Mặc dù hệ thống luật pháp đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, nhưng các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… vẫn đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng, với lực lượng lao động trẻ dồi dào và có nhiều tương đồng về văn hóa.
VSIP – hình mẫu thành công của nhà đầu tư đến từ ASEAN
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, các nhà đầu tư ASEAN khẳng định “coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn”.
Bà Damayanti P. Siahaan, Tổng thư ký Hội đồng thương mại và công nghiệp Indonesia, Ủy ban Hợp tác kinh tế Indonesia – Việt Nam khẳng định: “Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư rất hấp dẫn. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn của Indonesia vẫn luôn quan tâm tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Chính phủ Indonesia hiện có chủ trương nâng cao vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích họ mở rộng sản xuất ra nước ngoài, và Việt Nam là một điểm đến phù hợp. Với một quy mô dân số trẻ và đang trong quá trình phát triển nhanh như Việt Nam, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Indonesia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam là giáo dục, dịch vụ, xây dựng. Cụ thể, đầu tư xây dựng trường học, nhà hàng, khách sạn, resort, cung cấp các dịch vụ về kinh doanh, thiết kế và trang trí nội thất…”
Ông Panat Krairojananan, CEO của hai công ty Surint Omya Vietnam và Omya Mineral Vietnam, đại diện cho các nhà đầu tư Thái Lan cho biết, GDP của Việt Nam chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, nhưng do Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh, nên đây chính làø cơ hội không thể bỏ qua của các doanh nghiệp Thái Lan. Các lĩnh vực thu hút sự quan tâm của Thái Lan là dệt may, hóa chất, công nghiệp sản xuất, đồ dùng nhựa, thực phẩm… Hơn nữa, với tầm nhìn dài hạn của nhà đầu tư, Việt Nam không chỉ là một quốc gia riêng lẻ mà là điểm trung chuyển hàng hoá từ các nước ASEAN ra thế giới, vì vậy, đầu tư ở Việt Nam có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển lâu dài.
“Cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, mà yếu tố quan trọng nhất ở đây chính là con người Việt Nam. Với kinh nghiệm đầu tư lâu năm tại Việt Nam, tôi đánh giá con người Việt Nam rất cao ở tính cách sẵn sàng học hỏi và cầu tiến. Người Việt Nam thậm chí còn mạnh dạn hơn người Thái Lan trong việc đặt câu hỏi cho các vấn đề còn vướng mắc. Điều quan trọng là, nhà đầu tư phải sẵn sàng chia sẻ với họ”, ông Panat nhấn mạnh.
Ông Theng Bee Han, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Malaysia tại Việt Nam chia sẻ: Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Malaysia, tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa rõ ràng, khó hiểu và thay đổi nhiều, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc cập nhật và thực hiện. Việt Nam trước hết cần tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và quy định liên quan đến lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tại Việt Nam hiện nay. “Không phải là quá khó khăn để đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hiểu được văn hoá Việt Nam, cách thức vận hành của bộ máy Việt Nam, nhà đầu tư sẽ thành công ở Việt Nam”, ông nói
Các nhà đầu tư khác cũng rất đồng tình với quan điểm, Việt Nam cần phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp rõ ràng hơn, nhất là các quy định, hướng dẫn thi hành luật ở Việt Nam còn quá phức tạp với nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần phải có các biện pháp để giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hiểu và thực hiện luật khi đến Việt Nam.
Các nhà đầu tư Malaysia cũng đồng ý với quan điểm nguồn nhân lực là một thế mạnh của Việt Nam, nhưng việc quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc giữ chân người lao động và tạo ra đội ngũ lao động kế tiếp. Theo ông Theng Bee Han, để tăng sự trung thành của người lao động với doanh nghiệp, cần có chính sách đãi ngộ tốt với người lao động Việt Nam, tạo điều kiện cho họ phát triển thông qua việc đào tạo.
Ông Omi Kenji, Trưởng bộ phận nghiên cứu Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đưa ra khẳng định, thế mạnh nổi bật của Việt Nam là lực lượng lao động trẻ dồi dào, khéo tay, có tầm nhìn tốt và trách nhiệm. “Chi phí nhân công tại Việt Nam được JETRO cho là hợp lý, hơn nữa, số ngày nghỉ lễ ở Việt Nam không nhiều sẽ là “điểm cộng” thêm trong mắt nhà đầu tư”, ông Omi Kenji phân tích thêm.
VSIP – hình mẫu thành công của nhà đầu tư đến từ ASEAN
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, các nhà đầu tư ASEAN khẳng định “coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn”.
Bà Damayanti P. Siahaan, Tổng thư ký Hội đồng thương mại và công nghiệp Indonesia, Ủy ban Hợp tác kinh tế Indonesia – Việt Nam khẳng định: “Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư rất hấp dẫn. Bên cạnh các doanh nghiệp lớn của Indonesia vẫn luôn quan tâm tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Chính phủ Indonesia hiện có chủ trương nâng cao vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích họ mở rộng sản xuất ra nước ngoài, và Việt Nam là một điểm đến phù hợp. Với một quy mô dân số trẻ và đang trong quá trình phát triển nhanh như Việt Nam, các lĩnh vực mà doanh nghiệp Indonesia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam là giáo dục, dịch vụ, xây dựng. Cụ thể, đầu tư xây dựng trường học, nhà hàng, khách sạn, resort, cung cấp các dịch vụ về kinh doanh, thiết kế và trang trí nội thất…”
Ông Panat Krairojananan, CEO của hai công ty Surint Omya Vietnam và Omya Mineral Vietnam, đại diện cho các nhà đầu tư Thái Lan cho biết, GDP của Việt Nam chỉ bằng 1/5 của Thái Lan, nhưng do Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh, nên đây chính làø cơ hội không thể bỏ qua của các doanh nghiệp Thái Lan. Các lĩnh vực thu hút sự quan tâm của Thái Lan là dệt may, hóa chất, công nghiệp sản xuất, đồ dùng nhựa, thực phẩm… Hơn nữa, với tầm nhìn dài hạn của nhà đầu tư, Việt Nam không chỉ là một quốc gia riêng lẻ mà là điểm trung chuyển hàng hoá từ các nước ASEAN ra thế giới, vì vậy, đầu tư ở Việt Nam có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển lâu dài.
“Cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, mà yếu tố quan trọng nhất ở đây chính là con người Việt Nam. Với kinh nghiệm đầu tư lâu năm tại Việt Nam, tôi đánh giá con người Việt Nam rất cao ở tính cách sẵn sàng học hỏi và cầu tiến. Người Việt Nam thậm chí còn mạnh dạn hơn người Thái Lan trong việc đặt câu hỏi cho các vấn đề còn vướng mắc. Điều quan trọng là, nhà đầu tư phải sẵn sàng chia sẻ với họ”, ông Panat nhấn mạnh.
Ông Theng Bee Han, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Malaysia tại Việt Nam chia sẻ: Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư Malaysia, tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa rõ ràng, khó hiểu và thay đổi nhiều, gây khó khăn cho nhà đầu tư trong việc cập nhật và thực hiện. Việt Nam trước hết cần tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và quy định liên quan đến lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tại Việt Nam hiện nay. “Không phải là quá khó khăn để đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Hiểu được văn hoá Việt Nam, cách thức vận hành của bộ máy Việt Nam, nhà đầu tư sẽ thành công ở Việt Nam”, ông nói
Các nhà đầu tư khác cũng rất đồng tình với quan điểm, Việt Nam cần phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp rõ ràng hơn, nhất là các quy định, hướng dẫn thi hành luật ở Việt Nam còn quá phức tạp với nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần phải có các biện pháp để giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hiểu và thực hiện luật khi đến Việt Nam.
Các nhà đầu tư Malaysia cũng đồng ý với quan điểm nguồn nhân lực là một thế mạnh của Việt Nam, nhưng việc quản trị nguồn nhân lực tại Việt Nam đặt ra nhiều khó khăn, thách thức với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc giữ chân người lao động và tạo ra đội ngũ lao động kế tiếp. Theo ông Theng Bee Han, để tăng sự trung thành của người lao động với doanh nghiệp, cần có chính sách đãi ngộ tốt với người lao động Việt Nam, tạo điều kiện cho họ phát triển thông qua việc đào tạo.
Ông Omi Kenji, Trưởng bộ phận nghiên cứu Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng đưa ra khẳng định, thế mạnh nổi bật của Việt Nam là lực lượng lao động trẻ dồi dào, khéo tay, có tầm nhìn tốt và trách nhiệm. “Chi phí nhân công tại Việt Nam được JETRO cho là hợp lý, hơn nữa, số ngày nghỉ lễ ở Việt Nam không nhiều sẽ là “điểm cộng” thêm trong mắt nhà đầu tư”, ông Omi Kenji phân tích thêm.