Tin tức

Giá tôm tăng – lợi hay bất lợi?

Nhiều nhà xuất khẩu tôm Châu Á nhận thấy rằng thật khó để vượt qua tình trạng nguồn cung nguyên liệu eo hẹp và giá bán tăng cao.

Thị trường tôm Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Tôm đã vượt qua cá tra, trở thành mặt hàng thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 558 triệu USD 5 tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên, thực tế là giá tôm đã tăng đáng kể do sản lượng giảm khoảng 20% bởi thời tiết bất thuận.

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà xuất khẩu phải mua tôm nguyên liệu với giá tăng khoảng 10-30%.

Một nhà phân tích làm việc tại Rabobank Singapore cho rằng giá tôm tăng cao có thể giúp củng cố ngành tôm “manh mún” của Việt Nam. Ngoài ra, giá cao giúp các nhà xuất khẩu có thêm được nguồn thu để có thể duy trì bán hàng sang các thị trường phương tây như EU và Mỹ. Nguồn cung hạn hẹp lại là điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Châu Á đang bị hạn chế trong tiếp cận với nhiều thị trường tiêu thụ lớn.

Tuy nhiên có hàng loạt các nhà sản xuất tôm nhỏ lẻ không thể phản ứng kịp với thay đổi của thị trường. Giá cao có thể giúp thay đổi điều này bằng cách khuyến khích các công ty lớn hợp nhất các công ty nhỏ trong ngành.

Một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam cũng thừa nhận điều này. “Ban đầu, việc sáp nhập không tốt cho chúng tôi nhưng về lâu dài nó sẽ xảy ra như qui luật tự nhiên trong chu kỳ kinh doanh, tốt cho cả khách hàng và nhà chế biến” “Mối quan hệ giữa hai bên cũng sẽ tốt hơn”.

Thị trường tôm Việt Nam trái ngược hẳn với Thái Lan, thị trường có liên kết chặt chẽ hơn. Nếu thị trường tôm vững mạnh hơn thì Việt Nam có thể sẽ trở thành nhà cung cấp tốt nhất Châu Á trong 2 năm tới bởi sự suy giảm tự nhiên của ngành tôm Thái Lan, ngành tôm Philippin phát triển với tốc độ rất chậm trong khi tôm Trung Quốc ngày càng thiếu tin cậy.

Giá nguyên liệu cao hơn giá thành phẩm 

Theo ước tính, giá tôm nguyên liệu đã tăng thêm 10 – 20%. Có người còn nhận định giá tăng tới 30%. Nhiều nhà xuất khẩu thừa nhận khó có thể vượt qua thời điểm giá cao như hiện nay bởi họ thường ký kết hợp đồng dài hạn.

Đối với người nuôi, họ có lợi khi giá tôm nguyên liệu tăng cao nhưng ngược lại cho các nhà xuất khẩu và các nhà chế biến bởi rất nhiều hợp đồng đã được ký kết. Khi giá nguyên liệu tăng, họ vẫn phải bán hàng với giá đã ký.

Chưa có tín hiệu nào cho thấy giá sẽ giảm xuống vì vậy nhiều nhà xuất khẩu dự báo rằng tình hình này sẽ kéo dài cho đến hết năm nay.

Thái Lan không phải chịu nhiều thiệt hại do thiếu nguyên liệu như Việt Nam do vậy tình hình xuất khẩu của họ khả quan hơn. Còn đối với Việt Nam, nhiều nhà xuất khẩu đang phải giữ giá bán thấp để duy trì khả năng cạnh tranh.

Nhu cầu: tăng hay giảm?

Việc nhiều nhà xuất khẩu không thể vượt qua được thời điểm giá tôm tăng cao có thể giải thích tại sao bức tranh cung cầu vẫn rất “mơ hồ”.

Trong khi hầu hết nhận định đều cho rằng nhu cầu từ Châu Âu vẫn ở mức thấp kể từ khi khủng hoảng nợ xảy ra. Nhu cầu từ Mỹ cùng chưa chắc sẽ tăng và nếu tăng thì tăng bao nhiêu.

Theo đại diện một công ty xuất khẩu tôm Thái Lan “năm nay, nhu cầu từ thị trường giảm so với năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu của công ty sẽ giảm.” Ngược lại, một công ty của Việt Nam lại nhận định rằng nhu cầu từ EU năm nay sẽ giảm so với năm ngoái, nhưng nhu cầu từ Mỹ lại gia tăng do hậu quả của vụ tràn dầu”.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status