Tin tức

Kinh Tế Tài Chính Thế giới Tháng 08.2012

Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) tiếp tục ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Sản xuất và xuất khẩu suy giảm ở nhiều quốc gia, trong khi lạm phát có dấu hiệu quay trở lại.

I. THẾ GIỚI

Trong khi các nền kinh tế châu Âu tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn thì kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu mất đà khi liên tiếp tăng trưởng chậm lại. Hoa Kỳ trở thành điểm sáng hiếm hoi về sự tăng trưởng bền bỉ dù chậm chạp.

Hy vọng với nỗ lực của các nhà lãnh đạo eurozone, kinh tế khu vực này sẽ sớm khởi sắc, trong khi chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi sát sao tình hình kinh tế và sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết.

1. Sản xuất

Sản xuất trên toàn cầu tháng 7 giảm tháng thứ 2 liên tiếp, xuống 48,4 trong tháng 7, từ mức 49,1 của tháng 6, và tiếp tục dưới ngưỡng 50 cho thấy sự giảm sút. Điều này dẫn tới hậu quả là việc làm trên toàn cầu tháng 7 giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11-2009.

Chỉ số PMI của 17 nước khu vực đồng euro (eurozone) giảm từ 45,1 điểm trong tháng 6-2012 xuống còn 44 điểm trong tháng 7-2012. Đây là tháng thứ 11 liên tiếp PMI của eurozone suy giảm khi suy thoái kinh tế ở một thành viên nhỏ hơn tiếp tục lan ra các nền kinh tế trọng tâm của eurozone. Công ty về dữ liệu tài chính Markit cho biết, chỉ số quản lý mua hàng PMI đã cho thấy, các nền kinh tế trong khu vực này sẽ suy giảm khoảng 0,5% trong quý III.

Chỉ số PMI của Đức đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm, và là mức giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp. Tăng trưởng kinh tế Đức đã giảm 0,3% trong quý II, cho thấy quốc gia này không còn là chỗ dựa để kéo khu vực đồng euro khỏi sự sụt giảm mạnh.

Chỉ số PMI của Anh giảm xuống còn 45,4 điểm so với mức 48,4 điểm của tháng trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2-2008 và cho thấy có sự sụt giảm lớn đơn hàng xuất khẩu của các nhà sản xuất.

2. Xuất khẩu

 

Những khó khăn kinh tế của châu Âu là nguyên nhân chính làm giảm xuất khẩu của nhiều nền kinh tế châu Á. Đơn đặt hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc tháng 7 giảm mạnh so với tháng 6, kéo theo PMI giảm sút. Xuất khẩu của Nhật Bản cũng giảm mạnh nhất trong vòng 6 tháng, do xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc sụt giảm. PMI trên toàn châu Á tháng 7 chỉ còn 48,2 điểm, so với 49,3 điểm của tháng trước đó.

3. Chuyển trọng tâm sản xuất

Chi phí sản xuất, đặc biệt là vận tải và nhân công, ở nhiều nước châu Á, nhất là Trung Quốc, tăng nhanh khiến các công ty sản xuất phương Tây phải chuyển dần về thị trường bản địa.

4. Hạ lãi suất

Để kích thích kinh tế, các ngân hàng trung ương liên tiếp hạ tỷ lệ lãi suất cũng như điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Mới đây nhất, hôm 30-8, Brazil đã hạ lãi suất cơ bản tháng thứ 9 liên tiếp để thúc đẩy tăng trưởng sau khi GDP chỉ tăng 0,2% trong quý 1. Suốt năm qua, Brazil đã hạ lãi suất đi vay 500 điểm cơ bản, gây áp lực buộc các ngân hàng phải tăng cường cho vay, cắt giảm thuế ô tô và các mặt hàng tiêu dùng khác nhằm phục hồi nền kinh tế.

5. Nguy cơ tái lạm phát

Sau những nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách, lạm phát trên toàn cầu đã tạm lắng dịu từ cuối năm 2011 tới đầu 2012. Tuy nhiên, trong tháng qua, lạm phát có nguy cơ quay trở lại, bởi 2 nguyên nhân:

·         Hy vọng vào các chương trình kích thích kinh tế trên quy mô lớn của các chính phủ, nhất là Hoa Kỳ, trong bối cảnh kinh tế quốc gia giảm tốc. Đặc biệt, các nhà đầu tư nước ngoài đang bơm tiền vào một số nền kinh tế châu Á, khiến đồng nội tệ, giá chứng khoán và bất động sản của các nước này tăng mạnh. Trong những tháng gần đây, dòng tiền đầu tư đổ vào các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc đã tăng vọt. Theo dự đoán của giới phân tích, các thị trường này sẽ tiếp tục hút tiền nếu như các NHTW ở Mỹ và châu Âu tung thêm các biện pháp kích thích nền kinh tế.

·         Thiên tai có nguy cơ gây mất mùa lớn ở nhiều quốc gia, khiến lạm phát giá lương thực tăng khá mạnh.

Đặc biệt, hạn hán ở Mỹ và khu vực Biển Đen đã đẩy giá ngô, lúa mì và đậu tương tăng mạnh trong nhiều tuần qua.

6. Các chính phủ nỗ lực

Nếu nhìn vào các yếu tố khách quan thì có vẻ như kinh tế thế giới đang rất u ám. Tuy nhiên, chính trong lúc khó khăn này, các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, hơn bao giờ hết, đã rất thiện chí nỗ lực hợp tác cùng vượt qua khó khăn. Điều đó thể hiện ở nhiều cuộc họp liên tiếp, song phương và đa phương, bàn về những biện pháp phối hợp giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

6. Các chính phủ nỗ lực

Nếu nhìn vào các yếu tố khách quan thì có vẻ như kinh tế thế giới đang rất u ám. Tuy nhiên, chính trong lúc khó khăn này, các quốc gia, các nhà hoạch định chính sách, hơn bao giờ hết, đã rất thiện chí nỗ lực hợp tác cùng vượt qua khó khăn. Điều đó thể hiện ở nhiều cuộc họp liên tiếp, song phương và đa phương, bàn về những biện pháp phối hợp giải quyết khủng hoảng nợ công châu Âu, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

7. Hàng hoá

Giá ngũ cốc tăng mạnh trong tháng qua, do hạn hán hoành hành ở nhiều quốc gia, đặc biệt tại Mỹ và khu vực Biển Đen.

Giá đậu tương tăng 7% trong tháng 8, giá ngô và lúa mỳ không biến động nhiều. Trên sàn Chicago, giá đậu tương chốt tháng 8 ở 17,56 USD/giạ, tăng 7% so với cuối tháng 7. Giá lên kỷ lục 17,71 USD/giạ phiên ngày 30/8. Giá ngô chốt tháng 8 ở 7,99 USD/giạ, giảm 8 cent so với cuối tháng 7. Giá lúa mỳ giao tháng 12 chốt tháng 8 ở 8,89 USD/giạ, tương đương với cuối tháng 7.

Giá dầu tăng trong tháng 8, với dầu thô Mỹ tăng 8,8% trong tháng và kết thúc ở mức 94,62 USD/thùng, trong khi dầu Brent tăng khoảng 10% kết thúc ở 113,51 USD/thùng.

Việc các giếng dầu ở Biển Bắc tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng, cộng với mùa mưa bão ở Vịnh Mexico và căng thẳng địa chính trị tại Iran và Syri đã đẩy giá dầu tăng trong tháng qua.

Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản không hậu thuẫn giá tăng lâu bền. Nhập khẩu dầu vào Trung Quốc đang giảm sút mạnh, trong khi kinh tế toàn cầu sa sút, khiến nhu cầu sẽ chưa sớm hồi phục.

các Bộ trưởng Tài chính thuộc nhóm 7 quốc gia công nghiệp lớn nhất thế giới (G7) đã kêu gọi các nước sản xuất dầu nâng cao sản lượng nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường. G7 còn cảnh báo, phương Tây luôn sẵn sàng khai thác các kho dự trữ dầu chiến lược nhằm bù đắp phần nào khi giá dầu tăng cao gây cản trở tăng trưởng toàn cầu. Cơ quan này cho rằng, việc giá dầu tăng như hiện tại phản ánh các mối quan ngại về địa chính trị cũng như sự gián đoạn nguồn cung.

Giá vàng kết thúc tháng lập kỷ lục cao nhất 4 tháng rưỡi, bởi các nhà đầu tư hy vọng vào những gói kích thích kinh tế mới của Mỹ và châu Âu.

Phiên cuối tháng, giá vàng giao ngay đạt 1.676,45 USD/ounce, trong khi vàng kỳ hạn ở mức 1.657,70 USD.

Thị trường vàng đang được dẫn dắt bởi yếu tố tâm lý. Còn về thực chất, nhu cầu không bền vững. Trong quý 2 năm nay, nhu cầu vàng thế giới giảm mạnh cả trên thị trường nữ trang và đầu tư. Nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm trong quý 2 vừa qua, dẫn đầu là sự suy giảm nhu cầu của Ấn Độ và Trung Quốc, bất chấp tốc độ mua vàng kỷ lục của các ngân hàng trung ương. Dự báo trong nửa cuối năm 2012, nhập khẩu vàng của nước này có thể sẽ giảm 20%.

II. VIỆT NAM

Kết thúc tháng 8, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,63% so với tháng liền kề trước đó (đây là tháng có CPI tăng cao nhất kể từ đầu năm) cho thấy sự ấm dần lên của nền kinh tế.

Nguyên nhân chủ yếu do tác động của 3 đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu vừa qua (trong các ngày 20/7, 01/8 và 13/8/2012) với tổng cộng mỗi lít xăng tăng 2400 đồng/lít, dầu diezen tăng 1650 đồng/lít); giá ga tăng 8,02% và một số tỉnh, thành phố điều chỉnh giá dịch vụ y tế, tuy nhiên, nếu tính chung 8 tháng năm 2012 vẫn là mức thấp nhất so với cùng kỳ của 8 năm 2011. Điều này đồng nghĩa với những nỗ lực kiềm chế lạm phát của cả nền kinh tế trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan.

Từ diễn biến CPI trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm cho thấy một số điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, CPI 8 tháng tăng thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân quan trọng nhất.

(1) Do giá lương thực giảm liên tục, giá thực phẩm chỉ tăng cao trong 2 tháng đầu năm (trước và sau Tết Nguyên đán), còn giảm liên tục trong 6 tháng qua, trong khi lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi tiêu cho đời sống của dân cư.

(2) Do thắt chặt chính sách tiền tệ trong hơn một năm qua (dư nợ tín dụng so với cuối năm trước sau 6 tháng còn giảm, 7 tháng chỉ tăng nhẹ).

(3) Do đầu tư và tiêu dùng co lại. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách thực hiện 7 tháng tính theo giá thực tế chỉ tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì bị giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tính theo giá thực tế tăng 18,7%, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng (bình quân 7 tháng tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước), thì chỉ còn tăng 6,7%, thấp xa so với tốc độ tăng 15%/năm của thời kỳ 2006-2010.

(4) Do yếu tố tâm lý khi sau 7 tháng, giá vàng đã giảm 7,8% (nhưng nay đã tăng cao do tác động của giá thế giới và do yếu tố tâm lý sau sự kiện bầu Kiên), giá USD sau 8 tháng giảm 1%.

Thứ hai, CPI tính theo năm có thể còn xuống thấp hơn trong tháng 9, bởi khả năng CPI tháng 9 năm nay sẽ tăng thấp hơn tháng 9 năm ngoái (tăng 0,82%). Tuy nhiên, CPI tính theo tháng có xu hướng tăng lên từ tháng 9, CPI tính theo năm có thể tăng từ tháng 10 và rất có khả năng tăng cao vào sang năm. Có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng này.

(1) Những yếu tố làm cho CPI các tháng vừa qua tăng thấp chưa thật bền vững. Lương thực, thực phẩm phụ thuộc vào thiên tai, dịch bệnh, xuất khẩu. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được thắt chặt trong hơn 1 năm qua, nay đang được nới lỏng. Về tiền tệ, cùng với các động thái hạ lãi suất huy động, hạ lãi suất cho vay là việc tăng hạn mức tốc độ tăng trưởng tín dụng cho nhiều ngân hàng, tăng tín dụng cho bất động sản…

Về tài chính, ngoài các giải pháp theo Nghị quyết 13 (liên quan đến gói hỗ trợ 29 nghìn tỷ đồng, đến việc cho mua sắm đối với các khoản kinh phí năm 2011 đã được bố trí nguồn nhưng chưa sử dụng và đã được chuyển sang năm 2012), tính đến hết tháng 7, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ứng trước 30 nghìn tỷ đồng vốn xây dựng cơ bản và trái phiếu Chính phủ cho các dự án cấp bách, hoàn thành trong năm 2012, 2013.

(2) Lạm phát thấp đang được một số ngành, lĩnh vực coi đó là một thời cơ để đẩy giá các mặt hàng đầu vào, nhất là điện, than, xăng dầu, nước, thủy lợi phí, viện phí…

(3) Việc bơm tiền trên thị trường liên ngân hàng để giải quyết thanh khoản cho các ngân hàng thương mại sau sự kiện bầu Kiên.

(4) Giá vàng tăng cao, giá chứng khoán sụt giảm mạnh, giá xăng dầu nhấp nhổm tăng… sẽ tác động đến lạm phát cao quay trở lại.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn xã hội, kết thúc 8 tháng năm 2012, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

Kết thúc 8 tháng năm 2012, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước tiếp tục ổn định. Tính đến 15/8/2012, cả nước đã gieo cấy được 1431,4 nghìn ha lúa mùa, bằng 100,5% cùng kỳ năm 2011. Cùng với việc gieo cấy lúa mùa, các địa phương phía Nam đã thu hoạch được 1174,6 nghìn ha lúa hè thu, chiếm 55,6% diện tích gieo cấy và bằng 96,2% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1089,4 nghìn ha, chiếm 65% diện tích gieo cấy và bằng 95,4%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 8/2012 tăng 4,1% so với tháng 7/2012 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2012, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong 8 tháng cả nước có 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 1462,2 triệu USD, chiếm 26,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hải Phòng 1037,5 triệu USD, chiếm 18,8%; Đồng Nai 591,9 triệu USD, chiếm 10,7%; thành phố Hồ Chí Minh 396,7 triệu USD…

Trong số 46 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam 8 tháng năm 2012, Nhật Bản tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với 3598,5 triệu USD, chiếm 65,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 420,7 triệu USD, chiếm 7,6%…

Một trong những kết quả nổi bật được đánh giá cao trong 8 tháng năm 2012 đó là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Xuất khẩu tiếp tục đạt kết quả khá. Tính chung 8 tháng năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 73,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu cũng có mức tăng nhẹ trong tháng 8/2012, tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 73,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2011. Nhập siêu 8 tháng năm 2012 là 62 triệu USD, bằng 0,08% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế hiện cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức, đó là kinh tế phát triển thiếu bền vững; lãi suất tín dụng đã giảm nhưng nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn cao; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc; sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều bấp bênh…

Thị trường

Hàng hóa trong nước tháng 8 cung vẫn vượt cầu. Thời gian tới, thị trường sẽ chịu tác động bởi các yếu tố: mùa mưa bão, lễ rằm tháng 7, Tết Trung thu, mùa khai giảng, việc điều chỉnh xăng dầu liên tục trong thời gian qua…

Lúa gạo

Sau khi hết thời gian mua tạm trữ lúa gạo, giá lúa gạo lại có xu hướng tăng. Tuần cuối tháng 8, giá thóc tẻ thường tăng 100-300 đ/kg tùy theo từng địa phương lên quanh mức 5.400 – 6.000 đ/kg; gạo thành phẩm XK 5% tăng 100-400 đồng lên 8.600 – 8.770 đ/kg; 25% tăng 7.890-8.050 đ/kg.

Do nguồn cung đang chững lại trong khi nhu cầu cho xuất khẩu có dấu hiệu tăng. Dự báo, giá lúa gạo tăng nhẹ trong thời gian tới.

Thực phẩm

Tháng 8, mặt hàng thực phẩm tươi sống có nhiều diễn biến trái chiều, khi giá thịt lợn dần ổn định thì giá thịt bò tăng nhẹ. Sau thời gian liên tục giảm giá, giá thịt lợn đã chững lại trong tháng 8 do ảnh hưởng của dịch bệnh và nhu cầu tiêu thụ không cao. Dự báo, sang tháng 9 nhóm mặt hàng này có xu hướng ổn định, riêng giá rau xanh có khả năng tăng nhẹ tại một số địa phương do đang trong mùa mưa bão.

Gas

Kể từ ngày 1/8 giá bán lẻ gas đã được các thương nhân điều chỉnh tăng 52.000 đ/bình 12 kg. Hiện giá gas bán lẻ trên thị trường dao động từ mức 390.000 – 400.000 đ/bình 12 kg.

Do giá gas thế giới vẫn ở mức cao, dự báo sang tháng 9 giá gas tiếp tục được điều chỉnh xu hướng tăng vài chục nghìn đồng/bình 12 kg.

Đường

Giá đường trong tháng 8 có xu hướng giảm, so với cùng kỳ năm trước, giá bán buôn vẫn thấp hơn khoảng 16%. Hiện tại, một số nhà máy đường đã bắt đầu vụ ép, đến giữa tháng 8, các nhà máy đường đã ép được khoảng 25.000 tấn mía, sản xuất được 2.100 tấn đường, tăng 900 tấn đường so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, nguồn cung vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong tháng 9 và tháng 10.

Phân bón

Nhu cầu sử dụng phân bón trên thị trường tiếp tục giảm trong một số tuần đầu của tháng 8 và sau đó ổn định vào cuối tháng. Giá phân urê nhập khẩu ở quanh mức 11.800 – 12.500 đ/kg; phân DAP giá 15.700 – 16.200 đ/kg. Hiện đang là mùa mưa bão nên nhu cầu phân bón cũng chưa tăng mạnh.

Sắt thép, vật liệu xây dựng

Giá thép bán lẻ tại các địa phương ổn định và phổ biến ở mức 17,4 – 18,0 triệu đồng/tấn (tại miền Bắc) và 17,5 – 18,1 triệu đồng/tấn (tại miền Nam).  

Theo Hiệp hội Thép và Tổng Công ty Thép Việt Nam , dự kiến sản xuất thép tháng 8 tăng so với tháng trước, mức tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2011, sản xuất và tiêu thụ thép tháng 8 giảm mạnh. Với mặt hàng xi măng, dự kiến sản xuất trong tháng 8 giảm mạnh trong khi tiêu thụ chỉ tăng nhẹ và vẫn ở mức thấp do đang là mùa mưa bão.

Thời gian tới, nhóm mặt hàng vật liệu xây dựng dự báo xu hướng ổn định.

Dược phẩm
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status