Triển lãm Xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) Việt Nam 2013 (VietIZ 2013), diễn ra trong 3 ngày (28-30/11), được cho là cơ hội để thúc đẩy thu hút đầu tư vào các KCN, khu kinh tế (KKT), vốn đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp.
Có một điểm chung đối với các dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư mới, hoặc điều chỉnh từ đầu năm tới nay, đó là các nhà đầu tư đều chọn điểm đến là các KCN, KKT.
|
|
|
|
Lợi thế về lao động cũng được xem là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư đổ vốn vào KCN, KKT
|
|
Nếu như Lọc dầu Nghi Sơn chọn KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa), thì Samsung là các KCN Yên Bình (Thái Nguyên), Yên Phong (Bắc Ninh), còn LG là KCN Tràng Duệ (nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng), Bus Industrial Center chọn KKT Nhơn Hội (Bình Định)…
Chỉ tính riêng các dự án tỷ USD này, thành tích thu hút đầu tư của các KCN, KKT từ đầu năm tới nay đã đạt trên 9 tỷ USD. “Điều này đã chứng tỏ các KCN, KKT tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo khi đầu tư vào Việt Nam”, ông Trần Duy Đông, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý KKT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.
10 tháng đầu năm 2013, có tới 75% vốn FDI vào Việt Nam đổ vào các KCN, KKT. Dễ hiểu vì sao các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài lại chọn các KCN, KKT làm địa điểm dừng chân. Hạ tầng cơ sở hoàn thiện, được hưởng một số cơ chế ưu đãi đầu tư, cộng thêm việc được các địa phương hỗ trợ đến tận chân hàng rào KCN… đã khiến các nhà đầu tư quyết định xây nhà máy trong KCN, KKT.
Không chỉ là các dự án đầu tư nói trên, mà qua hơn 20 năm phát triển KCN, KKT, gần như tất cả nhà đầu tư tiếng tăm, như Honda, Canon, Panasonic, Piaggio, Nissan, Hyundai, Intel, Unilever… đều chọn xây nhà máy trong các KCN.
Mới đây, Bridgestone, nhà đầu tư Nhật Bản, đã quyết định nâng vốn đầu tư nhà máy của mình tại KCN Đình Vũ lên 1,2 tỷ USD, sau một thời gian sản xuất – kinh doanh hiệu quả. Fuji Xerox cũng vừa khánh thành nhà máy sản xuất máy in tại KCN VSIP Hải Phòng. Còn Nokia cách đây chưa lâu cũng đã đưa nhà máy sản xuất điện thoại di động ở VSIP Bắc Ninh đi vào hoạt động…
Không chỉ là đầu tư xây nhà máy trong các KCN, KKT, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đầu tư lớn cho hạ tầng các KCN để thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Công ty liên doanh KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) là ví dụ điển hình. Sau khi thành công với hai VSIP ở Bình Dương và VSIP Hải Phòng, VSIP Bắc Ninh, công ty liên doanh giữa Sembcorp (Singapore) và Becamex (Việt Nam) này hồi trung tuần tháng 9 vừa qua đã khởi công xây dựng VSIP Quảng Ngãi.
Và chỉ vừa mới khởi công, nhưng VSIP Quảng Ngãi đã có những nhà đầu tư mới. Theo kế hoạch, Công ty URC Central (Philippines) sẽ xây nhà máy sản xuất sản phẩm khoai tây chiên hiệu Jack & Jill, với vốn đầu tư 35 triệu USD. Công ty King Riches Footwear Việt Nam, công ty con trực thuộc Tập đoàn Kingmaker Footwear sẽ đầu tư 20 triệu USD xây dựng nhà máy chuyên gia công sản xuất giày dép cho các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, còn có Công ty Dệt may Hebei Xindadong của Trung Quốc cam kết đầu tư xây dựng một nhà máy dệt may với quy mô vốn đầu tư 60 triệu USD.
Hơn 300 nhà đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 4,7 tỷ USD, đã đầu tư vào các VSIP kể từ khi thành lập đến nay.
Một nhà đầu tư khác, Amata (Thái Lan), sau khi thành công với KCN Amata (Đồng Nai), cũng đã lên kế hoạch liên doanh với Tập đoàn Tuần Châu triển khai xây dựng Dự án KCN công nghệ cao, vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD ở Quảng Ninh. Dự kiến, cuối năm nay, Dự án sẽ được cấp chứng nhận đầu tư.
Kế hoạch nối tiếp kế hoạch. Sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam đang kéo các DN nước ngoài tìm đến đầu tư trong KCN và hạ tầng KCN. Tuy nhiên, cũng theo ông Đông, đã xuất hiện những khó khăn trong thu hút đầu tư vào KCN, KKT, kể cả đầu tư hạ tầng KCN. Chuyện “cắt” ưu đãi đầu tư vào KCN từ năm 2009, hay những vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã trở thành rào cản lớn.
Cả nước hiện có 184 trên tổng số 289 KCN (97%) đã đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2012, các dự án tại đây chiếm một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đóng góp cho ngân sách hàng năm khoảng 20.000 tỷ đồng.
Lũy kế đến hết tháng 10/2013, các KCN cả nước đã thu hút được 5.196 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 461.469 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 246.909 tỷ đồng, bằng 54% tổng vốn đăng ký. Đối với các KKT, lũy kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được 494.047 tỷ đồng.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Có một điểm chung đối với các dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư mới, hoặc điều chỉnh từ đầu năm tới nay, đó là các nhà đầu tư đều chọn điểm đến là các KCN, KKT.
Lợi thế về lao động cũng được xem là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư đổ vốn vào KCN, KKT
Nếu như Lọc dầu Nghi Sơn chọn KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa), thì Samsung là các KCN Yên Bình (Thái Nguyên), Yên Phong (Bắc Ninh), còn LG là KCN Tràng Duệ (nằm trong KKT Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng), Bus Industrial Center chọn KKT Nhơn Hội (Bình Định)…
Chỉ tính riêng các dự án tỷ USD này, thành tích thu hút đầu tư của các KCN, KKT từ đầu năm tới nay đã đạt trên 9 tỷ USD. “Điều này đã chứng tỏ các KCN, KKT tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư trong lĩnh vực chế biến, chế tạo khi đầu tư vào Việt Nam”, ông Trần Duy Đông, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý KKT (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nói.
10 tháng đầu năm 2013, có tới 75% vốn FDI vào Việt Nam đổ vào các KCN, KKT. Dễ hiểu vì sao các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài lại chọn các KCN, KKT làm địa điểm dừng chân. Hạ tầng cơ sở hoàn thiện, được hưởng một số cơ chế ưu đãi đầu tư, cộng thêm việc được các địa phương hỗ trợ đến tận chân hàng rào KCN… đã khiến các nhà đầu tư quyết định xây nhà máy trong KCN, KKT.
Không chỉ là các dự án đầu tư nói trên, mà qua hơn 20 năm phát triển KCN, KKT, gần như tất cả nhà đầu tư tiếng tăm, như Honda, Canon, Panasonic, Piaggio, Nissan, Hyundai, Intel, Unilever… đều chọn xây nhà máy trong các KCN.
Mới đây, Bridgestone, nhà đầu tư Nhật Bản, đã quyết định nâng vốn đầu tư nhà máy của mình tại KCN Đình Vũ lên 1,2 tỷ USD, sau một thời gian sản xuất – kinh doanh hiệu quả. Fuji Xerox cũng vừa khánh thành nhà máy sản xuất máy in tại KCN VSIP Hải Phòng. Còn Nokia cách đây chưa lâu cũng đã đưa nhà máy sản xuất điện thoại di động ở VSIP Bắc Ninh đi vào hoạt động…
Không chỉ là đầu tư xây nhà máy trong các KCN, KKT, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã đầu tư lớn cho hạ tầng các KCN để thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Công ty liên doanh KCN Việt Nam – Singapore (VSIP) là ví dụ điển hình. Sau khi thành công với hai VSIP ở Bình Dương và VSIP Hải Phòng, VSIP Bắc Ninh, công ty liên doanh giữa Sembcorp (Singapore) và Becamex (Việt Nam) này hồi trung tuần tháng 9 vừa qua đã khởi công xây dựng VSIP Quảng Ngãi.
Và chỉ vừa mới khởi công, nhưng VSIP Quảng Ngãi đã có những nhà đầu tư mới. Theo kế hoạch, Công ty URC Central (Philippines) sẽ xây nhà máy sản xuất sản phẩm khoai tây chiên hiệu Jack & Jill, với vốn đầu tư 35 triệu USD. Công ty King Riches Footwear Việt Nam, công ty con trực thuộc Tập đoàn Kingmaker Footwear sẽ đầu tư 20 triệu USD xây dựng nhà máy chuyên gia công sản xuất giày dép cho các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, còn có Công ty Dệt may Hebei Xindadong của Trung Quốc cam kết đầu tư xây dựng một nhà máy dệt may với quy mô vốn đầu tư 60 triệu USD.
Hơn 300 nhà đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 4,7 tỷ USD, đã đầu tư vào các VSIP kể từ khi thành lập đến nay.
Một nhà đầu tư khác, Amata (Thái Lan), sau khi thành công với KCN Amata (Đồng Nai), cũng đã lên kế hoạch liên doanh với Tập đoàn Tuần Châu triển khai xây dựng Dự án KCN công nghệ cao, vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD ở Quảng Ninh. Dự kiến, cuối năm nay, Dự án sẽ được cấp chứng nhận đầu tư.
Kế hoạch nối tiếp kế hoạch. Sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam đang kéo các DN nước ngoài tìm đến đầu tư trong KCN và hạ tầng KCN. Tuy nhiên, cũng theo ông Đông, đã xuất hiện những khó khăn trong thu hút đầu tư vào KCN, KKT, kể cả đầu tư hạ tầng KCN. Chuyện “cắt” ưu đãi đầu tư vào KCN từ năm 2009, hay những vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã trở thành rào cản lớn.
Cả nước hiện có 184 trên tổng số 289 KCN (97%) đã đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2012, các dự án tại đây chiếm một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đóng góp cho ngân sách hàng năm khoảng 20.000 tỷ đồng.
Lũy kế đến hết tháng 10/2013, các KCN cả nước đã thu hút được 5.196 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 461.469 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 246.909 tỷ đồng, bằng 54% tổng vốn đăng ký. Đối với các KKT, lũy kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được 494.047 tỷ đồng.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Cả nước hiện có 184 trên tổng số 289 KCN (97%) đã đi vào hoạt động. Đến cuối năm 2012, các dự án tại đây chiếm một nửa tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và đóng góp cho ngân sách hàng năm khoảng 20.000 tỷ đồng.
Lũy kế đến hết tháng 10/2013, các KCN cả nước đã thu hút được 5.196 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 461.469 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 246.909 tỷ đồng, bằng 54% tổng vốn đăng ký. Đối với các KKT, lũy kế đến nay, các KKT ven biển đã thu hút được 494.047 tỷ đồng.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư