020, ICOR giữ mức như thời kỳ 2001-2006 là 4,2, thì tốc độ tăng trưởng GDP gần 9%/năm (ICOR của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan trong 20 năm công nghiệp hóa dao động từ 2,6 đến 3,2).

Do vậy, nên coi nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và giảm tỷ lệ vốn đầu tư còn 35% GDP là hai định hướng quan trọng của Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần nghiên cứu một cách khách quan và khoa học các khu vực kinh tế và các nguồn vốn đầu tư. Có 3 khu vực kinh tế ứng với 3 nguồn vốn đầu tư chủ yếu: 1) kinh tế nhà nước bao gồm các khoản chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư và các khoản đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; 2) kinh tế tư nhân gồm vốn đầu tư tự có, vốn đi vay và huy động từ các nguồn khác; 3) kinh tế đầu tư nước ngoài gồm vốn chuyển từ bên ngoài vào và huy động trong nước.

Để đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững, Nhà nước cần có định hướng đúng, chính sách minh bạch và ổn định, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy hoạch ngành và lãnh thổ. Hiệu quả đầu tư là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, bởi mỗi đồng vốn họ chi ra đã được tính toán chi tiết, được theo dõi, giám sát chặt chẽ. 

Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ và được thực hiện nghiêm túc đối với khu vực kinh tế nhà nước, cũng như việc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Vụ PMU 18 và vụ VINASHIN là điển hình của tình trạng sử dụng vốn đầu tư công kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát lớn. Tính nghiêm trọng của cả hai vụ này là như nhau, nhưng quy mô và tác hại của vụ sau lớn hơn nhiều so với vụ trước, càng làm cho tính cấp bách của vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Chúng tôi cho rằng, không nên coi các vụ đó như là cá biệt và ngẫu nhiên.  

Vụ VINASHIN là câu chuyện làm người ta nhớ lại cơ chế lỏng lẻo trong việc thực hiện quyền tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước, cần được mổ xẻ nghiêm túc để khắc phục có hiệu quả, trong khi trên thực tế, thế và lực của các nhóm lợi ích đang chi phối đến mức làm méo mó lợi ích quốc gia. 

86.000 tỷ đồng (tương đương 4,5 tỷ USD) là một khoản nợ khổng lồ, hàng năm VINASHIN phải trả 10.000 tỷ đồng tiền lãi, tương đương thu ngân sách năm 2010 của các tỉnh giàu như Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc; gấp 2,5 lần của Nghệ An và gấp 6 lần của Hà Tĩnh.

Bao nhiêu khoản đầu tư của VINASHIN không có hiệu quả, lãng phí hàng tỷ USD và bao nhiêu dự án đầu tư khổng lồ của các tập đoàn kinh tế khác vẫn được triển khai, bất chấp việc Thủ tướng Chính phủ đã ra lệnh từ đầu năm 2008 về việc giới hạn đầu tư ra ngoài ngành (?). 

Điện năng thiếu trầm trọng đến mức đại bộ phận nông dân mặc dù đã được coi là “vùng có điện”, nhưng bị cắt liên tục, trong khi Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tuyên bố như người ngoài cuộc: “Có thể nhìn thấy, từ nay đến năm 2012, nguy cơ thiếu điện không có cách gì giải quyết được. Nếu muốn giải quyết, chúng ta phải làm từ cách đây 7-8 năm” (!). Chủ tịch EVN không nhận ra trách nhiệm chính trước tình trạng thiếu điện là của ngành điện lực, bởi cho đến nay, đây vẫn là vùng đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước, chưa có cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường.

Bài toán đầu tư công có thể tìm được lời giải trong Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 nếu sử dụng phương châm của Đại hội VI “nhìn thẳng vào sự thật” để mổ xẻ nhiều chiều từ vụ VINASHIN đối với các tập doàn kinh tế nhà nước để bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư công, nhân tố quan trọng của hiệu quả đầu tư xã hội.

Chiến lược Phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020 cần thay đổi một cách cơ bản việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng theo hướng:

Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước chủ yếu để bảo đảm chi thường xuyên, trong đó có tăng lương đến mức bảo đảm là thu nhập chính của công chức, người lao động (một vấn đề đã được coi là phương châm chỉ đạo của cuộc cải cách tiền lương từ năm 1995, nhưng đến nay, vẫn chưa thực hiện được); một phần thu ngân sách đầu tư cho giáo dục, khoa học, chăm sóc sức khoẻ và xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà không thể thu hút được đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. 

Thứ hai, có chính sách khuyến khích bằng các ưu đãi cao đối với đầu tư tư nhân trong nước. Những dự án hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại mà kinh tế tư nhân trong nước – từng doanh nghiệp, liên doanh, hợp doanh – có đủ, hoặc gần đủ năng lực thực hiện, thì dành cho các doanh nghiệp trong nước với sự hỗ trợ một phần vốn đầu tư của Chính phủ và tín dụng ưu đãi.

Thứ ba, nâng cấp chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng chất lượng và hiệu quả cao hơn, chọn lựa kỹ hơn đối tác nước ngoài, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh đủ hấp dẫn FDI, thì cần yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn về công nghệ, môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí carbon đối với các dự án FDI. 

Thứ tư, doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh, chống độc quyền; kiên quyết không khoanh nợ, xóa nợ, cấp bù lỗ (trừ trường hợp phải thực hiện lệnh của Chính phủ) cho doanh nghiệp; thực hiện phổ biến việc quản trị và điều hành doanh nghiệp bằng tuyển chọn nghiêm túc thành viên ban quản lý, tổng giám đốc doanh nghiệp.

Đại hội Đảng toàn quốc luôn luôn là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước, nhân dân cả nước có dịp dân chủ bàn kế sách để đưa đất nước tiến lên. 

Điều quan trọng là, phải tiếp tục đổi mới tư duy để có cách tiếp cận đúng, thích hợp với trạng thái mới của trình độ phát triển, điều kiện quốc tế và diễn biến khó lường trước của chính trị, kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, cần khuyến khích mạnh mẽ và tạo mọi điều kiện để những ý tưởng mới, sáng kiến mới, sức mạnh trí tuệ người Việt Nam được thực hiện, trở thành sức mạnh vật chất trong cuộc ganh đua với các dân tộc trên toàn cầu vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status