Bãi đá khắc cổ Sa pa trải ra trên địa phận của ba xã Tả Van, Hầu Thào và Sử Pan, nằm trong thung lũng Mường Hoa với diện tích khoảng 8 km2. Nằm ngay bên đường đi quanh co dốc núi, bãi đá khắc cổ gồm 159 tảng đá lớn nhỏ nằm lẫn trong cây lá, nằm sát ngay bên đường hay giữa ruộng lúa nước… thoạt tiên chẳng có ấn tượng gì.
Nhưng xuống xe, bước chân theo hướng dẫn viên du lịch để nghe giới thiệu và tận mắt chứng kiến, xem xét các tảng đá, du khách mới thấy ngỡ ngàng trước kỳ công nhân tạo đã bao đời mà chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng
Tuy Sa Pa không phải là nơi duy nhất phát hiện ra các tảng đá khắc vì trên thế giới cũng có hàng chục điểm tương tự như vậy nhưng đối với Việt Nam, đây vẫn là một điều kỳ diệu, chứng tỏ con người từ xa xưa đã bám trụ vững vàng trên mặt đất, chế ngự thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Nếu chỉ xét về mật độ tập trung các tảng đá thì bãi đá khắc Tả Van xứng đáng xếp hàng đầu. 159 tảng đá dãi dầu mưa nắng vẫn trơ trơ, còn rõ nét khắc hình họa, nét chữ viết ở dạng sơ khai và tiến tới hoàn chỉnh, được ví như 159 tấm bia đá cổ xưa nhất Việt Nam. Nhìn kỹ vào các tấm bia, ta có thể nhận ra các hình vẽ như hình vuông, hình chữ nhật, các nét vạch đơn, vạch đôi, những đường song song và những đường cắt ngang, những hình người, hình chim thú, cảnh sinh hoạt… Ta có thể có những cách đoán định và lý giải đó là hình đồ bản, là ghi chép về của cải, về thời tiết, là quan niệm về đời sống cổ xưa… nghĩa là thoải mái thả hồn vào tưởng tượng.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các cảnh sinh hoạt được khắc trên các tảng đá. Đặc biệt, cảnh nam nữ ân ái để duy tri và phát triển nòi giống được mô tả theo mô típ khá quen thuộc, có nét gần gũi với các hình vẽ trên các di vật đồ đồng có niên đại cách đây khoảng 2500-2600 năm đã được tìm thấy ở Việt Nam. Đó chính là hình ảnh thể hiện tục thờ “sinh thực khí”, thể hiện tín ngưỡng phồn thực rất tự nhiên, thuần phác của người Việt cổ. Như vậy, có thể ước đoán tuổi của các hình khắc, nét vẽ trên đá ở Sa Pa là trên dưới 2500 năm. Qua đó, có thể thấy được bàn tay, trí óc người Việt khi ấy đã khá phát triển, củng cố thêm nhận định của giới khoa học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại
Thú vị là thế mà bãi đá khắc cổ Sa Pa mới chỉ được phát hiện ra từ năm 1923 do công của nhà Đông dương học nổi tiếng người Pháp gốc Nga tên là Vichto Gôlubép (Victor Goloubev). Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đến đây tìm hiểu và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Với khách du lịch nước ngoài, nhất là người Pháp, một khi đã đến Sa Pa, họ thường dành thời gian hàng giờ, hàng buổi lưu lại đây để nhìn ngắm, so sánh với các di tích đá khắc ở Sereda Capivara (Braxin), ở Boyne (Ailen). Matopo (Dimbabuê) hay ở một số điểm trên sa mạc Sahara mênh mông biển cát. Đối với người Việt Nam, thăm bãi đã khắc cổ Sa pa để có thêm điều kiện so sánh với các hình khắc trên đá, trên sừng thú hay trên di vật bằng kim loại đã từng được