“Đối với một nhà chính trị để nhìn nhận mình mắc sai lầm quả thực là điều rất khó khăn, nhưng điều này đã xảy ra”, Struan Stevenson, một Nghị viện Quốc hội Châu Âu (EU), đã ghi lại sau chuyến thăm Việt Nam đầu tiên.
Ông viết: “Tôi là người đã chỉ trích mạnh vào con cá tra, mà Việt Nam đã xuất khẩu trên 230.000 tấn vào EU trong năm 2010. Tôi đã đọc một số diễn văn và đã viết những bài báo với từ ngữ chỉ trích mạnh mẽ tấn công ngành thương mại này, lặp lại những thành kiến được nghe quá nhiều rằng các trại nuôi cá tra Việt Nam không được quản lý, bị ô nhiễm và những nhà máy chế biến cá dơ bẩn và mất vệ sinh. Tôi đã không thể mắc phải sai lầm nào nhiều hơn như vậy!”.
Đây là câu chuyện kết thúc có hậu dành cho các nhà sản xuất cá tra Việt Nam. Có thể đã có một kết quả khác nếu nhân vật chính trong câu chuyện không bỏ thời gian và nỗ lực thực hiện chuyến thăm Việt Nam. Cũng có thể đã có một kết quả khác nữa nếu ông Struan Stevenson, Phó Chủ tịch cao cấp Ủy ban Ngư nghiệp Nghị viện EU thiếu can đảm chính trị để nhìn nhận ông đã sai lầm về một đề tài mà ông am hiểu biết rất sâu sắc: đó là cá.
Nhưng đây là một câu chuyện kết thúc có hậu và kết quả rất tích cực cho thị trường cá tra quan trọng nhất của Việt Nam. Câu chuyện kể về điều quan trọng gì đã khiến cho Ông Struan Stevenson bất ngờ “thay đổi thái độ” của mình.
Ngày 10/11/2010, một nhà văn trên trang web trực tuyến thủy sản SeafoodSource, đã viết bài phóng sự, có trích dẫn bài diễn văn trước đó của ông Stevenson trình bày tại hội nghị nuôi trồng thủy sản:
Steve Hedland đã viết: “Vào hôm thứ Ba, ông Struan Stevenson, thành viên Scotland của Nghị viện EU, đã đánh một đòn vào cá tra, gọi sông MeKong của Việt Nam nơi nuôi cá tra là “dơ bẩn” và buộc tội ngành cá tra Việt Nam là “khai thác công nhân một cách tàn nhẫn”. Bài phóng sự trên trang web SeafoodSource cũng đề cập chiến dịch của Hội Người nuôi Cá da trơn Mỹ đã diễn ra, làm cho độc giả thấy rõ hai chiến dịch tiêu cực – tại Mỹ và tại Châu Âu – thực tế đã liên kết với nhau”.
“Với tầm quan trọng của thị trường EU đối với Việt Nam, rõ ràng cần thực hiện một điều gì đó. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã thuê dịch vụ công ty chúng tôi để hỗ trợ trong vụ kiện thương mại liên quan đến xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 6 (POR6). Các nhà tư vấn Mỹ và Việt Nam rất bận rộn trong việc nghiên cứu chống lại Struan Stevenson và trên những nhóm có thể ảnh hưởng đến ông. Những gì chúng tôi biết được là cực kỳ quan trọng: Struan Stevenson chưa bao giờ đến Việt Nam, nhưng ông đã hình thành những ý kiến dựa trên chiến dịch tiêu cực đã có và đã diễn ra về cá tra tại nước Mỹ và Châu Âu”.
Cuối cùng, VASEP đã đề nghị ông Struan Stevenson chuyến viếng thăm đến các trại nuôi cá và nhà máy chế biến của Công ty Vĩnh Hoàn; QVD Aquaculture cũng là một ứng viên, nhưng lúc đó công ty ở trong giai đoạn cuối kiểm tra cho chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và đã đề xuất Vĩnh Hoàn sẽ là đại diện công nghiệp tốt – “Bộ mặt” của toàn bộ ngành cá tra hiện đại tại Việt Nam.
Vì thời gian bị hạn chế, ông Stevenson đã không thể viếng thăm trại nuôi tôm hoặc trại nuôi và nhà máy vừa mới đạt chứng nhận BAP của QVD; Nếu ông thực hiện được điều này, chắc chắn ông lại càng có ấn tượng hơn nữa.
Vĩnh Hoàn đã phục vụ như là “bộ mặt” công khai của ngành nuôi và chế biến thủy sản hiện đại của Việt Nam. Mặc dù quan ngại về những gì ông đã biết về tiền lương tại Việt Nam, ông Stevenson đã lưu ý rằng tiền lương chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều chủ nhân đã hỗ trợ nơi ăn chốn ở và giáo dục cho con em các công nhân.
Ông cũng rất ấn tượng với tài năng làm chủ doanh nghiệp của phụ nữ, kể lại chuyến thăm Công ty Vĩnh Hoàn của mình: “Được điều hành bởi một phụ nữ năng động tên là Trương Thị Lệ Khanh, người đã sáng lập công ty vào năm 1999”, ông viết trong mục ý kiến sau chuyến thăm Việt Nam trong tháng 5/2011: “Hiện nay bà ta tuyển dụng trên 4.000 công nhân, hầu hết là phụ nữ. Vĩnh Hoàn không chỉ được Ủy ban Châu Âu thanh tra và phê duyệt, mà các trại nuôi và nhà máy chế biến cá rộng lớn của công ty còn được ASDA, TESCO, CARREFOUR và nhiều chuỗi siêu thị lớn của EU kiểm toán đều đặn và mỗi lần đều đã được thông qua. Còn về những công bố trước đây của ông về “dơ bẩn”, ông Stevenson đã viết: “Đó là một ý tưởng đã được dùng quá nhiều nhưng không chính xác trong trường hợp này: nhà máy rộng lớn của Vĩnh Hoàn ở Cao Lãnh rất sạch đến nỗi bạn có thể thực sự dùng bữa tối trên sàn nhà”.
Việc thay đổi suy nghĩ này là một hình thức công khai mà tất cả tiền bạc trên thế giới đều không thể mua nổi. Kể câu chuyện của một ai đó thông qua mắt của một người có thế lực là một chuyện. Kể chuyện đó thông qua mắt của một người có thế lực mà trước kia chỉ trích lại là một chuyện khác. Trích dẫn lời của ông Stevenson: “Khác xa với kinh doanh dơ bẩn, mất vệ sinh và bị ô nhiễm mà tôi đã viết, tôi đã khám phá ra một công nghiệp năng động mới, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và phúc lợi đẳng cấp thế giới và sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng trong những điều kiện hạng nhất. Các trại nuôi cá cung cấp việc làm và thu nhập cho hàng triệu người nghèo khổ tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, bằng những công việc ổn định cùng những trợ cấp và phúc lợi an ninh xã hội phù hợp. An ninh sinh học mà tôi đã chứng kiến tại nhà máy Vĩnh Hoàn rất chuyên nghiệp. Công nhân mặc áo khoác trắng, đội lưới bao tóc, nón, mang găng tay và giày ống. Có một hệ thống giặt giũ và khử trùng thường xuyên. Hiếm khi tôi thấy được điều gì tốt hơn ở Châu Âu”.
Chắc chắn, sự thay đổi thái độ của ông Struan Stevenson sẽ trả lại những quyền lợi khổng lồ cho thanh niên Việt Nam, và ngành cá tra rất tiến bộ. Phải có can đảm chính trị rất lớn về phía Struan Stevenson để nói với thế giới biết ông đã sai lầm và ông đã thay đổi suy nghĩ.
Nhưng chuyện này đã không xảy ra nếu VASEP đã đơn giản quyết định đăng một quảng cáo hoặc một chiến dịch báo chí chống lại người rất có thế lực này. Thay vào đó, VASEP đã đi một “nước cờ cao”, quyết định một hình ảnh (và một kinh nghiệm) đáng giá một ngàn lời.
Cuối cùng, Struan Stevenson đã trở thành người phát ngôn tốt nhất cho cá tra Việt Nam mà tiền bạc không bao giờ có thể mua nổi
Theo ông Hoàng Ngọc Diệp – một chuyên gia cấp cao, với sự thay đổi của ông Struan Stevenson từ chỉ trích, chê bai đến khen ngợi, cổ vũ cho cá Tra Việt Nam là một thành công vô giá, nhưng ngành cá tra và thủy sản Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội này một cách tích cực và năng động hơn nữa. Tốt nhất là ngành thương mại này nên cố gắng thay đổi từ vị thế “bị động” chỉ đối phó những thách thức, cản trở từ các kế hoạch bêu xấu, cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức ở nước ngoài đến vị thế “chủ động” về truyền thông đến các thị trường quan trọng một cách đều đặn, súc tích và minh bạch để ngăn ngừa trước khi phải “xử lý” thì vừa ít tốn kém, hiệu quả và nâng cao giá trị sản phẩm của ngành đối với các thị trường quan trọng này hơn.