– Phát biểu tại lễ khai mạc MDEC Tiền Giang 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, – Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu tăng cường liên kết một cách thực chất, ở tất cả các khâu, các công đoạn, giữa nhiều bên đối tác với nhau.
Tối 5/12 tại Tiền Giang, Diễn đàn Hợp tác kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long – MDEC Tiền Giang 2012 chính thức khai mạc.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích tự nhiên trên 4 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người, có trên 700 km bờ biển và có đường biên giới với Campuchia dài khoảng 330 km.
Đây là khu vực có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế – xã hội, an ninh chính trị và quốc phòng của đất nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, năng lượng và du lịch.
Trong nhiều năm qua, tăng trưởng kinh tế bình quân toàn vùng liên tục đạt trên 11%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. ĐBSCL đã trở thành vùng sản xuất lúa gạo, thủy hải sản trọng điểm của quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tổ chức định kỳ hàng năm Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL. Qua 5 lần tổ chức, đã có hơn 500 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư gần 300 ngàn tỷ đồng và trên 80 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư trên 5 tỷ USD được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Năm nay, với chủ đề “Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng và bền vững”, Diễn đàn tập trung vào mục tiêu thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng mở rộng thị trường; tăng cường liên kết vùng, liên kết các nhà, liên kết các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu – nước biển dâng; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng các mặt hàng nông sản chủ lực ở ĐBSCL.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
Liên kết một cách toàn diện, thực chất
Liên kết vùng đã được đặt ra trong các kỳ MDEC gần đây và là chủ đề chính của MDEC – Cà Mau năm 2011.
Liên kết vừa là mục tiêu, vừa là động lực, một phương thức để vùng ĐBSCL phát triển bền vững trong mối quan hệ gắn bó với TP. Hồ Chí Minh, các vùng miền khác và quan hệ quốc tế dựa trên lợi thế địa – kinh tế quan trọng của vùng này với các quốc gia trong ASEAN.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức MDEC cũng xác định rõ Diễn đàn là hoạt động liên kết mở nhằm tăng tính hợp tác và liên kết vùng, liên vùng với TP. Hồ Chí Minh và với các Bộ, ngành; tổ chức quốc tế và các nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng, kinh tế to lớn của ĐBSCL.
Phát biểu tại lễ khai mạc MDEC Tiền Giang 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường liên kết một cách thực chất, ở tất cả các khâu, các công đoạn, giữa nhiều bên đối tác với nhau.
Phó Thủ tướng đề nghị thông qua các hoạt động cụ thể tại Diễn đàn, các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp sẽ trao đổi, hợp tác tìm hiểu, lựa chọn các dự án tiềm năng đang kêu gọi và khuyến khích đầu tư; cùng nhau làm rõ và tháo gỡ những vấn đề khó khăn vướng mắc đang đặt ra.
“Qua Diễn đàn, các tỉnh ĐBSCL sẽ có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ hơn, cùng nhau xây dựng những cơ chế, chính sách thu hút và thúc đẩy đầu tư, phát triển mang tính liên vùng, khai thác thật tốt tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của vùng, huy động cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, sớm mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế – xã hội bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị chính quyền các tỉnh ĐBSCL cần đặc biệt quan tâm đến công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nuôi, trồng và chế biến nông, thủy, hải sản; tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất gắn với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, các địa phương trong toàn vùng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, có những cơ chế, chính sách phù hợp, thông thoáng để thu hút đầu tư trên nền các quy định chung, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, Chính phủ luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, kinh doanh trên cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.
Liên kết một cách toàn diện, thực chất
Liên kết vùng đã được đặt ra trong các kỳ MDEC gần đây và là chủ đề chính của MDEC – Cà Mau năm 2011.
Liên kết vừa là mục tiêu, vừa là động lực, một phương thức để vùng ĐBSCL phát triển bền vững trong mối quan hệ gắn bó với TP. Hồ Chí Minh, các vùng miền khác và quan hệ quốc tế dựa trên lợi thế địa – kinh tế quan trọng của vùng này với các quốc gia trong ASEAN.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức MDEC cũng xác định rõ Diễn đàn là hoạt động liên kết mở nhằm tăng tính hợp tác và liên kết vùng, liên vùng với TP. Hồ Chí Minh và với các Bộ, ngành; tổ chức quốc tế và các nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại, phát huy tiềm năng, kinh tế to lớn của ĐBSCL.
Phát biểu tại lễ khai mạc MDEC Tiền Giang 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường liên kết một cách thực chất, ở tất cả các khâu, các công đoạn, giữa nhiều bên đối tác với nhau.
Phó Thủ tướng đề nghị thông qua các hoạt động cụ thể tại Diễn đàn, các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp sẽ trao đổi, hợp tác tìm hiểu, lựa chọn các dự án tiềm năng đang kêu gọi và khuyến khích đầu tư; cùng nhau làm rõ và tháo gỡ những vấn đề khó khăn vướng mắc đang đặt ra.
“Qua Diễn đàn, các tỉnh ĐBSCL sẽ có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ hơn, cùng nhau xây dựng những cơ chế, chính sách thu hút và thúc đẩy đầu tư, phát triển mang tính liên vùng, khai thác thật tốt tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của vùng, huy động cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, sớm mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế – xã hội bền vững”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị chính quyền các tỉnh ĐBSCL cần đặc biệt quan tâm đến công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch, nhất là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nuôi, trồng và chế biến nông, thủy, hải sản; tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất gắn với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, các địa phương trong toàn vùng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, có những cơ chế, chính sách phù hợp, thông thoáng để thu hút đầu tư trên nền các quy định chung, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai sản xuất kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.