Đây là dự đoán của Công ty kiểm toán quốc tế (PwC). Theo đó, GDP của Việt Nam đứng thứ 14 thế giới, cao hơn cả Hàn Quốc ở vị trí 17.
PwC sử dụng số liệu tăng trưởng của Ngân hàng Thế giới đến năm 2009, dự báo của PwC trong ngắn hạn được tính đến năm 2014 còn dự báo dài hạn tính từ năm 2015 đến năm 2050.
Năm 2050, tính GDP theo ngang giá sức mua (PPP), kinh tế Trung Quốc đứng đầu thế giới. Kinh tế Ấn Độ đứng thứ 2; kinh tế Indonesia đứng thứ 8, kinh tế Việt Nam đứng thứ 14, kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 17.
Tốc độ tăng trưởng GDP thực của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2050 được tính toán ở mức 8,8%/năm.
Hoạt động tính toán và dự báo sử dụng giả thuyết về tăng trưởng dân số, vốn nhân lực và vật chất, tốc độ bắt kịp nhóm nước phát triển của nhóm nền kinh tế nghèo. Xu thế đã rõ ràng, nhóm nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh hơn so với các nước phương Tây và mọi chuyện sẽ tiếp tục như vậy.
Hiện nay, 9/10 nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo tỷ giá hối đoái là nền kinh tế phát triển. Đến năm 2050, con số trên sẽ chỉ còn 4. Kinh tế Mỹ xuống vị trí thứ 2 sau Trung Quốc. Nhật đứng vị trí thứ 5, Đức vị trí 8 còn Anh đứng thứ 9.
PwC cũng đưa ra so sánh thông qua sử dụng ngang giá sức mua – biện pháp tính đến giá cả khác nhau tại các nước. Nếu tính theo cách trên, sự đi xuống của nhóm nước phương Tây còn diễn ra nhanh hơn dù xu thế chung vẫn vậy, kinh tế Mỹ xuống vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2050 còn kinh tế Anh ở vị trí 10, thấp hơn cả Indonesia./.