Tin tức

Hoạt động Xuất khẩu nhóm hàng Nông, Lâm, Thuỷ Sản của Việt Nam trong tháng 07/2012

1 Đánh giá chung:
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2012 ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng 6/2012 và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tính cả dầu thô) đạt gần 6,2 tỷ USD, giảm 1,2%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước xuất khẩu gần 3,4 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước.
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2012 ước đạt 62,9 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2011. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng qua đã ở mức cao hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó. Với mức tăng trưởng này, hoạt động xuất khẩu thực sự là một trong những ngành đạt kết quả nổi bật nhất so với các lĩnh vực khác trong nửa đầu năm 2012, khẳng định vị thế của ngành chủ lực trong kinh tế Việt Nam với mức đóng góp hàng năm lên tới 33% GDP và ghi nhận tốc độ tăng cao hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch của cả năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng cao của xuất khẩu trong 7 tháng qua càng có ý nghĩa khi giá hàng hoá xuất khẩu trong năm nay không còn tăng cao như năm trước, thậm chí còn theo xu hướng giảm ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông sản, than đá, cao su, xơ sợi …
Riêng đối với nhóm “nông, lâm, thủy sản”, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 tiếp tục sụt giảm 1,8% so với tháng trước. Trong đó, ngoại trừ xuất khẩu cao su và chè tăng lần lượt 42,6% và 7,7%, các mặt hàng còn lại đều sụt giảm mạnh. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 12,2 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2011, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng khoảng 50% cùng kỳ năm trước. Do đó, tỷ trọng của nhóm hàng này trên tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 21,5% trong 7 tháng đầu năm 2011 xuống chỉ còn 19,4%. Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu nhóm hàng này giảm tốc mạnh là do xuất khẩu của 2 mặt hàng gạo và cao su sụt giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 7 tháng qua đã giảm 9,3% và cao su giảm 9,6%.
 

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu USD, nghin tấn)

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu USD, nghin tấn)

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: Triệu USD, nghin tấn)

Tham khảo giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng thuộc nhóm nông lâm sản trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2012

 

2 Đánh giá đối với từng mặt hàng:

2.1 Mặt hàng gạo

Trong tháng 7, xuất khẩu gạo mặc dù có xu hướng “chững lại” so với tháng 6 nhưng lượng xuất theo ước tính vẫn duy trì ở mức cao 800 nghìn tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 8,8% về lượng và giảm 7,9% về kim ngạch so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2012 lên con số 4,6 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD, chỉ còn giảm 2% về lượng và 9,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng qua đã đạt 74% mục tiêu xuất 6,2 triệu tấn gạo mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa điều chỉnh đầu tháng 7 vừa qua và bằng 64% dự đoán cả năm xuất 7,2 triệu tấn của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO).

Tham kh¶o l­îng g¹o xuÊt khÈu qua c¸c n¨m

(§VT: ngh×n tÊn)

 

Tính đến cuối tháng 7, Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu gạo đạt 5,5 triệu tấn, tăng 300 nghìn tấn so với con số 5,2 triệu tấn đạt được tính đến cuối tháng 6 vừa qua. Trong đó, Tổng công ty lương thực Miền Nam (Vinafood 2) vừa giành được hợp đồng xuất gạo cho Philippines với khối lượng 500 nghìn tấn gạo 25% tấm, giá bình quân 380 USD/tấn.

Như vậy, có thể nói mặc dù 7 tháng qua xuất khẩu gạo gặp rất nhiều trở ngại, từ đầu ra cho xuất khẩu, không thuận lợi về giá cho đến sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia mới quay lại thị trường xuất khẩu gạo sau một thời gian dài vắng bóng như ấn Độ hay Myanma, tuy nhiên đến thời điểm này xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trên cả nước đã làm được nhiều hơn mong đợi khi đã đạt được gần 3/4 mục tiêu xuất khẩu, bên cạnh đó sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng cũng được cải thiện đáng kể. Từ con số sụt giảm lên tới 33% trong quý 1 giờ đã rút ngắn xuống chỉ còn giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, có điểm đáng lo ngại đối với xuất khẩu gạo là đầu ra cho mặt hàng này những tháng cuối năm vẫn chưa có sự ổn định, trong khi giá xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện ở mức rất thấp so với giá gạo của các quốc gia khác thị trường thế giới. Tính đến ngày 27/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam chỉ được giao dịch ở mức 405 – 415 USD/tấn, thấp hơn 10 USD/tấn so với gạo cùng chủng loại của ấn Độ và thấp hơn 55 USD/tấn so với gạo của Pakistan. Trong khi đó, giá xuất bình quân tháng 6 tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 437 USD/tấn, thấp hơn gần 3% so với tháng trước và thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm 2011. Tại thị trường trong nước, giá gạo cũng đang có xu hướng giảm mạnh. Giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL vẫn không được vực dậy dù chương trình can thiệp mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo đã được triển khai một thời gian (kể từ ngày 10/7). Cụ thể, đối với lúa IR 50404 tươi tại các tỉnh ĐBSCL dao động từ 4.200 – 4.300 đồng/kg; 4.900 – 5.250 đồng/kg đối với lúa khô.

Trước diễn biến này, rất cần Chính phủ và các cơ quan chức năng tiếp tục có những biện pháp can thiệp nhằm mở rộng đầu ra và tăng giá trị cho gạo xuất khẩu của Việt Nam.

2.2  Mặt hàng cà phê

Lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6,7/2012 tiếp tục giảm do bước vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch, mặt khác lượng tồn kho trong nước còn rất hạn chế, cụ thể: tháng 7/2012 xuất khẩu của cả nước chỉ đạt 130 nghìn tấn, trị giá 278 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và 11,2% về trị giá so với tháng 6/2012 vừa qua; còn so với cùng kỳ năm ngoái vẫn tăng rất mạnh, trên 100% cả về lượng và trị giá. Như vậy, tính chung 7 tháng đầu năm 2012 xuất khẩu cà phê của cả nước đạt khoảng 1,17 triệu tấn, trị giá 2,47 tỷ USD, tăng 106% về lượng và 126% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái

Diến biến giá: Giá xuất khẩu cà phê sau khi tăng mạnh trong tháng 6/2012 đạt 2.153 USD/tấn, tăng 2,6% so với tháng 5/2012 thì sang tới tháng 7/2012 giá giữ vững ổn định ít có sự biến động, giá trung bình giảm nhẹ đạt 2.140 USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 8%. Dự báo, giá xuất khẩu cà phê trong những tháng tới sẽ giữ vững ổn định khó có thể giảm, do lượng tồn kho trong nước còn ít trong khi nhu cầu của thế giới có thể tăng thêm 5 triệu bao trong năm nay.

Xuất khẩu tới Đức và Mỹ dẫn đầu, tỷ trọng của 2 thị trường này chiếm tới 25% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm. Đáng chú ý, xuất khẩu tới Inđônêxia có sự tăng trưởng đột biến, tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu tới Mêhicô, Ai cập… cũng có mức tăng kỷ lục, lần lượt: 226%, 92%.

– Tham khảo thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 6/2012

Riêng tháng 6/2012: Xuất khẩu cà phê tới hầu hết các thị trường đều giảm khá mạnh so với tháng 5/2012, cụ thể: Đức giảm trên 5% cả về lượng và trị giá; Mỹ giảm 27% về lượng và 25,5% về trị giá; Italy giảm trên 14% cả về lượng và trị giá so với tháng trước đó. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái đã tăng mạnh ở hầu hết các thị trường, trong đó Tây Ban Nha, Inđônêxia, Mêhicô, Pháp tăng rất mạnh.

Tham kh¶o thÞ tr­uêng xuÊt khÈu cµ phª th¸ng 6 vµ 6 th¸ng 2012
(§VT: l­îng tÊn; trÞ gi¸: 1.000 USD)

Tham kh¶o thÞ tr­uêng xuÊt khÈu cµ phª th¸ng 6 vµ 6 th¸ng 2012

(§VT: l­îng tÊn; trÞ gi¸: 1.000 USD)

 

2.3 Mặt hàng chè

Trong tháng 7/2012 xuất khẩu chè của Việt Nam tiếp tục có chiều hướng tăng, số liệu thống kê sơ bộ cho thấy lượng chè xuất khẩu trong tháng đã tăng 10,4% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng 6, song nếu so với cùng kỳ năm ngoái lại giảm 15,36% về lượng và giảm 12,5% về trị giá. Mặc dù vậy, tính đến hết tháng 7/2012, xuất khẩu chè của nước ta vẫn đạt mức tăng nhẹ 8,6% cả về lượng lẫn trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70 nghìn tấn, trị giá 103 triệu USD.   

Nửa đầu 2012, Pakistan tiếp tục đứng đầu về thị trường nhập khẩu chè nhiều nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm nay, với lượng nhập 9.650 tấn, trị giá 12,82 triệu USD, chiếm 14,8% về lượng và 19,2% về trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là thị trường Đài Loan, trị giá 12,82 triệu USD, chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu chè sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Inđônêsia, Hoa Kỳ, UAE, Arập Xê út, Ba Lan, Đức, Philippin, Ấn Độ.

(§VT: Lu­îng: tÊn; TrÞ gi¸: ngh×n USD)

(§VT: Lu­îng: tÊn; TrÞ gi¸: ngh×n USD)

 

Về giá xuất khẩu: Giá xuất khẩu chè trong tháng 7 đạt bình quân 1.585 USD/tấn, giảm 4% (tương đương 65 USD/tấn) so với tháng 6, tuy nhiên mức giá này vẫn cao hơn 23 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

2.4 Mặt hàng hạt tiêu

Hiện giá thu mua hạt tiêu các loại tại thị trường trong nước liên tục giảm, do vậy, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam cũng đã chững lại, cụ thể, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 7/2012 đạt khoảng 8 nghìn tấn, kim ngạch 60 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 7,9% về kim ngạch so với tháng trước đó. Tính chung 7 tháng đầu năm 2012, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt mức 77 nghìn tấn, kim ngạch 531 triệu USD, giảm 6,9% về lượng nhưng lại tăng 17% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2011.

Giá bình quân xuất khẩu trong tháng 7/2012 đạt khoảng 7.500 USD/tấn, tăng 9,66% so với giá bình quân tháng trước. Giá 2 chủng loại tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam đều đang có xu hướng giảm so với đầu tháng, giá tiêu xuất khẩu loại 500g Gr/l-FAQ được chào giá 6.000-6.050 USD/tấn và loại 550 Gr/l-FAQ được chào giá 6.300-6.350 USD/tấn, (FOB), giảm 200 USD, trong khi tiêu trắng loại 630Gr/l-FAQ chào giá 9.000-9.050 USD/tấn, (FOB), giảm 350 USD nhưng nhu cầu đang rất yếu.

Trong tháng 7 vừa qua, giao dịch hạt tiêu tại thị trường trong nước diễn ra khá trầm lắng. Một số công ty xuất khẩu tạm thời không mua hàng còn nhiều đại lý cũng ngừng thu mua vì công ty thiếu tiền, thanh toán chậm… khiến bà con nông dân cũng ngần ngại không muốn bán. Từ đầu tháng 7 tới nay, giá hạt tiêu đen xô trong nước liên tục giảm, tính đến ngày 22/7, giá tiêu tại Bà Rịa-Vũng Tàu xuống 121-122 nghìn đồng/kg, tại Bình Phước còn 120 nghìn đồng/kg và các tỉnh Tây nguyên còn 118-119 nghìn đồng/kg, giảm bình quân 4.000-5.000 đồng/kg so với mức giá đầu tháng 7.

Mặc dù Việt Nam đang cung cấp trên 50% sản lượng hạt tiêu toàn cầu, theo quy luật có thể chi phối về giá, nhưng giá xuất khẩu bình quân luôn thấp hơn so với Ấn Độ khoảng 200-400 USD/tấn, tùy kỳ hạn. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến bảo quản kém tại Việt Nam đã làm giảm giá xuất khẩu, chính vì vậy, nhiều quốc gia xuất khẩu tiêu đã nhập tiêu thô về chế biến rồi bán giá cao, điển hình như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia …

2.5 Mặt hàng hạt điều

Xuất khẩu hạt điều trong tháng 7 của Việt Nam tiếp tục giảm, lượng xuất khẩu chỉ đạt 20 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và 11,2% về trị giá so với tháng 6/2012; còn so với cùng kỳ năm ngoái lại tăng 5% về lượng nhưng lại giảm 18,4% về trị giá do giá xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, tính chung 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã tăng 36% về lượng và 18% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương 119 nghìn tấn, trị giá 821 triệu USD

Giá xuất khẩu: giá xuất khẩu hạt điều trong tháng 7/2012 đã giảm từ 7.012 USD/tấn trong tháng 6/2012 xuống còn 6.900 USD/tấn, giảm 2%; còn so với cùng kỳ năm ngoái lại giảm tới 14%. Dự báo, giá xuất khẩu hạt điều trong những tháng tới vẫn tiếp tục giữ vững ổn định và có thể tăng nhẹ – do nhu cầu tiêu thụ trong những tháng cuối năm khá mạnh. Như vậy, tính chung bình 7 tháng đầu năm 2012, giá xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn 6.840 USD/tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do thị trường trầm lắng, giá bán liên tục giảm khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.

Về thị trường xuất khẩu, nhìn chung, lượng điều xuất khẩu từ đầu năm đến nay tới hầu hết các thị trường đều tăng khá mạnh, trong đó có 2 thị trường đạt trị giá trên 100 triệu USD là Mỹ, Trung Quốc. Riêng trong 6 tháng đầu năm, thị trường đạt trị giá trên 10 triệu có tới 9 thị trường, tiêu biểu: Ôtrâylia đạt 43 triệu USD, Nga đạt 27 triệu USD, Anh đạt 25 triệu USD. Trong hơn 40 thị trường xuất khẩu hạt điều trong thời gian vừa qua, có tới 35 thị trường đạt trị giá xuất khẩu dương so với cùng kỳ năm ngoái, riêng chỉ có 5 thị trường có lượng tiêu thụ giảm xuống (Ôxtrâylia, Hà Lan, Singapore, Malaysia, Hy Lạp).

ThÞ tr­êng xuÊt khÈu h¹t ®iÒu tiªu biÓu th¸ng 6 vµ 6 th¸ng n¨m 2012

§VT: l­îng – tÊn; trÞ gi¸ 1.000 USD

 

2.6 Mặt hàng rau hoa quả

Trong nửa đầu tháng 7/2012, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả đạt 22,7 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng trước. Ước tính trong tháng 7, xuất khẩu rau quả đạt 65 triệu USD, nâng tổng kim ngạch 7 tháng lên 393,2 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ 2011.

Hiện nay đang trong vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây như thanh long, vải, măng cụt, mít… nên sản lượng tăng cao. Nhu cầu nhập khẩu trái cây từ các thị trường như Trung Quốc, Nga, Mỹ, EU rất lớn nên kim ngạch xuất khẩu trái cây và một số loại rau củ của VIệt Nam trong tháng tới sẽ tăng mạnh.

Riêng trong tháng 6/2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trưởng khá mạnh, đạt 63,1 triệu USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ 2011. Tính chung 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu rau quả đạt 328,2 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ 2011.

Giá xuất khẩu rau quả tháng 6/2012 giảm 0,2% so với tháng trước và giảm 1,0% so với tháng 6/2011. So với tháng 5/2012, giá hàng rau quả ở nhóm HS.07 (rau và một số loại củ, than củ, rễ ăn được) tăng 0,7%; 2 nhóm còn lại là HS.08 (quả, quả hạch ăn được,quả thuộc chi cam quýt, dưa) và HS 20 (chế phẩm từ qua, quả, quả hạch…) giảm lần lượt là 0,28% và 1,42%. Trong nhóm HS 20, nhóm giảm nhiều nhất là nhóm HS 20.07 (mứt, nước quả nấu đông-thạch…) với 7%, nhóm HS 08.01 (dừa, quả hạch Brazil, hạt đào lộn hột….) giảm 6,5%; các nhóm hàng khác tăng giảm không nhiều. Tính chung 6 tháng năm 2012, giá hàng rau quả tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch đạt 324 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2011 (tương ứng 35 triệu USD). Trong đó, lượng xuất khẩu tăng làm kim ngạch tăng 11% tương ứng kim ngạch 32 triệu USD và giá tăng 1,1% tương ứng kim ngạch tăng 3 triệu USD. Như vậy, kim ngạch hàng rau quả 6 tháng năm 2012 tăng so với cùng kỳ năm 2011 do lượng tăng và giá tăng nhưng phần tăng kim ngạch do lượng là chủ yếu. 

2.7 Mặt hàng thủy hải sản

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 7/2012 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2011, đạt khoảng 123 nghìn tấn với trị giá xuất khẩu 520 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 3,382 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 7/2012 điểm đến của thủy sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, ASEAN, Hồng Kông, Ôxtrâylia và một số thị trường mới ở khu vực Nam Mỹ. Trong nhóm này có thị trường EU vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đặc của Việt Nam đang có xu hướng chủ động cung cấp thủy sản cho thị trường Châu á, Châu Mỹ và Ôxtrâylia hơn là tới Châu Âu.

Tình trạng bán phá giá để cạnh tranh các đơn hàng đang phổ biến không chỉ ở những thị trường lớn là EU, Hoa Kỳ mà ở cả những thị trường mới và nhỏ trong tháng 7/2012. Việc xuất hiện nhiều đơn hàng thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung cho thấy tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại. Nếu các doanh nghiệp còn tiếp tục sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tạo ra hình ảnh không tốt về giá trị thương hiệu của thủy sản Việt Nam.

XuÊt khÈu thuû s¶n cña ViÖt Nam n¨m 2011 – 2012

 

2.2.8 Mặt hàng cao su

Xuất khẩu cao su của nước ta đang có xu hướng tăng trở lại, theo ước tính trong tháng 7/2012 xuất khẩu cao su của nước ta đạt 85 nghìn tấn, trị giá 243 triệu USD, tăng mạnh 40,8% về lượng và 42,6% về trị giá so với tháng 6/2012. Như vậy, tính đến hết tháng 7/2012 xuất khẩu cao su của nước ta đạt 488 nghìn tấn, trị giá 1,45 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù tăng mạnh 32% về lượng nhưng lại giảm 9,6% về trị giá, nguyên nhân là do giá xuất khẩu sụt giảm mạnh so với cùng thời điểm năm 2011.  

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta trong 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng đang có xu hướng giảm khi khối lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc từ chỗ chiếm hơn 60% thị phần trong nửa đầu năm 2011, nay chỉ chiếm 52% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu đến các thị trường khác như Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc…

ThÞ tr­êng xuÊt khÈu cao su th¸ng 6 vµ 6 th¸ng ®Çu n¨m 2012

(§VT: Lu­îng: tÊn; TrÞ gi¸: ngh×n USD)

 

Về giá xuất khẩu: Trong tháng 7, giá xuất khẩu cao su của nước ta đã nhích nhẹ lên mức 2.859 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng 6 nhưng vẫn giảm mạnh 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng đầu năm 2012 giá xuất khẩu cao su đã mất hơn 31%.

Những nguyên nhân tác động dẫn đến sự sụt giảm về giá là:

– Nguồn cung tăng khi mùa cạo mủ mới trở lại vào đầu mùa mưa.

– Tăng trưởng kinh tế chậm tại những nước tiêu thụ nhiều cao su như Trung Quốc, Hoa Kỳ , Ấn Độ làm nảy sinh những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ có thể giảm trong nửa cuối năm nay.

– Nhu cầu tiêu thụ cao su suy giảm do khủng hoảng nợ công châu Âu kéo dài làm suy yếu nền kinh tế của khu vực này, thu hẹp mức tiêu thụ cao su của ngành sản xuất lốp xe và một số ngành công nghiệp khác.

– Triển vọng u ám của nền kinh tế thế giới, nguồn dự trữ tại các kho ở Trung Quốc – nước nhập khẩu cao su thế giới còn khá cao nên Trung Quốc đang có lợi thế gây sức ép về giá đối với các nhà xuất khẩu.

– Giá dầu thô thấp làm giảm sự hấp dẫn của cao su thiên nhiên gây sức ép lên giá do sự cạnh tranh của cao su tổng hợp (là sản phẩm từ dầu thô và có thể thay thế cao su thiên nhiên).
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status