Tin tức

Cá tra sốt giá, người nuôi vẫn thờ ơ

Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức 25.000 đồng/kg nhưng vẫn không thu hút người nuôi quay lại. Với giá cá tra nguyên liệu 25.000 đồng/kg, người nuôi bán cá trong thời điểm này có thể lãi đến 4.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với người tái đầu tư nuôi mới thì tình hình không khả quan. Nguyên do, các loại chi phí phụ thuộc đã rục rịch tăng theo giá thu mua.
 

Chi phí tăng theo giá

 

Tình trạng khủng hoảng thừa cá tra những năm 2007-2008 đã để lại hậu quả nặng nề cho người nuôi khiến họ không còn vốn tiếp tục đầu tư cho những năm sau. Năm 2010, diện tích nuôi cá tra thịt ở tỉnh An Giang chỉ còn 999 ha, sản lượng 231.000 tấn, giảm 119 ha diện tích và khoảng 14.000 tấn sản lượng so với năm 2009. Thời gian gần đây, giá cá tra nguyên liệu trong nước liên tục tăng và hiện ở mức 25.000 đồng/kg. Đây là cơ hội tốt để một số hộ nuôi cá sắp thu hoạch gỡ gạc cho những vụ mùa trắng tay các năm trước. Song, nhiều người nuôi vẫn không mặn mòi với việc đầu tư cho vụ mới. 

 

Ông Trần Văn Lý, người nuôi cá tra ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết hiện giá cá tra giống đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, trong khi chất lượng thì ngược lại. Bằng kinh nghiệm của mình, ông Lý phân tích: “Chất lượng cá tra giống kém gây hao hụt, kéo dài thời gian nuôi và làm tăng các chi phí khác. Giá một con cá giống cỡ 2 cm hiện khoảng 1.000 đồng/con, tỉ lệ hao hụt là 50%, vì vậy chi phí cho con giống phải tăng gấp đôi. Nếu sau khi nuôi vài tháng, cá giống chết thì thiệt hại còn nặng nề hơn.

 

Còn ông Võ Văn Đệ, người nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra thương phẩm ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt, cho biết: Với loại thức ăn 26% đạm có giá 10.000 đồng/kg như hiện nay thì để có được 1 kg cá thịt cần đến khoảng 2 kg thức ăn. Cộng các chi phí khác như nhân công, thuốc thú ý, lãi vay… thì giá thành 1 kg cá tra thịt không dưới 25.000 đồng. Chỉ cần giá thu mua giảm là người nuôi… ôm nợ.
 
Phập phồng giá thu mua
 
Tình trạng giá thu mua nguyên liệu bất ổn của các nhà máy chế biến trong những năm qua đã đẩy người nuôi cá tra vào tình trạng thua lỗ kéo dài, nhiều người phá sản. Theo cách nói của người nuôi cá tra thì nghề này hiện nay quá mạo hiểm, rủi ro cao, thua lỗ cứ chực chờ vì hầu hết doanh nghiệp chế biến đều “nắm đằng cán” trong việc quyết định thu mua cá nguyên liệu của nông dân.
 
Theo ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA), năm 2010 là năm đánh dấu sự Gia tăng các rào cản thương mại và phi thương mại với sản phẩm thủy sản Việt Nam. “Nếu đạo luật chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, ba sa Việt Nam tại thị trường Mỹ có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến thị trường cá tra nguyên liệu trong nội địa. Từ đó, giá cá nguyên liệu có thể giảm mạnh”.
 
Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, cho biết dù giá cá tra nguyên liệu tăng cao như hiện nay vẫn không thể kéo người nuôi quay lại với loài cá da trơn này. Năm 2011, diện tích nuôi cá tra ở TP Cần Thơ vẫn ở mức 775 ha, sản lượng 140.000 tấn, không biến động. Hiện nay ở TP Cần Thơ, nhiều hộ chỉ nuôi gia công cho các công ty, nhà máy chế biến theo kiểu “lấy công làm lời” để giảm bớt rủi ro hơn là tự đầu tư nuôi mới. 

Ông Trần Văn Lý, người nuôi cá tra ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết hiện giá cá tra giống đã tăng gấp đôi so với năm ngoái, trong khi chất lượng thì ngược lại. Bằng kinh nghiệm của mình, ông Lý phân tích: “Chất lượng cá tra giống kém gây hao hụt, kéo dài thời gian nuôi và làm tăng các chi phí khác. Giá một con cá giống cỡ 2 cm hiện khoảng 1.000 đồng/con, tỉ lệ hao hụt là 50%, vì vậy chi phí cho con giống phải tăng gấp đôi. Nếu sau khi nuôi vài tháng, cá giống chết thì thiệt hại còn nặng nề hơn.

Còn ông Võ Văn Đệ, người nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá tra thương phẩm ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt, cho biết: Với loại thức ăn 26% đạm có giá 10.000 đồng/kg như hiện nay thì để có được 1 kg cá thịt cần đến khoảng 2 kg thức ăn. Cộng các chi phí khác như nhân công, thuốc thú ý, lãi vay… thì giá thành 1 kg cá tra thịt không dưới 25.000 đồng. Chỉ cần giá thu mua giảm là người nuôi… ôm nợ.

 

Phập phồng giá thu mua

 

Tình trạng giá thu mua nguyên liệu bất ổn của các nhà máy chế biến trong những năm qua đã đẩy người nuôi cá tra vào tình trạng thua lỗ kéo dài, nhiều người phá sản. Theo cách nói của người nuôi cá tra thì nghề này hiện nay quá mạo hiểm, rủi ro cao, thua lỗ cứ chực chờ vì hầu hết doanh nghiệp chế biến đều “nắm đằng cán” trong việc quyết định thu mua cá nguyên liệu của nông dân.

 

Theo ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (AFA), năm 2010 là năm đánh dấu sự Gia tăng các rào cản thương mại và phi thương mại với sản phẩm thủy sản Việt Nam. “Nếu đạo luật chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, ba sa Việt Nam tại thị trường Mỹ có hiệu lực sẽ ảnh hưởng đến thị trường cá tra nguyên liệu trong nội địa. Từ đó, giá cá nguyên liệu có thể giảm mạnh”.

 

Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, cho biết dù giá cá tra nguyên liệu tăng cao như hiện nay vẫn không thể kéo người nuôi quay lại với loài cá da trơn này. Năm 2011, diện tích nuôi cá tra ở TP Cần Thơ vẫn ở mức 775 ha, sản lượng 140.000 tấn, không biến động. Hiện nay ở TP Cần Thơ, nhiều hộ chỉ nuôi gia công cho các công ty, nhà máy chế biến theo kiểu “lấy công làm lời” để giảm bớt rủi ro hơn là tự đầu tư nuôi mới. 
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status