Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) khởi động “Dự án Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ – Đáy” (VIMP).
Sự kiện này đánh dấu cam kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thúc đẩy các “khu công nghiệp sinh thái hiệu quả”, mô hình mẫu cho mức độ hiệu quả trong sử dụng năng lượng và nước.
Dự án VIMP được thực hiện trên tổng vốn vay ODA là 50 triệu USD từ WB, vốn đối ứng của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam là 8,85 triệu USD, trong thời gian 5 năm từ 2013-2018. Mục tiêu của Dự án là giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực các sông Đồng Nai, Nhuệ – Đáy, thông qua hoạt động hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho một số khu công nghiệp đầu tư xây dựng và vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc VIMP cho biết, đây là lần đầu tiên có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế. Ngay sau lễ khởi động, 3 đơn vị phía Việt Nam gồm: Tổng cục Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam và Vụ Quản lý các khu kinh tế sẽ lập và trình các kế hoạch thực hiện, nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, mục đích.
Trong 5 năm tới, Dự án sẽ được thực hiện thí điểm tại 34 khu công nghiệp thuộc 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Theo đó, khi đầu tư các trạm xử lý nước thải tập trung, các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp sẽ được vay không quá 75% tổng mức đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm trong thời hạn 15 năm và được ân hạn tối đa 2 năm cho thời gian xây dựng và năm đầu hoạt động.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu chung như có kế hoạch tổng thể về đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và chính sách tái định cư trước tháng 5/2010; đã hoàn thành việc đền bù đất đai, tái định cư và giải phóng mặt bằng tại thời điểm nộp hồ sơ vay vốn. Đồng thời, chủ đầu tư phải cung cấp đủ bằng chứng về khả năng kỹ thuật, tài chính để vận hành trạm xử lý nước thải với cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Về tiêu chí tài chính, chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, có ít nhất 3 năm liền kề không bị lỗ, cũng như không có nợ xấu với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Chủ đầu tư đảm bảo vốn đối ứng ít nhất 25% tổng mức đầu tư dự án, hệ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (sau khi vay) không ít hơn 20% và phải đảm bảo các khả năng trả nợ.
Sau khi hoàn thành các hạng mục xây dựng trung tâm xử lý nước thải, chủ đầu tư cũng phải cam kết hệ thống thu gom nước thải kết nối tới 100% đơn vị thuê đất (trừ trường hợp đã được cấp giấy phép xả thải độc lập trước đó). Trong đó, toàn bộ khu công nghiệp chỉ có một đầu xả thải cho trạm xử lý nước thải (trừ khi đơn vị thuê đất đã có một đầu xả thải khác được cấp phép trước đó). Đặc biệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), những quy định cho các sản phẩm đầu ra của dự án sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát chặt được nguồn xả thải của khu công nghiệp và đảm bảo hệ thống nước được thải ra môi trường các sông đã được xử lý tại các trung tâm xử lý nước thải tập trung.
“Qua Hợp phần 1 của Dự án, với việc xây dựng và đưa vào hoạt động 17 trạm quan trắc chất lượng nước tự động trên 2 lưu vực sông Đồng Nai và sông Nhuệ – Đáy thuộc 4 tỉnh, chúng tôi sẽ giám sát được việc tuân thủ đúng quy định về xả thải nước công nghiệp tại các khu công nghiệp”, ông Tùng nói.
Ngoài ra, đại diện phía WB, ông Jiang Ru, chuyên gia cao cấp môi trường thuộc Văn phòng Phát triển cho biết: “Với dự án mang tính chất thí điểm thế này, WB sẽ đánh giá và đưa ra kết quả so sánh tình trạng hiện giờ của các khu công nghiệp qua kết quả sau khi hoàn thành dự án. Thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ giúp Việt Nam thực hiện những dự án xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và nhân rộng mô hình này ra các khu công nghiệp khác”.
Sự kiện này đánh dấu cam kết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thúc đẩy các “khu công nghiệp sinh thái hiệu quả”, mô hình mẫu cho mức độ hiệu quả trong sử dụng năng lượng và nước.
Dự án VIMP được thực hiện trên tổng vốn vay ODA là 50 triệu USD từ WB, vốn đối ứng của Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam là 8,85 triệu USD, trong thời gian 5 năm từ 2013-2018. Mục tiêu của Dự án là giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở lưu vực các sông Đồng Nai, Nhuệ – Đáy, thông qua hoạt động hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi cho một số khu công nghiệp đầu tư xây dựng và vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Ông Vũ Đại Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc VIMP cho biết, đây là lần đầu tiên có sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế. Ngay sau lễ khởi động, 3 đơn vị phía Việt Nam gồm: Tổng cục Môi trường, Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam và Vụ Quản lý các khu kinh tế sẽ lập và trình các kế hoạch thực hiện, nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, mục đích.
Trong 5 năm tới, Dự án sẽ được thực hiện thí điểm tại 34 khu công nghiệp thuộc 4 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Theo đó, khi đầu tư các trạm xử lý nước thải tập trung, các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp sẽ được vay không quá 75% tổng mức đầu tư với lãi suất khoảng 8%/năm trong thời hạn 15 năm và được ân hạn tối đa 2 năm cho thời gian xây dựng và năm đầu hoạt động.
Tuy nhiên, các chủ đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu chung như có kế hoạch tổng thể về đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và chính sách tái định cư trước tháng 5/2010; đã hoàn thành việc đền bù đất đai, tái định cư và giải phóng mặt bằng tại thời điểm nộp hồ sơ vay vốn. Đồng thời, chủ đầu tư phải cung cấp đủ bằng chứng về khả năng kỹ thuật, tài chính để vận hành trạm xử lý nước thải với cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Về tiêu chí tài chính, chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, có ít nhất 3 năm liền kề không bị lỗ, cũng như không có nợ xấu với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Chủ đầu tư đảm bảo vốn đối ứng ít nhất 25% tổng mức đầu tư dự án, hệ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (sau khi vay) không ít hơn 20% và phải đảm bảo các khả năng trả nợ.
Sau khi hoàn thành các hạng mục xây dựng trung tâm xử lý nước thải, chủ đầu tư cũng phải cam kết hệ thống thu gom nước thải kết nối tới 100% đơn vị thuê đất (trừ trường hợp đã được cấp giấy phép xả thải độc lập trước đó). Trong đó, toàn bộ khu công nghiệp chỉ có một đầu xả thải cho trạm xử lý nước thải (trừ khi đơn vị thuê đất đã có một đầu xả thải khác được cấp phép trước đó). Đặc biệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường của khu công nghiệp phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), những quy định cho các sản phẩm đầu ra của dự án sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát chặt được nguồn xả thải của khu công nghiệp và đảm bảo hệ thống nước được thải ra môi trường các sông đã được xử lý tại các trung tâm xử lý nước thải tập trung.
“Qua Hợp phần 1 của Dự án, với việc xây dựng và đưa vào hoạt động 17 trạm quan trắc chất lượng nước tự động trên 2 lưu vực sông Đồng Nai và sông Nhuệ – Đáy thuộc 4 tỉnh, chúng tôi sẽ giám sát được việc tuân thủ đúng quy định về xả thải nước công nghiệp tại các khu công nghiệp”, ông Tùng nói.
Ngoài ra, đại diện phía WB, ông Jiang Ru, chuyên gia cao cấp môi trường thuộc Văn phòng Phát triển cho biết: “Với dự án mang tính chất thí điểm thế này, WB sẽ đánh giá và đưa ra kết quả so sánh tình trạng hiện giờ của các khu công nghiệp qua kết quả sau khi hoàn thành dự án. Thời gian tới, chúng tôi cũng sẽ giúp Việt Nam thực hiện những dự án xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và nhân rộng mô hình này ra các khu công nghiệp khác”.