Tin tức

Kiện ra tòa án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích xuất khẩu

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp dụng nhiều biện pháp nhằm thắt chặt và gây bất lợi cho doanh nghiệp XK nước ngoài khiến XK hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ luôn có nguy cơ phải đối mặt với các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp. Sử dụng Tòa án Hoa Kỳ hoặc Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một trong những công cụ hữu hiệu để DN Việt Nam bảo vệ lợi ích của mình.

Ngày 24/5 tại Hà Nội, Hội đồng Tư vấn Phòng vệ thương mại thuộc Trung tâm WTO – VCCI tổ chức Hội thảo “ Kiện ra Tòa án Hoa Kỳ và WTO để bảo vệ lợi ích XK trước các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tại Hoa Kỳ – Thực tiễn và bài học kinh nghiệm”.

Hội thảo nhằm giúp các DN, hiệp hội và cơ quan chức năng Việt Nam tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trong việc đối phó với các kết quả bất lợi từ các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ở Hoa Kỳ thông qua hai tổ chức này.

Diễn giả chính – Luật sư William H.Barringer, cố vấn pháp lý của các DN tôm trong vụ kiện chống bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ, đồng thời là cố vấn pháp lý cho chính phủ Việt Nam trong vụ kiện ra WTO đầu tiên của Việt Nam đã giới thiệu Trình tự thủ tục kháng cáo tại Tòa án Thương mại Hoa Kỳ (CIT) cũng như các bước trong Quy trình giải quyết tranh chấp WTO.

Từ những kinh nghiệm trong vụ kiện chống bán phá giá tôm, luật sư William H.Barringer lưu ý rằng ở Hoa Kỳ, mọi quyết định của DOC đều có thể bị xem xét lại bởi CIT. Là một cơ quan độc lập, CIT có thể đưa ra những phán quyết đi ngược lại quyết định của DOC. Bên thua kiện tại CIT có thể kháng cáo đến Tòa phúc thẩm của Tòa án Lên bang (CAFC).

Giải quyết tranh chấp tại WTO bao gồm các vấn đề: Phương pháp qui về 0, áp dụng các dữ kiện sẵn có, thuế xuất toàn quốc và thuế xuất riêng rẽ trong các cuộc điều tra đối với nền kinh tế phi thị trường, tính trùng thuế trong điều tra CVD/AD đối với nền kinh tế phi thị trường, xử lí vấn đề về các DN có vốn nhà nước trong luật CVD, mối quan hệ nhân quả và yếu tố không liên quan của điều tra thiệt hại.

Luật sư William H.Barringer cũng lưu ý, giải quyết tranh chấp tại WTO là cơ chế giữa các chính phủ, nhưng việc thực thi thường đòi hỏi có sự tham gia của các công ty bị đơn. Vì vậy các DN XK cũng phải lường trước được những vấn đề sẽ xảy ra đằng sau các vụ khiếu kiện để có phản ứng phù hợp.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status