Tháng 8 thị trường ngũ cốc thế giới tiếp tục nổi sóng. So với chỉ mới 2 tháng trước đây, giá lúa mì hiện cao hơn tới 40%, trong khi giá ngô cũng cao hơn trên 40% và đậu tương cao hơn gần 30%.
Sau khi tăng từ đầu mùa hè, giá ngũ cốc tiếp tục tăng trong 4 tuần qua, bởi lo ngại về sản lượng khu vực Biển Đen và kể cả của Australia và đặc biệt là Hoa Kỳ – một trong những nhà sản xuất lương thực lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ đang trong đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, có nguy cơ khiến sản lượng ngô và đậu tương giả mạnh. Trong khi đó tại Nga, khô hạn tái xuất hiện có nguy cơ làm mất mùa lúa mì. Những nỗ lực mới nhất của bộ trưởng Nông nghiệp Nga nhằm giảm bớt lo ngại về khả năng nước này sẽ tái áp đặt một lệnh cấm xuất khẩu như năm 2010 cũng không thể dập tắt dự đoán Moscow có thể hạn chế cung cấp.
Việc Ấn Độ xem xét khả năng có duy trì tốc độ xuất khẩu gạo và lúa mì như hiện nay hay không càng làm cho thị trường thêm lo lắng.
Riêng thị trường gạo thế giới tháng 8-2012 không có nhiều biến động. Chỉ có một số điểm đáng chú ý là các nhà xuất khẩu Thái Lan chuyển hướng qua nhập khẩu gạo Việt Nam và Campuchia để thực hiện các hợp đồng đã ký, và thiên tai gây ảnh hưởng tới mùa màng của một số nước.
Nhu cầu hiện thấp trên toàn cầu bởi hầu hết khách hàng đã mua đủ lượng cần. Thái lan và Việt Nam bước vào vụ thu hoạch lúa chính, nhưng với chương trình can thiệp của chính phủ, giá gạo không giảm, thậm chí còn tăng tại Việt Nam. Chính phủ Thái Lan tiếp tục nỗ lực giải phóng bớt kho dự trữ để lấy chỗ chứa lúa vụ mới, song việc bán gạo lúc này gặp rất nhiều khó khăn, bởi không chỉ nhu cầu thấp mà sự cạnh tranh rất mạnh mẽ, trong khi giá gạo Thái lan chênh lệnh rất xa so với các xuất xứ khác.
Chương trình thu mua lúa gạo của dân với giá cao theo cam kết của chính phủ Thái lan đã đẩy lượng dự trữ lên cao kỷ lục, và khiến gạo Thái Lan không thể cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu với các xuất xứ khác, thậm chí có thể khiến Thái Lan mất ngôi vị nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới về tay Ấn Độ hoặc Việt Nam.
Đồ thị giá gạo thế giới 25/7 – 25/8 (USD/tấn)
Hạn hán
Năm nay là năm thời tiết khắc nghiệt với ngành nông nghiệp. Nước Mỹ đang trong đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ nay. Các cánh đồng rộng lớn trồng ngô và đậu tương tại khu vực miền trung tây Hoa Kỳ là những nạn nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đượt hạn hán kéo dài này. Đây cũng là lần đầu tiên trong gần 10 thập kỷ qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ liên tục hạ thứ hạng chất lượng ngũ cốc của nước này. Cả ngô và đậu tương tại Mỹ là những mặt hàng xuất khẩu lớn trên thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc hán hạn ảnh hưởng tới sản lượng của 2 mặt hàng trên sẽ gây thiếu hụt lương thực và cả lạm phát trên toàn cầu.
Tại Nga, một trong những nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới, hôm 20/8, các chuyên gia phân tích thị trường ngũ cốc của nước này đã cắt giảm dự báo sản lượng ngũ cốc thu hoạch trong năm 2012, bởi sản lượng ngũ cốc năm nay của nước này được dự báo sẽ giảm xuống chỉ 71 đến 72,5 triệu tấn. Nếu Nga ngừng xuất khẩu lúa mì, rất có thể sẽ tái diễn một cuộc khủng hoảng lương thực như năm 2008.
Tình trạng tại Ấn Độ cũng không khả quan hơn, khi liên tục các thông báo cho thấy thiếu mưa ở các khu vực sản xuất.
Năm nay một số nước trồng lúa cũng bị thiếu mưa, trong đó có Thái Lan và Sri Lanka, có thể ảnh hưởng tới vụ mùa lúa.
I. DIỄN BIỄN THỊ TRƯỜNG QUÝ II
A. Lúa gạo
1. Thị trường Thái Lan
Giá gạo Thái Lan không có biến động suốt từ giữa tháng 7, kéo dài tới giữa tháng 8, và chỉ tăng nhẹ vào tuần thứ 3 của tháng 8, khi ký được hợp đồng mới với Iraq.
Thái lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 1983, nhưng xuất khẩu năm nay giảm sút mạnh. Xuất khẩu gạo Thái Lan tính từ 1-1 đến 14-8/2012 chỉ đạt 4,16 triệu tấn, giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu bởi chương trình thu mua lúa của dân mà chính phủ mới của Thái Lan áp dụng suốt từ năm ngoái, theođóchính phủ mua lúa của nông dân với giá 15.000 baht (470 USD)/tấn lúa, cao gần gấp đôi so với giá thị trường.
Gạo 100% B của Thái Lan vững ở mức 580 USD/tấn trong suốt 3 tuần tới giữa tháng 8, trong khi gạo 5% tấm vững ở 570 USD/tấn, cao hơn nhiều so với gạo cùng loại của Việt Nam – lần lượt khoảng 380-420 USD/tấn đến 400-430 USD/tấn.
Chỉ đến tuần thứ 3 của tháng 8, giá gạo Thái mới tăng lên, với gạo 100% B lên mức 590 USD/tấn, và gạo 5% tấm lên 580 USD/tấn, sau khi ký được hợp đồng xuất khẩu 70.000 tấn gạo với Iraq. Ngoài ra, một số khách hàng truyền thống châu Phi có nhu cầu mua gạo đồ, cũng góp phần hỗ trợ giá.
Được biết Iraq là khách hàng duy nhất sẵn sàng trả giá cao cho gạo Thái Lan, và điều này có thể thể hỗ trợ giá gạo Thái vững trong vài tuần. Iraq ưa chuộng gạo Thái Lan và Uruguay, không chỉ vì hai nước này có những loại gạo đặc biệt, mà còn bởi các phương thức thanh toán và giao hàng thuận tiện hơn nhiều nước xuất khẩu khác, ví dụ như Ấn Độ.
Chương trình can thiệp của chính phủ Thái tính đến thời điểm hiện tại đã thu mua được kỷ lục khoảng 17 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 10 triệu tấn gạo, bằng lượng xuất khẩu hàng năm của nước này. Chính phủ đang cố gắng tìm khách hàng để giải phóng bớt kho dự trữ lấy chỗ chứa gạo vụ mới, thường thu hoạch vào tháng 10.
Chính phủ đã kéo dài chương trình can thiệp, lẽ ra hết hạn vào cuối tháng 6, đến cuối tháng 9, và chắc chắn sẽ nối lại một chương trình mới sau khi chương trình hiện tại hết hạn, để hấp thụ hết nguồn cung từ vụ chính, thường thu hoạch vào tháng 10.
Cho tới thời điểm hiện tại, nguồn cung lúa gạo trên thị trường Thái Lan vẫn trong tình trạng khan hiếm. Các nhà xuất khẩu vẫn chờ đợi chính phủ bán gạo dự trữ ra với giá sát với giá thị trường.
Chính sự khan hiếm này đã buộc một số nhà xuất khẩu Thái Lan phải mua thêm gạo từ Campuchia và Việt Nam để đáp ứng các đơn đặt hàng bán gạo trắng với một số khách hàng châu Phi.
Để giải phóng bớt kho dự trữ gạo, chính phủ Thái lan đang nới lỏng các quy chế đấu thầu, và sẽ cho phép các nhà xuất khẩu chào giá nếu cần gạo để đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu.
Trước đây, chính phủ chỉ xuất gạo theo đợt đấu thầu.
2. Thị trường Việt Nam
Khác với Thái Lan, giá gạo Việt Nam bắt đầu tăng khá mạnh từ đầu tháng 8, mặc dù đang trong vụ thu hoạch lúa Hè – Thu ở ĐBSCL, bởi nhu cầu từ Trung Quốc, Indonesia và một số nhà xuất khẩu Thái Lan cùng hy vọng có thể nhận thêm đơn đặt hàng từ những nước bị thiên tai gần đây.
Hạn hán đang ảnh hưởng tới sản lượng ngô Mỹ, thiếu mưa ở Ấn Độ và lũ lụt ở Trung Quốc và Philippine đã đẩy giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng, kéo gạo tăng theo.
So với tháng 7, giá chào bán xuất khẩu các loại gạo Việt Nam hiện nay đã tăng từ 10 – 40 USD/tấn. So với đầu tháng 8, giá một số loại gạo cấp cao, gạo thơm Jasmine 85 cũng tăng từ 10 -15 USD/tấn. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu sang các nước như Đức, Campuchia… của Việt Nam đang có những chuyển biến theo hướng tích cực.
Gạo xuất khẩu loại 5% tấm giá hiện ở mức 441 USD/tấn, tăng mạnh so với 407 USD/tấn hồi đầu tháng. Trung tuần tháng 8 có lúc loại gạo này có giá lên tới 450 USD/tấn. Gạo 25% tấm cũng có mức giá tăng tương tự, từ 378 USD/tấn lên 410 USD/tấn.
Giá gạo XK của VN từ 25-7 đến 25-8 (USD/tấn)
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mua tạm trữ tối đa 500.000 tấn gạo vụ Hè Thu năm 2012, thời hạn mua tạm trữ từ ngày 10/7 năm 2012 đến hết ngày 10/8 năm 2012. Ngay khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn kết thúc, giá lúa gạo nội địa đã tăng mạnh trở lại, vượt mức 5.000 đồng/kg đối với lúa IR 50404, tức là tăng tới 400-500 đông/kg chỉ trong vòng 1 tuần.
Hiện giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.600 – 5.700 đ/kg, lúa dài khoảng 5.800 – 5.900 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.350 – 7.450 đ/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.200 – 7.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.550 – 8.650 đ/kg, gạo 15% tấm 8.200 – 8.300 đ/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.800 – 7.900 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 15/8, Việt Nam đã xuất khẩu 4,523 triệu tấn gạo, trị giá 2,058 tỷ USD. Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 6-6,5 triệu tấn gạo trong năm 2012. Như vậy, để đủ chỉ tiêu Việt Nam cần xuất khoảng 2 triệu tấn gạo nữa trong vòng 4 tháng rưỡi còn lại, tương đương trung bình xuất đi 111.000 tấn/tuần.
Nguồn cung đang chậm dần vì cuối vụ thu hoạch, trong khi trung gian găm giữ hàng lại, vì vậy các công ty xuất khẩu không thể mua nhiều. Nhu cầu về cuối tháng 8 không cao, nhưng vụ thu hoạch sắp kết thúc cùng với chương trình can thiệp của chính phủ, nguồn cung sẽ giảm dần nên xu hướng giá sẽ duy trì ở mức hiện tại ít nhất trong 2 tuần tới.
3. Thị trường Ấn Độ
Mặc dù giá gạo Ấn Độ vẫn hấp dẫn nhưng do nhu cầu thấp trên toàn cầu nên giá đang có xu hướng giảm. Gạo tẻ thường của Ấn Độ hiện giá khoảng 375 đến 435 USD/tấn, FOB.
Ấn Độ là nước sản xuất gạo lớn thứ 2 thế giới, đã tích trữ được lượng gạo nhiều gấp gần 3 lần so với mục tiêu. Tồn trữ trong kho của chính phủ Ấn Độ tính tới 1-8 là 28,5 triệu tấn, trong khi mục tiêu chỉ là 9,8 triệu tấn.
4. Thị trường Trung Quốc
Đồ thị giá gạo Trung Quốc (nhân dân tệ/tấn)
Trung Quốc đã giảm tốc độ nhập khẩu và thông báo họ không thiếu gạo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì sản lượng gạo Trung Quốc năm nay hầu như không thay đổi so với năm ngoái, trong khi nhu cầu tăng, và giá trong nước cao khiến cho việc nhập khẩu vẫn hấp dẫn.
Trung Quốc thông báo sẽ xuất ra một phần gạo dự trữ để ngăn giá tăng và giảm nhập khẩu. Trong khi chính phủ Trung Quốc chưa cho biết khối lượng gạo sẽ bán, nguồn tin địa phương cho biết khối lượng sẽ vào khoảng 2 triệu tấn. Chính phủ có kế hoạch ngăn giá gạo tăng trước vụ thu hoạch – thời diểm nguồn cung thường thấp.
Năm nay Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu gạo, từ một số quốc gia bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Pakistan, và một số nguồn cung mới như Ấn Độ, Myanmar và Nepal.
B. Các ngũ cốc khác
Khô hạn ở Mỹ và một số nước sản xuất lúa mì lớn khác như Nga và Ấn Độ đang đẩy giá lúa mì tăng vọt mỗi ngày.
So với chỉ mới 2 tháng trước đây, giá lúa mì hiện cao hơn tới 40%, trong khi giá ngô cũng cao hơn trên 40% và đậu tương cao hơn gần 30%.
Giá lúa mì tại Chicago (US cent/bushel)
Phiên 22-8, tại Chicago, đậu tương vụ mới giá tăng vượt 17 USD/bushel lần đầu tiên trong lịch sử, trong khi giá ngô cũng lập kỷ lục cao mới 8,49 USD/bushel bởi lo ngại nguồn cung giảm sút sau khi Mỹ hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ nay. Nhập khẩu ngô vào Trung Quốc trong tháng 7 tăng lên kỷ lục cao thứ 2 trong lịch sử.
II. NGUỒN CUNG
1. Campuchia: Diện tích trồng lúa giảm 18% do hạn hán
Thiếu mưa làm giảm 18% diện tích trồng lúa của Campuchia trong năm nay. Theo nguồn tin trong nước, lúa mới chỉ được trồng ở 1,93 triệu ha, bằng khoảng 82% của mục tiêu 2,36 triệu ha.
Năm ngoái, Campuchia trồng kỷ lục 2,9 triệu ha lúa, và sản xuất được 8,78 triệu tấn thóc, với năng suất trung bình 3,17 tấn/ha. Tuy nhiên, năm nay mưa muộn đã ảnh hưởng tới nhiều diện tích lúa. Các chuyên gia cho biết thiệt hại sẽ còn lớn hơn nữa nếu trong 2 tuần tới vẫn không có mưa.
2. Myanmar: Lũ lụt ảnh hưởng tới 80% diện tích trồng lúa
Myanmar có nguy cơ mất mùa lúa năm nay bởi lũ lụt ảnh hưởng tới 80% diện tích trồng lúa. Điều này gây khó khăn cho người nông dân, bởi họ còn chưa trả hết nợ cũ, trong khi cần thêm tiền để trồng lại những diện tích lúa bị ngập lụt.
Trong 4 tháng đầu tài khóa 2012-2013 (bắt đầu từ tháng 4/2012), Myanmar đã xuất khẩu được 332.300 tấn gạo, chủ yếu là sang các thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Theo giới truyền thông Myanmar, trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 7/2012, Myanmar xuất khẩu được 34.973 tấn gạo tấm và thu về 10,46 triệu USD. Trong cả năm tài khóa trước, Myanmar đã xuất khẩu được trên 800.500 tấn gạo, với 75% số gạo đó được bán sang châu Phi, Bangladesh, Indonesia và Philippines.
III. NHU CẦU
1. Indonesia: Xem xét lại việc nhập khẩu gạo để đẩy tăng dự trữ
Một quan chức Bộ Thương mại Indonesia cho biết nước này có thể phải nhập khẩu một khối lượng gạo chưa xác định để đẩy tăng dự trữ và bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh giá tăng bởi thời tiết ở Mỹ và Trung Quốc diễn biến bất lợi.
Bulog, cơ quan thu mua gạo quốc gia, cho biết mức dự trữ tính tới giữa năm nay là 2,4 triệu tấn. Bulog thường duy trì dự trữ gạo từ 1,5 đến 2 triệu tấn để ngăn ngừa lạm phát.
Năm ngoái, Indonesia nhập khẩu 1,9 triệu tấn, gạo, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Hồi tháng 7, các quan chức Indonesia cho biết họ dự báo sản lượng lúa sẽ tăng 4,3% so với năm ngoái lên 68,59 triệu tấn trong năm nay, tức là sẽ có dư 5,5 triệu tấn, giúp giảm mạnh nhập khẩu.
Giá gạo tại Indonesia vẫn cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Hiện gạo Indonesia cao hơn khoảng 290-300 USD/tấn so với gạo Thái Lan và Việt Nam.
2. Uruguay: Diện tích trồng lúa trì trệ vào năm tới
Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và nghề Cá Uruguay, diện tích trồng lúa nước này chắc chắn sẽ vẫn giữ ở mức 181.400 hécta năm 2012-12, bằng diện tích của năm 2011-12 và giảm 7,4% so với năm 2010-11. Thời tiết xấu, thiếu nước và giá mua của chính phủ thấp là những lý do chính khiến diện tích trồng lúa giảm.
Đầu tháng, Cục Thống kê Nông nghiệp Uruguay cho biết giá thu mua lúa vào khoảng 12,02 USD/50kg (khoảng 240 USD/tấn) trong vụ 2011-12, giảm khoảng 3% so với 12,45 USD/50 kg (khoảng 250 USD/tấn) vụ 2010-11.
Sản lượng lúa Uruguay vụ 2011-12 dự báo đạt 1,4 triệu tấn, giảm 12,5% so với 1,6 triệu tấn vụ 2010-11. Trong khi đó, Cục Xúc tiến Xuất khẩu cho biết xuất khẩu đã tăng trong nửa đầu tháng 7, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2011, do nhu cầu tăng từ Peru và Brazil.
3. Ecuador: Sản lượng gạo sẽ giảm 5%
Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo sản lượng lúa Ecuador 2012 sẽ đạt 1,2 triệu tấn, giảm khoảng 5% so với 1,48 triệu tấn năm 2011.
Năng suất lúa năm nay sẽ giảm trong vụ chính – vụ chiếm khoảng 60% tổng sản lượng gạo nước này. Vụ tháng 5-6 bị dịch ốc sên tàn phá. Vụ này đang thu hoạch.
Giá gạo ở Ecuador đã tăng trong những tháng gần đây do dịch ốc sên. Theo FAO, giá gạo ở Quito trong tháng 7 là khoảng 1.020 USD/tấn, tăng khoảng 20% so với tháng 7-2011.
4. Tanzania: Khuyến khích trồng lúa
Thứ trưởng Nông nghiệp Tanzania đã kêu gọi chính phủ phát triển trồng lúa trên quy mô lớn để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu gạo. Ông thêm rằng gạo sản xuất ở Tanzania có thất lượng ngon, và sản xuất quy mô lớn là rất khả thi.
Trong khi sản lượng lúa Tanzania tăng mấy năm gần đây, từ 1,34 triệu tấn năm 2011 lên khoảng 1,4 triệu tấn năm 2012, nước này vẫn phải nhập khẩu gần 1 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu.
Thứng 5 vừa qua, giá gạo bán buôn trung bình đã lên tới kỷ lục cao 1.527 USD/tấn, do thiếu cung. Tháng 6, khi vào vụ thu hoạch, giá giảm xuống khoảng 1.190 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
5. Cameroon: sẽ sử dụng máy móc để tăng sản lượng lúa
Chính phủ Cameroon cung cấp máy móc cho bà con nông dân để tăng năng suất lúa và mở rộng diện tích trồng lúa.
Cameroon phụ thuộc hoàn toàn vào gạo nhập khẩu, và giá gạo đang biến động mạnh, tăng 80%, khi nguồn cung giảm sút.
Nước Tây Phi này sản xuất khoảng 60.000 tấn gạo mỗi năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ tới 400.000 tấn.
Thiếu sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính khiến năng suất lúa ở nước này rất thấp, chỉ khoảng 1,5 tấn/ha. Các khoản cho vay của nhà nước đã giúp họ nâng năng suất lên 3-5 tấn/ha
6. Philippine: Mùa lúa bị ảnh hưởng bởi bão lụt
Bộ Nông nghiệp Philippine cho biết thiệt hại do lũ lụt gần đây gây ra ước tính khoảng 20.000 tấn lúa, và cho biết những nông dân bị thiệt hại sẽ nhận được hạt giống miễn phí để gieo trồng lại. Philippine đã điều chỉnh giảm mục tiêu sản xuất lúa 2012 xuống 17,8 triệu tấn, giảm 3% so với mục tiêu trước.
Dự trữ gạo Philippine tiếp tục giảm so với năm ngoái. Theo Cơ quan Thống kê Nông nghiệp, tính tới 1-7, tổng dự trữ là 1,91 triệu tấn, giảm 16% so với khoảng 2,28 triệu tấn ở thời điểm 1-6-2012, nhưng giảm gần 37% so với 3,2 triệu tấn một năm trước đây. Tính tới 1-7, dự trữ gạo Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine đã giảm xuống 59.000 tấn, giảm khoảng 61% so với 1,51 triệu tấn năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do nhập khẩu gạo giảm. Trong khi đó, dự trữ của các hộ gia đình giảm 8% xuống 76.000 tấn, từ mức 82.000 tấn năm ngoái, và dự trữ ở các công ty thương mại giảm 18% xuống 56.000 tấn.
Được biết, sản lượng lúa nước này trong nửa đầu năm nay tăng 3% đến 5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên kỷ lục cao, 7,875 triệu tấ, nhờ thời tiết tốt. Theo ông này, thiệt hại do bão lũ gần đây không đáng kể.
IV. DỰ BÁO
Về giá cả, triển vọng thị trường lúa gạo tháng 9 sẽ chịu tác động từ hai yếu tố trái chiều có sức nặng khá cân bằng. Một mặt, thời tiết xấu ở nhiều khu vực sản xuất lúa mì và gạo trên thế giới sẽ hậu thuẫn giá gạo tăng. Tuy nhiên, với lượng tồn trữ lớn ở Thái Lan, và cũng lớn ở Ấn Độ tới mức nước này có thể tiếp tục xuất khẩu gạo dù năm nay giảm sản lượng, giá gạo khó có thể tăng mạnh trong tháng tới, dù Thái Lan và Việt Nam kết thúc vụ thu hoạch.
Về các yếu tố cơ bản, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) vừa điều chỉnh giảm mức dự báo về sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2012, nhưng cho biết nguồn cung sẽ tiếp tục vượt cầu và điều đó không có nhiều rủi ro gây ra khủng hoảng lương thực nếu các nước không áp lệnh cấm xuất khẩu.
Theo FAO, sản lượng lúa thế giới năm nay sẽ giảm 7,8% so với dự báo trước đây, xuống 724,5 triệu tấn (483,1 triệu tấn gạo), chủ yếu do thiếu mưa ở Ấn Độ. Tuy nhiên, con số mới nhất này vẫn cao hơn năm 2011, và cũng cao hơn mức tiêu thụ năm 2012/13 dự kiến là 474 triệu tấn.
Lượng mưa trung bình tại Ấn Độ tính đến giữa tháng 7 năm nay giảm 22%, có thể sẽ làm giảm sản lượng gạo của nước sản xuất lúa gạo lớn thứ hai thế giới này. Tuy nhiên, FAO cho rằng Ấn Độ sẽ vẫn sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu quốc gia và còn có dư dành cho xuất khẩu.
Sản lượng gạo Ấn Độ năm nay ước tính giảm khoảng 100 triệu tấn từ mức kỷ lục trên 104,3 triệu tấn năm ngoái.
Hồi tháng 7, FAO cho biết nguồn cung lúa gạo dồi dào là lý do chính lý giải tại sao các thị trường thế giới không rơi vào khủng hoảng lương thực như năm 2007/2008 mặc dù giá ngũ cốc tăng.
Ngoài ra, FAO cũng giảm mức dự báo về sản lượng Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Bangladesh, Mali, Pakistan, Sri Lanka và Nepal, chủ yếu do thời tiết xấu và thiếu nước. Sản lượng tại một số nước Mỹ Latinh như Brazil, Argentina, Paraguay và Uruguay dự báo giảm 7% do lượng mưa thấp.
Mặc dù vậy, theo báo cáo trên, sản lượng gạo toàn cầu năm nay vẫn cao hơn so với kết quả đạt được trong năm 2011.
Tuy nhiên, sản lượng gạo ở Trung Quốc, Indonesia, Tanzania, Thái Lan và Mỹ dự báo sẽ tăng trong năm nay, và sản lượng ở các nước châu Phi sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2012.
Riêng Australia, vụ thu hoạch năm nay ước tính sẽ tăng 32% so với vụ mùa năm ngoái. Trong Sản lượng gạo tại phần lớn các nước Nam Mỹ sẽ tương đối cao.
FAO cho rằng có rất ít khả năng giá gạo tăng trong những tháng tới, nhưng xu hướng tương lai của giá gạo vẫn chưa chắc chắn.
Hiện giá gạo tương đối ổn định sau khi dao động tăng 2% trong tháng 5 vừa qua, ngược lại với thị trường lúa mỳ và ngô.
Báo cáo của FAO cũng cho biết buôn bán gạo toàn cầu sẽ giảm 1 triệu tấn, xuống còn 34,2 triệu tấn trong năm nay, phần lớn do nhu cầu nhập khẩu từ một số nước châu Á giảm.
FAO điều chỉnh giảm mức dự báo về mậu dịch gạo toàn cầu xuống thấp hơn 160.000 tấn so với báo cáo tháng 4, xuống 34,2 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu giảm ở Bangladesh và Indonesia. Xuất khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam và Pakistan dự báo sẽ giảm trong những tháng còn lại của năm 2012, trong khi của Argentina, Brazil, Ấn Độ và Mỹ dự báo sẽ tăng.
Về mậu dịch, các tổ chức quốc tế đều nhất trí dự báo năm nay Thái Lan có nguy cơ mất vị trí nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới bởi giá cao sau khi chính phủ thực hiện chương trình thu mua can thiệp giá.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ năm nay có thể soán ngôi Thái Lan, sau khi dồn dập xuất khẩu từ sau khi xóa bỏ lệnh cấm xuất gạo phi – basmati từ tháng 10 năm ngoái.
Việt Nam có thể cũng sẽ xuất khẩu nhiều hơn Thái Lan và vẫn duy trì vị trí thứ 2.
Dưới đây là dự báo về thứ hạng 10 nước nhập khẩu và xuất khẩu hàng đầu thế giới:
Dưới đây là dự báo về sản lượng ngô, lúa mì và đậu tương thế giới (triệu tấn)
Ngũ cốc
|
2011/12 (ước tính)
|
2012/13 (dự báo)
|
Lúa mì Argentina
|
14,50
|
12,00
|
Lúa mì Australia
|
29,50
|
26,00
|
Lúa mì Canada
|
25,26
|
26,60
|
Lúa mì EU-27
|
137,38
|
133,14
|
Lúa mì Ấn Độ
|
86,87
|
91,00
|
Lúa mì SNG – 12
|
114,42
|
88,56
|
Lúa mì Nga
|
56,23
|
49,00
|
Lúa mì Kazakhstan
|
22,73
|
13,00
|
Lúa mì Ukraine
|
22,12
|
13,00
|
Ngô Trung Quốc
|
192,78
|
195,00
|
Ngô Argentina
|
21,00
|
25,00
|
Ngô Nam Phi
|
11,50
|
13,00
|
Ngô SNG -12
|
33,69
|
36,26
|
Ngô Ukraine
|
22,84
|
24,00
|
Ngô Brazil
|
70,00
|
67,00
|
Đậu tương Argentina
|
41,00
|
55,00
|
Đậu tương Brazil
|
65,50
|
78,00
|
Ngũ cốc
|
2011/12 (ước tính)
|
2012/13 (dự báo)
|
Lúa mì Argentina
|
14,50
|
12,00
|
Lúa mì Australia
|
29,50
|
26,00
|
Lúa mì Canada
|
25,26
|
26,60
|
Lúa mì EU-27
|
137,38
|
133,14
|
Lúa mì Ấn Độ
|
86,87
|
91,00
|
Lúa mì SNG – 12
|
114,42
|
88,56
|
Lúa mì Nga
|
56,23
|
49,00
|
Lúa mì Kazakhstan
|
22,73
|
13,00
|
Lúa mì Ukraine
|
22,12
|
13,00
|
Ngô Trung Quốc
|
192,78
|
195,00
|
Ngô Argentina
|
21,00
|
25,00
|
Ngô Nam Phi
|
11,50
|
13,00
|
Ngô SNG -12
|
33,69
|
36,26
|
Ngô Ukraine
|
22,84
|
24,00
|
Ngô Brazil
|
70,00
|
67,00
|
Đậu tương Argentina
|
41,00
|
55,00
|
Đậu tương Brazil
|
65,50
|
78,00
|
Ngũ cốc
2011/12 (ước tính)
2012/13 (dự báo)
Lúa mì Argentina
14,50
12,00
Lúa mì Australia
29,50
26,00
Lúa mì Canada
25,26
26,60
Lúa mì EU-27
137,38
133,14
Lúa mì Ấn Độ
86,87
91,00
Lúa mì SNG – 12
114,42
88,56
Lúa mì Nga
56,23
49,00
Lúa mì Kazakhstan
22,73
13,00
Lúa mì Ukraine
22,12
13,00
Ngô Trung Quốc
192,78
195,00
Ngô Argentina
21,00
25,00
Ngô Nam Phi
11,50
13,00
Ngô SNG -12
33,69
36,26
Ngô Ukraine
22,84
24,00
Ngô Brazil
70,00
67,00
Đậu tương Argentina
41,00
55,00
Đậu tương Brazil
65,50
78,00
Nguồn: USDA
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Trong bối cảnh nhu cầu thấp mấy tháng gần đây, Thái Lan đang cố gắng hợp tác 5 nước sản xuất gạo trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm phát triển ngành này cả về khối lượng cũng như giá cả.
Cụ thể, Thái lan muốn5 nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) thành lập một tổ chức lúa gạo.
Thư ký Thường trực của Bộ Thương mại Thái Lan, Yanyong Puangrach, cho biết: “Chúng tôi sẽ tổ chức họp cấp bộ trưởng vào tháng 10 tới để dự thảo kế hoạch trước khi đưa ra Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới tại Campuchia”.
Bộ Thương mại Thái Lan đã tổ chức hai cuộc họp với các công ty lúa gạo của các nước ASEAN, và cuộc họp sắp tới sẽ bao gồm các bộ trưởng của Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Lào.
Đây là một vấn đề hệ trọng và cần được cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định tham gia, bởi lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cơ sở hạ tầng, kho chứa, khả năng chế biến của Thái Lan đều vượt xa so với chúng ta, vậy nên để cạnh tranh trên thị trường thế giới với cùng mức giá, cùng chiến lược xuất khẩu sẽ không phải dễ dàng.