Sở hữu một vùng đất đai rộng lớn, phì nhiêu, phù sa bồi đắp, nước ngọt quanh năm, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là lợi thế quốc gia và đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực toàn cầu.
Vùng đất giàu tiềm năng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí như một bán đảo, 3 mặt giáp biển với đường bờ biển dài 700 km, gồm hơn 100 hòn đảo, hơn 400 km biên giới trên bộ. Với địa hình bằng phẳng, thấp với 50% diện tích bị ngập lũ hàng năm, làm cho đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, là điều kiện thuận lợi để vùng này đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến. Mặc dù diện tích đất sản xuất toàn vùng ĐBSCL chỉ chiếm 27% so với cả nước, nhưng hàng năm, người dân tại đây đã sản xuất đến 20 triệu tấn lúa, 2 triệu tấn thủy sản, hơn 2,2 triệu tấn trái cây và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác. Riêng 3 mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản và cây ăn quả, ĐBSCL đã đóng góp đến hơn 50% sản lượng sản xuất của cả nước và giữ vai trò chủ lực trong xuất khẩu nông sản.
Tiềm năng nhiều như thế, nhưng thu hút đầu tư vào ĐBSCL thời gian qua vẫn còn “khiêm tốn”. Theo Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam – Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay, toàn vùng ĐBSCL có hơn 500 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 7,83 tỷ USD. Tỉnh Long An, Kiên Giang, TP. Cần Thơ đang dẫn đầu về dự án FDI. Tuy nhiên, đa phần dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản. Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt rất thấp. Tổng vốn FDI trong hơn 20 năm qua tại khu vực này chiếm chưa đến 4% so với tổng vốn FDI cả nước.
Trở ngại, thách thức
GS.TS Diez (Trường đại học Hanover – Đức) nhận định, đất đai vùng ĐBSCL rất màu mỡ, thích hợp để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, điểm yếu là năng suất lao động rất thấp. Suốt 20 năm nay, sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu chỉ là thủ công, chi phí cao rất khó cạnh tranh với nhiều quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp phát triển.
Cùng quan điểm trên, ông Cao Văn Trọng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, do chính sách hạn điền, nên đất đai sản xuất manh mún, khó đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất. Mặt khác, do ngành sản xuất cơ khí nông nghiệp trong thời gian qua chưa theo kịp nhu cầu sản xuất, nên tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp đạt thấp.
Theo ông Trần Thành Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, hai điểm yếu kém lớn của vùng ĐBSCL là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Là vùng xuất khẩu nông sản, nhưng đến nay, cả khu vực chưa có luồng cảng cho tàu trọng tải lớn vào. Đây là nút thắt kìm hãm sự phát triển. Về lâu dài, vùng ĐBSCL cũng cần có cảng nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thời điểm đẩy mạnh thu hút đầu tư
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng tạo tiền đề phát triển vùng ĐBSCL, thời gian qua, Bộ Chính trị, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết 21-NQ/TW và Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm anh ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010. Các quyết định số 344, 42, 26, 492 và 1581 của Chính phủ về phát triển giao thông – vận tải, cơ chế tài chính, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thành lập vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL…, nhờ được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, đến nay, toàn khu vực ĐBSCL đã có nhiều bước tiến quan trọng.
Điểm nhấn ấn tượng trong thời gian gần đây là công trình cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ – cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á và cầu Hàm Luông (Bến Tre) đã được thông xe, tạo thế giao thông thông suốt liên hoàn kết nối ĐBSCL với cả nước và các tỉnh, thành phố trong vùng. Dự án đào kênh tắc Quan Chánh Bố để đón tàu trọng tải lớn vào sông Hậu cũng đã được khởi động. Các dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau, Sân bay quốc tế Cần Thơ, đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương lần lượt được đưa vào sử dụng cùng nhiều công trình trọng điểm khác như: Trung tâm Điện lực Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), Trung tâm Điện lực sông Hậu (tỉnh Hậu Giang), Cảng hàng không Phú Quốc… cũng đã được khởi công xây dựng. đây chính là tiền đề quan trọng cho việc tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển cho vùng ĐBSCL.
Trong xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa và dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đất đai sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Với vị thế sở hữu một vùng đất đai rộng lớn phì nhiêu, phù sa bồi đấp, nước ngọt quanh năm, ĐBSCL là một lợi thế của quốc gia và đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực toàn cầu. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức phát huy hết tiềm năng đặc thù này, trong tương lai, ĐBSCL sẽ có bước phát triển vượt bậc.
Vùng đất giàu tiềm năng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí như một bán đảo, 3 mặt giáp biển với đường bờ biển dài 700 km, gồm hơn 100 hòn đảo, hơn 400 km biên giới trên bộ. Với địa hình bằng phẳng, thấp với 50% diện tích bị ngập lũ hàng năm, làm cho đất đai phì nhiêu, thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi, là điều kiện thuận lợi để vùng này đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến. Mặc dù diện tích đất sản xuất toàn vùng ĐBSCL chỉ chiếm 27% so với cả nước, nhưng hàng năm, người dân tại đây đã sản xuất đến 20 triệu tấn lúa, 2 triệu tấn thủy sản, hơn 2,2 triệu tấn trái cây và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác. Riêng 3 mặt hàng chủ lực là gạo, thủy sản và cây ăn quả, ĐBSCL đã đóng góp đến hơn 50% sản lượng sản xuất của cả nước và giữ vai trò chủ lực trong xuất khẩu nông sản.
Tiềm năng nhiều như thế, nhưng thu hút đầu tư vào ĐBSCL thời gian qua vẫn còn “khiêm tốn”. Theo Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam – Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay, toàn vùng ĐBSCL có hơn 500 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký hơn 7,83 tỷ USD. Tỉnh Long An, Kiên Giang, TP. Cần Thơ đang dẫn đầu về dự án FDI. Tuy nhiên, đa phần dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản. Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đạt rất thấp. Tổng vốn FDI trong hơn 20 năm qua tại khu vực này chiếm chưa đến 4% so với tổng vốn FDI cả nước.
Trở ngại, thách thức
GS.TS Diez (Trường đại học Hanover – Đức) nhận định, đất đai vùng ĐBSCL rất màu mỡ, thích hợp để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên, điểm yếu là năng suất lao động rất thấp. Suốt 20 năm nay, sản xuất nông nghiệp ở đây chủ yếu chỉ là thủ công, chi phí cao rất khó cạnh tranh với nhiều quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp phát triển.
Cùng quan điểm trên, ông Cao Văn Trọng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, do chính sách hạn điền, nên đất đai sản xuất manh mún, khó đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất. Mặt khác, do ngành sản xuất cơ khí nông nghiệp trong thời gian qua chưa theo kịp nhu cầu sản xuất, nên tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp đạt thấp.
Theo ông Trần Thành Nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, hai điểm yếu kém lớn của vùng ĐBSCL là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Là vùng xuất khẩu nông sản, nhưng đến nay, cả khu vực chưa có luồng cảng cho tàu trọng tải lớn vào. Đây là nút thắt kìm hãm sự phát triển. Về lâu dài, vùng ĐBSCL cũng cần có cảng nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Thời điểm đẩy mạnh thu hút đầu tư
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng hạ tầng tạo tiền đề phát triển vùng ĐBSCL, thời gian qua, Bộ Chính trị, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết 21-NQ/TW và Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm anh ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010. Các quyết định số 344, 42, 26, 492 và 1581 của Chính phủ về phát triển giao thông – vận tải, cơ chế tài chính, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, thành lập vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL…, nhờ được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, đến nay, toàn khu vực ĐBSCL đã có nhiều bước tiến quan trọng.
Điểm nhấn ấn tượng trong thời gian gần đây là công trình cầu Rạch Miễu, cầu Cần Thơ – cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á và cầu Hàm Luông (Bến Tre) đã được thông xe, tạo thế giao thông thông suốt liên hoàn kết nối ĐBSCL với cả nước và các tỉnh, thành phố trong vùng. Dự án đào kênh tắc Quan Chánh Bố để đón tàu trọng tải lớn vào sông Hậu cũng đã được khởi động. Các dự án Khí – Điện – Đạm Cà Mau, Sân bay quốc tế Cần Thơ, đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương lần lượt được đưa vào sử dụng cùng nhiều công trình trọng điểm khác như: Trung tâm Điện lực Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), Trung tâm Điện lực sông Hậu (tỉnh Hậu Giang), Cảng hàng không Phú Quốc… cũng đã được khởi công xây dựng. đây chính là tiền đề quan trọng cho việc tăng cường thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng phát triển cho vùng ĐBSCL.
Trong xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa và dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đất đai sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Với vị thế sở hữu một vùng đất đai rộng lớn phì nhiêu, phù sa bồi đấp, nước ngọt quanh năm, ĐBSCL là một lợi thế của quốc gia và đóng góp rất lớn cho an ninh lương thực toàn cầu. Nếu được quan tâm đầu tư đúng mức phát huy hết tiềm năng đặc thù này, trong tương lai, ĐBSCL sẽ có bước phát triển vượt bậc.