Tin tức

Công bố báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010

(MPI Portal) – Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 (VCR) đã được Văn phòng Chính phủ, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Học viện Năng lực cạnh tranh châu Á Singapore (ACI) công bố tại Hội thảo ngày 30/11, tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Giáo sư Michael E. Porter – Trường Quản lý Kinh doanh Harvard, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Quốc tế, Học viện Năng lực Cạnh tranh châu Á, nhiều quan khách trong nước và quốc tế cùng các cơ quan thông tấn, báo chí.    

 

 

 Giáo sư Michael E. Potter trình bày Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010. Ảnh: Thúy Quyên (MPI Portal)

 

Báo cáo được thực hiện với sự chỉ đạo chuyên môn của Giáo sư Michael E. Potter – một chuyên gia hàng đầu của thế giới về Năng lực cạnh tranh (NLCT). Mục tiêu Báo cáo nhằm cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các bên quan tâm những đánh giá dựa trên số liệu khách quan về NLCT Việt Nam, đề xuất một số khuyến nghị chính sách dựa trên các luận cứ và số liệu khoa học rõ ràng từ đó thu hút và kết nối những người ra quyết định trong các lĩnh vực và cơ quan khác nhau tham gia đối thoại chính sách để nâng cao NLCT Việt Nam. 

Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư Michael E. Potter cho biết VCR đưa ra những phân tích tổng hợp làm đầu vào quan trọng cho việc xây dựng một chiến lược kinh tế vừa dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Báo cáo đi sâu vào phân tích những nguồn lực dẫn dắt tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua cũng như những vấn đề lớn mà Việt Nam cần phải giải quyết để tiếp tục duy trì và thúc đẩy phát triển kinh tế. 

Những phân tích, khuyến nghị của Giáo sư Michael E. Porter về kinh tế Việt Nam trong phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là bổ ích, thiết thực, góp phần bổ sung và hoàn thiện chiến lược kinh tế – xã hội Việt Nam trong 10 năm tới và Việt Nam cần chú trọng đến năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là nâng cao năng suất lao động. Giáo sư khuyến nghị nên thành lập Hội đồng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chuyên theo dõi, phân tích, tổng hợp, đánh giá về những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Đã đến lúc cần một chương mới, tạo ra những thay đổi phù hợp cho mô hình phát triển kinh tế. 

Báo cáo đã chỉ ra rằng, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong hai thập kỷ qua. Tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể trên cả nước, chất lượng cuộc sống cũng đang được cải thiện dần. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vừa chạm tới ngưỡng thu nhập trung bình thấp. Năng suất lao động của Việt Nam tăng lên, giúp dẫn dắt tăng trưởng. Báo cáo cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu. Với sự dẫn dắt của đầu tư nước ngoài, xuất khẩu đã tăng trưởng mạnh mẽ. 

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 5 vấn đề chính sách Việt Nam nên tập trung cải thiện, gồm giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư trực tiếp, chính sách cụm ngành, quản trị nhà nước và 3 vấn đề liên quan đến thể chế là hoạch định – thực hiện chính sách, năng lực quản trị công và liên hệ giữa chính quyền Trung ương – địa phương. 

Theo giáo sư, ba nguyên tắc đặc biệt quan trọng và định hình sự chuyển đổi lớn của Việt Nam là: trước hết, tăng trưởng tương lai của Việt Nam cần vượt lên trên việc khai thác những lợi thế sẵn có, thay đổi những điều kiện vĩ mô và vi mô thúc đẩy tăng năng suất lao động. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam phải cung cấp được môi trường thể chế minh bạch và hiệu quả, trong đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng trên mọi lĩnh vực. Chính phủ cần hướng tới tạo ra một điểm kinh doanh với các lợi thế cạnh tranh rõ ràng. Thứ ba, Việt Nam cần tạo lập một môi trường kinh tế có sự hiện diện cân bằng, hài hòa của các khu vực doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nước ngoài. Cần có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực này. 

Ba nhóm vấn đề quan trọng nhất Việt Nam phải giải quyết là các mất cân đối kinh tế vĩ mô (mất cân đối về cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, mất cân đối tiết kiệm – đầu tư, lạm phát và tỷ giá hối đoái); các nút thắt cổ chai về kinh tế vi mô (thiếu hụt kỹ năng lao động và hạ tầng; tỷ lệ giải ngân và tác động lan tỏa tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài thấp, mối quan hệ giảm dần giữa đầu tư và tăng trưởng) cũng như những yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh như hàm lượng giá trị gia tăng khu vực xuất khẩu thấp, lợi thế cạnh tranh về giá đang giảm dần, sản phẩm trong nước có năng suất thấp hơn so với các sản phẩm nhập khẩu…

 

 

 

 Các diễn giả tham gia thảo luận chương trình hành động về nâng cao Năng lực cạnh tranh Việt Nam. Ảnh: Thúy Quyên (MPI Portal)

 

Để thực hiện chương trình hành động về nâng cao NLCT có kết quả, ngay trong Hội thảo đã diễn ra thảo luận bàn tròn với sự tham gia của các diễn giả: Giáo sư Michael E. Porter, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa, Tổng Giám đốc Intel Vietnam Rick Howarth, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường. Cuộc thảo luận nhằm đưa ra những ý kiến, khuyến nghị, chiến lược – mô hình phát triển mới cần thực hiện trong tương lai của Việt Nam. 

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, báo cáo là công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam. Đây là những đề xuất, ý kiến đầu vào hữu ích để các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cấp bách mang tính trung và dài hạn trong chiến lược phát triển, điều hành nền kinh tế. Các đề xuất mà bản báo cáo đề cập như điều chỉnh những mất cân đối kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho năng suất cao hơn đều là những cơ sở khoa học quan trọng để Việt Nam xem xét, lựa chọn con đường của mình, đặc biệt trong việc hoạch định chủ trương cho giai đoạn phát triển mới. 

Ông Rick Howarth, Tổng Giám đốc Intel Vietnam bày tỏ rằng, “điều chúng tôi đối mặt và lo lắng chính là lao động, hạ tầng điện nước, và chuỗi cung ứng, hỗ trợ các sản phẩm công nghệ cao Intel”. Theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, Việt Nam cần tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp nói chung.

 

 

 

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những những nỗ lực của các bên trong việc hoàn thành báo cáo đầu tiên về năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Ảnh: Thúy Quyên (MPI Portal)
 
Kết thúc Hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao những những nỗ lực của các bên trong việc hoàn thành báo cáo đầu tiên về năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Báo cáo có nhiều điểm thống nhất và phù hợp với những nội dung đang xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, là nền tảng cho việc xây dựng các kế hoạch và giải pháp trong 10 năm tới. Các Bộ, ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu, đưa vào những chương trình hành động, kế hoạch chiến lược và quy hoạch từng ngành trong giai đoạn tới. 
Phó Thủ tướng cho rằng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia là một chương trình dài hạn, không bao giờ ngừng và điều cần quan tâm là phải triển khai, giám sát chương trình hành động đó thế nào cho hiệu quả. Việc triển khai các chương trình, giải pháp cần có sự nỗ lực không chỉ của Chính phủ, của các Bộ, ngành, các cấp mà còn là của cả doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam. 

 

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao những những nỗ lực của các bên trong việc hoàn thành báo cáo đầu tiên về năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Ảnh: Thúy Quyên (MPI Portal)

 

Kết thúc Hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao những những nỗ lực của các bên trong việc hoàn thành báo cáo đầu tiên về năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Báo cáo có nhiều điểm thống nhất và phù hợp với những nội dung đang xây dựng trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, là nền tảng cho việc xây dựng các kế hoạch và giải pháp trong 10 năm tới. Các Bộ, ngành sẽ tiếp tục nghiên cứu, đưa vào những chương trình hành động, kế hoạch chiến lược và quy hoạch từng ngành trong giai đoạn tới. 

Phó Thủ tướng cho rằng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia là một chương trình dài hạn, không bao giờ ngừng và điều cần quan tâm là phải triển khai, giám sát chương trình hành động đó thế nào cho hiệu quả. Việc triển khai các chương trình, giải pháp cần có sự nỗ lực không chỉ của Chính phủ, của các Bộ, ngành, các cấp mà còn là của cả doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam. 

Các đại biểu tham gia Hội thảo đều đánh giá rằng, Việt Nam đã tiến được một bước dài. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khép kín, Việt Nam đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Quá trình này đem lại những lợi ích to lớn cho đời sống của người dân, mức sống được nâng cao và tỷ lệ đói nghèo giảm đi trên diện rộng, nền kinh tế hồi phục nhanh sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ thịnh vượng và năng suất còn thấp. Việt Nam cần phải chuyển dịch cơ cấu bằng việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đây là động lực dẫn dắt tăng trưởng./.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status