Ông Dương Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết tỉnh vừa đồng loạt triển khai một loạt các giải pháp mang tính đột phá nhằm giải quyết khó khăn hiện nay cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, trong đó có 4 vấn đề tập trung xử lý gồm: nợ ngân hàng; nguyên liệu chế biến; hàng tồn kho và thị trường xuất khẩu.
Đối với vấn đề nợ ngân hàng, tỉnh chỉ đạo một mặt vừa thực hiện phương án khoanh nợ, giãn nợ theo chủ trương chung của chính phủ, vừa rà soát phân loại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ được áp dụng chính sách hỗ trợ như đã nêu trên, ngược lại đối với doanh nghiệp vay vốn sử dụng không đúng một đích thì không những không tiếp tục cho vay mà còn áp dụng biện pháp xử lý, thu hồi nợ quá hạn. Theo báo cáo từ các ngân hàng, tổng dư nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong giải quyết khâu nguyên liệu phục vụ cho chế biến, hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của các nhà máy. Đây là khó khăn tồn tại từ nhiều năm nay chưa được khắc phục được. Tỉnh chủ trương giải quyết bằng các phương án cụ thể như tổ chức mạng lưới thu mua tôm nguyên liệu tận nhà dân nhằm hạn chế tôm nguyên liệu tuồng ra ngoài tỉnh, tổ chức ký kết giữa nhà máy với nông dân trong mua bán tôm nguyên liệu bảo đảm nguyên tắc hai nhà cùng có lợi; triển khai kế hoạch mua tôm nguyên liệu các tỉnh bạn; mua từ một số nước trong khu vực nhưng ưu tiên cho nguyên liệu trong tỉnh và trong nước.
Tỉnh Cà Mau hiện có 33 doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2012 vừa qua, giá trị kim ngạch đạt được 950 triệu USD, theo chỉ tiêu, năm 2013 sẽ đạt mức 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này hiện nay đang đứng trước nhiều thử thách lớn. Nhiều doanh nghiệp nợ quá hạn cao, thua lỗ dẫn tới nguy cơ phá sản hoặc hoạt động cầm chừng. Chủ trương cụ thể giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp của chính quyền địa phương như trên đề cập là chủ trương kịp thời nhằm cứu doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thoát khỏi nguy cơ bên bờ vực phá sản.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu thủy sản sang trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn như EU, Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hàng xuất sang các thị trường này đã giảm 30% so cùng kỳ. Cụ thể là từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt 320 triệu USD, giảm 12 % so với cùng kỳ.
Đối với vấn đề nợ ngân hàng, tỉnh chỉ đạo một mặt vừa thực hiện phương án khoanh nợ, giãn nợ theo chủ trương chung của chính phủ, vừa rà soát phân loại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xử dụng vốn vay đúng mục đích sẽ được áp dụng chính sách hỗ trợ như đã nêu trên, ngược lại đối với doanh nghiệp vay vốn sử dụng không đúng một đích thì không những không tiếp tục cho vay mà còn áp dụng biện pháp xử lý, thu hồi nợ quá hạn. Theo báo cáo từ các ngân hàng, tổng dư nợ của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong giải quyết khâu nguyên liệu phục vụ cho chế biến, hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của các nhà máy. Đây là khó khăn tồn tại từ nhiều năm nay chưa được khắc phục được. Tỉnh chủ trương giải quyết bằng các phương án cụ thể như tổ chức mạng lưới thu mua tôm nguyên liệu tận nhà dân nhằm hạn chế tôm nguyên liệu tuồng ra ngoài tỉnh, tổ chức ký kết giữa nhà máy với nông dân trong mua bán tôm nguyên liệu bảo đảm nguyên tắc hai nhà cùng có lợi; triển khai kế hoạch mua tôm nguyên liệu các tỉnh bạn; mua từ một số nước trong khu vực nhưng ưu tiên cho nguyên liệu trong tỉnh và trong nước.
Tỉnh Cà Mau hiện có 33 doanh nghiệp chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Năm 2012 vừa qua, giá trị kim ngạch đạt được 950 triệu USD, theo chỉ tiêu, năm 2013 sẽ đạt mức 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này hiện nay đang đứng trước nhiều thử thách lớn. Nhiều doanh nghiệp nợ quá hạn cao, thua lỗ dẫn tới nguy cơ phá sản hoặc hoạt động cầm chừng. Chủ trương cụ thể giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp của chính quyền địa phương như trên đề cập là chủ trương kịp thời nhằm cứu doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thoát khỏi nguy cơ bên bờ vực phá sản.
Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu thủy sản sang trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường lớn như EU, Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, hàng xuất sang các thị trường này đã giảm 30% so cùng kỳ. Cụ thể là từ đầu năm đến nay kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chỉ đạt 320 triệu USD, giảm 12 % so với cùng kỳ.