Nếu tuyến luồng hàng hóa này hoạt động tốt thì tương lai thu hút vốn đầu tư từ FDI là rất cao – có ảnh hưởng rất tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Cần Thơ cũng như cả vùng ĐBSCL.
Tuyến luồng hàng hải Định An – Cần Thơ là tuyến hàng hải quan trọng bật nhất của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, tuyến luồng này chưa thể hiện hết chức năng vai trò của nó. Hệ quả là trên 50% hàng hóa phải trung chuyển đến các Cảng Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, chính điều này làm tăng chi phí của một đơn vị sản phẩm, kém thu hút nguồn vốn FDI vào khu vực ĐBSCL này…
Theo Cảng Vụ Hàng Hải Cần Thơ, nguyên nhân chính làm cho tuyến luồng hàng hải Định An – Cần Thơ chưa thể hiện hết chức năng vai trò là do luồng qua cửa Định An thường xuyên bị bồi lắng (dòng phù sa sông hậu đổ ra cửa biển gặp ngay dòng hải lưu cận duyên chảy xuống có phù sa biển, hai dòng này chảy ngược nhau làm giảm động lực của nhau nên gây ra hiện tượng sa bồi), nạo vét không đạt hiệu quả cao. Sau nạo vét, độ sâu duy trì khoảng -3,5 mét, chỉ những tàu có 5.000 DWT trở lại thì chở đầy tải vào ra được (nhưng vẫn tính toán thủy triều).
Như vậy, tàu 10.000-30.000 DWT muốn vào được phải giảm tải, điều này làm giảm hiệu suất khai thác Cảng, giảm tính cạnh tranh với các Cảng khu vực khác, các chủ hàng gặp khó khăn trong đàm phán hợp đồng vận chuyển với chủ tàu, đẩy giá cước vận chuyển lên cao… Mặt khác, do hạn chế mớn nước chủ tàu rất ngại đưa tàu lớn vào Cảng nhận trả hàng vì dễ trễ hạn hợp đồng.
Tàu Hong Bo 8 có 15.000.000 DWT nhưng phải chở vơi tải mới vào được tuyến luồng Định An – Cần Thơ
Hàng hóa được xuất nhập khẩu giữa ĐBSCL với các nơi khác trên thế giới phải trung chuyển đến các Cảng Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ làm tăng thêm chi phí. Cụ thể (chi phí tăng thêm của tuyến đường từ Tp. Cần Thơ đến các Cảng của Tp. Hồ Chí Minh):
Hàng năm, tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phải trung chuyển này là trên 30 triệu tấn, hay số tiền phải tốn thêm là rất lớn so với xuất nhập khẩu trực tiếp mà không phải có chuyện trung chuyển trên.
Chính vì “mắc cạn” qua cửa Định An nên Chính Phủ quyết định mở rộng kênh tắt Quan Chánh Bố để khắc phục những hạn chế trên, tuy nhiên dự án này đã tạm hoãn và tăng vốn đầu tư tới năm 2015 mới thực hiện trở lại. Trước mắt, luồng tàu qua cửa Định An vẫn phải duy trì và nạo vét duy tu hàng năm. Cảng Vụ hàng Hải Cần Thơ đã đề xuất với Cục Hàng Hải Việt Nam nạo vét duy trì độ sâu luồng -4 mét, đồng thời đầu tư phương tiện nạo vét hiện đại để thay thế hai con tàu cũ kỹ Trần Hưng Đạo và Long Châu đã hoạt động hơn 40 năm qua với công suất thấp.
Ngày 23/7/2013 Tổng lãnh sự Vương Quốc Anh Douglas Barnes trực tiếp đến Cần Thơ để tìm cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Anh Quốc (FDI), đầu tiên mà ông Douglas Barnes làm là thăm Cảng Cần Thơ (tuyến luồng Định An – Cần Thơ) để tìm hiểu việc vận chuyển hàng hóa ở đây có thuận lợi không. Nếu tuyến luồng hàng hóa này hoạt động tốt thì tương lai thu hút vốn đầu tư từ FDI là rất cao – có ảnh hưởng rất tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Cần Thơ cũng như cả vùng ĐBSCL.