Thủy Hải Sản

Năm 2014, XK tôm sang EU sẽ tăng trưởng mạnh

Đối với ngành thủy sản của Việt Nam, EU là một trong ba thị trường tiêu thụ lớn nhất. XK thủy sản sang khu vực này chiếm gần 18% tổng giá trị XK thủy sản của cả nước. Trong đó, tôm là mặt hàng có giá trị XK lớn nhất.

Năm 2013, XK thủy sản sang EU đạt trên 1,18 tỷ USD, trong đó, XK tôm đạt 409 triệu USD, XK cá tra đạt 385,4 triệu USD. Đối với tôm, EU là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2013, XK tôm sang thị trường này hồi phục đáng kể sau hơn một năm giảm sâu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. 
NK tôm vào thị trường này tiếp tục được cải thiện trong năm 2014 nhờ kinh tế phục hồi. Theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), NK tôm vào EU 2 tháng đầu năm 2014 tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, NK vào các thị trường chính đều tăng mạnh như vào Pháp tăng 25,5%, vào Tây Ban Nha tăng 45,8%, vào Bỉ và Hà Lan tăng tương ứng 41,5% và 48,3%. Do “lún sâu” trong khủng hoảng kinh tế, Tây Ban Nha đã không còn là nước NK tôm lớn nhất trong khu vực eurozone. Thay vào đó, Pháp đã vượt lên vị trí dẫn đầu về NK tôm ở EU và đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của tôm Việt Nam trong khu vực này.
Việt Nam hiện là nhà cung cấp tôm lớn thứ ba sau Ấn Độ và Ecuador. NK tôm Việt Nam vào EU 2 tháng đầu năm 2014 cũng cho thấy mức tăng trưởng khả quan với 49,1% so với cùng kỳ năm 2013. Không chỉ có Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador và Indonesia cũng có những “bước tiến lớn” trên thị trường tôm trong 2 tháng đầu năm nay. NK tôm từ Thái Lan, một trong những nguồn cung lớn nhất, giảm tới 50,2% đã tạo thêm cơ hội cho các nước cung cấp khác trong đó có Việt Nam. Năm 2014, thuế NK tôm chế biến của Thái Lan vào EU đã tăng từ 7% lên 20%. Năm 2015, mức thuế áp cho tôm nguyên liệu Thái Lan NK vào EU sẽ tăng từ 4,2% lên 12%.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status