Tin tức

5 bệnh nguy hiểm nhất cho tôm nuôi

Đây là những loại bệnh nguy hiểm cho tôm nuôi, đặc biệt là với hai đối tượng chính là tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT). Chúng có khả năng gây nên thành dịch và thiệt hại lớn cho người nuôi.

1. Bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV)

Bệnh do chủng Baculovirus gây nên ở tôm sú và TTCT. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra thêm một giống mới là Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae cũng là nguyên nhân gây bệnh WSSV cho tôm sú. Đặc điểm dễ nhận biết của bệnh này là xuất hiện các đốm trắng nhỏ, nhìn rõ dưới lớp vỏ kitin. Bệnh lây truyền theo cả chiều dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm con) và chiều ngang (theo môi trường nước, cảm nhiễm thứ phát, từ các loại giáp xác khác), vì vậy khả năng phát tán lây lan mầm bệnh là rất lớn. Tôm bị bệnh thường chết ở giai đoạn 40-50 ngày tuổi, tỷ lệ chết cao vì vậy gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.

Nguồn tôm sú bố mẹ hiện nay chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên nên tôm giống mang mầm bệnh là rất cao. Trong quá trình nuôi cần kiểm tra WSSV trên tôm giống bằng phương pháp PCR, test thử nhanh. Bên cạnh đó, quản lý tốt môi trường và sức khỏe tôm, tránh làm tôm bị stress dễ làm phát sinh bệnh.
 
2. Hội chứng Taura (Taura Syndrome Virus – TVS)
Bệnh TVS còn có tên khác là bệnh đỏ đuôi, nguyên nhân gây bệnh là do Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae. Bệnh thường có 3 giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mãn tính. Dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh TVS thường xảy ra ở giai đoạn tôm từ 14-40 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 40-90% ở hầu hết các giai đoạn từ Postlarvae đến tôm trưởng thành. Bệnh lây truyền theo cả chiều dọc và chiều ngang.
Kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này. Bên cạnh đó cần kiểm tra con giống bằng phương pháp PCR trước khi thả nuôi và định kỳ trong thời gian nuôi.
 
3. Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease – YHD)
Tác nhân gây bệnh YHD cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng là do virus hình que có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi thuộc họ Paramyxoviridae và họ Coronaviridae. Tôm bị mắc bệnh YHD, mang và gan tụy có màu vàng nhạt và có mùi tanh.
Bệnh có tỷ lệ chết cao, đến 100% trong vòng từ 3-5 ngày. YHD lây truyền theo chiều ngang (virus từ tôm bệnh bài tiết ra môi trường bên ngoài…). Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp, khi tôm bị bệnh cần cách ly thật tốt, tránh mầm bệnh lây lan.
 
4. Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease – IMNV)
Totivirus thuộc họ Totiviridae là nguyên nhân gây bệnh IMNV cho tôm thẻ chân trắng. Virus này có thể lây cho cả tôm sú và tôm xanh bằng phương pháp thực nghiệm. Tôm bị bệnh IMNV ở giai đoạn cấp tính có dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng và cơ đuôi có màu trắng đục, vì thế có thể dẫn đến hiện tượng các vùng cơ này có màu đỏ và hoại tử. Một loại virus khác có tên là Nodavirus cũng gây bệnh hoại tử cơ cho TTCT (Penaeus vannamei nodavirus – PVNV).
Bệnh IMVN lây truyền theo chiều ngang khi tôm khỏe mạnh ăn thịt tôm bị bệnh, chưa xác định được bệnh có lây nhiễm theo chiều dọc hay không. TTCT ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành dễ nhạy cảm nhất với bệnh IMNV. Trong quá trình sản xuất tôm giống, tiệt trùng trứng và ấu trùng được coi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Nếu ao nuôi xuất hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh cần xử lý duy trì ổn định môi trường ao nuôi, giảm hoặc ngừng cho ăn… ngăn không để bệnh lây lan ra diện rộng.
 
5. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus-IHNNV)
Tác nhân gây bệnh là do giống Parvovirus. Bệnh IHNNV được phát hiện ở Mỹ trong đàn TTCT, còn gọi là Hội chứng còi cọc dị hình của TTCT Nam Mỹ.
Bệnh IHNNV lan truyền cả theo chiều đứng và chiều ngang. Virus có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm ấu trùng hoặc lây nhiễm ở giai đoạn sớm của ấu trùng tôm. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn Postlarvae đến tôm trưởng thành. Khi tôm sú mắc bệnh này lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục, TTCT thể hiện hội chứng dị hình còi cọc lên tới 30%, thậm chí là 50%. TTCT giống chủy bị biến dạng, sợi anten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh để tạo ra những con giống khỏe mạnh. Khi ao nuôi phát hiện tôm chết, cần vớt tôm ra khỏi ao, thực hiện cách ly an toàn, tránh để bệnh lây lan trên diện rộng.

Nguồn tôm sú bố mẹ hiện nay chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên nên tôm giống mang mầm bệnh là rất cao. Trong quá trình nuôi cần kiểm tra WSSV trên tôm giống bằng phương pháp PCR, test thử nhanh. Bên cạnh đó, quản lý tốt môi trường và sức khỏe tôm, tránh làm tôm bị stress dễ làm phát sinh bệnh.

 

2. Hội chứng Taura (Taura Syndrome Virus – TVS)

Bệnh TVS còn có tên khác là bệnh đỏ đuôi, nguyên nhân gây bệnh là do Picornavirus, thuộc họ Picornaviridae. Bệnh thường có 3 giai đoạn: cấp tính, chuyển tiếp và mãn tính. Dấu hiệu bệnh lý tương tự như bệnh vi khuẩn. Bệnh TVS thường xảy ra ở giai đoạn tôm từ 14-40 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 40-90% ở hầu hết các giai đoạn từ Postlarvae đến tôm trưởng thành. Bệnh lây truyền theo cả chiều dọc và chiều ngang.

Kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này. Bên cạnh đó cần kiểm tra con giống bằng phương pháp PCR trước khi thả nuôi và định kỳ trong thời gian nuôi.

 

3. Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease – YHD)

Tác nhân gây bệnh YHD cho tôm sú và tôm thẻ chân trắng là do virus hình que có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi thuộc họ Paramyxoviridae và họ Coronaviridae. Tôm bị mắc bệnh YHD, mang và gan tụy có màu vàng nhạt và có mùi tanh.

Bệnh có tỷ lệ chết cao, đến 100% trong vòng từ 3-5 ngày. YHD lây truyền theo chiều ngang (virus từ tôm bệnh bài tiết ra môi trường bên ngoài…). Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp, khi tôm bị bệnh cần cách ly thật tốt, tránh mầm bệnh lây lan.

 

4. Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease – IMNV)

Totivirus thuộc họ Totiviridae là nguyên nhân gây bệnh IMNV cho tôm thẻ chân trắng. Virus này có thể lây cho cả tôm sú và tôm xanh bằng phương pháp thực nghiệm. Tôm bị bệnh IMNV ở giai đoạn cấp tính có dấu hiệu bệnh lý như phần cơ bụng và cơ đuôi có màu trắng đục, vì thế có thể dẫn đến hiện tượng các vùng cơ này có màu đỏ và hoại tử. Một loại virus khác có tên là Nodavirus cũng gây bệnh hoại tử cơ cho TTCT (Penaeus vannamei nodavirus – PVNV).

Bệnh IMVN lây truyền theo chiều ngang khi tôm khỏe mạnh ăn thịt tôm bị bệnh, chưa xác định được bệnh có lây nhiễm theo chiều dọc hay không. TTCT ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành dễ nhạy cảm nhất với bệnh IMNV. Trong quá trình sản xuất tôm giống, tiệt trùng trứng và ấu trùng được coi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Nếu ao nuôi xuất hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh cần xử lý duy trì ổn định môi trường ao nuôi, giảm hoặc ngừng cho ăn… ngăn không để bệnh lây lan ra diện rộng.

 

5. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus-IHNNV)

Tác nhân gây bệnh là do giống Parvovirus. Bệnh IHNNV được phát hiện ở Mỹ trong đàn TTCT, còn gọi là Hội chứng còi cọc dị hình của TTCT Nam Mỹ.

Bệnh IHNNV lan truyền cả theo chiều đứng và chiều ngang. Virus có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm ấu trùng hoặc lây nhiễm ở giai đoạn sớm của ấu trùng tôm. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn Postlarvae đến tôm trưởng thành. Khi tôm sú mắc bệnh này lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục, TTCT thể hiện hội chứng dị hình còi cọc lên tới 30%, thậm chí là 50%. TTCT giống chủy bị biến dạng, sợi anten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất là sử dụng tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh để tạo ra những con giống khỏe mạnh. Khi ao nuôi phát hiện tôm chết, cần vớt tôm ra khỏi ao, thực hiện cách ly an toàn, tránh để bệnh lây lan trên diện rộng.
Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Nếu bạn đọc copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn camautravel.vn như một sự tri ân với tác giả.
Copyright © 2023 - 2024 | camautravel.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status