. Tiêu thụ thủy sản dưới thời các Tổng thống Đảng Cộng hòa đều tăng
Hai dấu mốc đáng chú ý trong tiêu thụ thủy sản từ những năm 1980 đều xuất phát từ thời các vị tổng thống Đảng Cộng hòa cầm quyền.
Dưới thời Tổng thống Reagan (giữa những năm 80), tiêu thụ thủy sản tăng mạnh lên 16,2 pao vào năm 1987 sau khi tăng trưởng ổn định trong cả thập kỷ. Đến thời Tổng thống Clinton (1993 – 2001), tiêu thụ thủy sản đạt 15 pao/người. Và thời Tổng thống George W. Bush (2001 – 2009), tiêu thụ thủy sản đạt mức kỷ lục 16,6 pao/người vào năm 2004. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ thủy sản không còn khả quan như vậy khi Tổng thống Obama lên nắm quyền.
Đây có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tiêu thụ thủy sản sẽ tiếp tục tăng trong đời Tổng thống Đảng Cộng hòa tiếp theo.
2. Khai thác thủy sản
Tháng 7 thường là tháng cao điểm khai thác thủy sản tại Mỹ. Tháng 7/2009, cả nước khai thác được 455.000 tấn thủy sản (trong khi, cả năm đạt 2,7 triệu tấn); gần 17% sản lượng khai thác được trong thời gian đó dùng cho tiêu thụ. Trong khi đó, tháng 12 là tháng khai thác thủy sản tiêu điều nhất.
3. Nhu cầu cá cắt thanh tăng
Sản xuất cá cắt thanh tại Mỹ năm 2000 đạt 18.110 tấn và năm 2009 đạt 31.979 tấn, tăng 76%. Tuy nhiên, đối tượng tiêu thụ chính cá cắt thanh là ai vẫn đang là câu hỏi trăn trở của các nhà sản xuất tại Mỹ.
4. Tiêu thụ thủy sản đóng hộp giảm
Tiêu thụ cá ngừ đóng hộp giảm từ 3,9 pao/người năm 1989 xuống còn 2,5 pao/người năm 2009. Cá hồi đóng hộp cũng giảm nhẹ từ 0,5 pao/người năm 1991 xuống còn 0,2 pao/người năm 2009. Tiêu thụ thủy sản tại Mỹ biến động, nhưng chắc chắn rằng nhu cầu thủy sản đóng hộp tại nước này đang có xu hướng giảm.
5. Tiêu thụ thủy sản tươi và đông lạnh tăng mạnh
Từ năm 1980, tiêu thụ thủy sản tươi và đông lạnh tính theo đầu người tại Mỹ tăng 50%, từ 7,9 pao/người năm 1980 lên 11,8 pao/người năm 2009. Trong khi, tiêu thụ thủy sản đóng hộp lại giảm mạnh từ 5,4 pao/người năm 1986 xuống còn 3,7 pao/người năm 2009.
6. Nguồn cung giảm
Từ năm 1995, sản lượng khai thác thủy sản cho tiêu dùng tại Mỹ liên tục giảm. Năm 2005, sản lượng khai thác đạt 3,6 triệu tấn nhưng đến năm 2009, sản lượng khai thác chỉ đạt 2,7 triệu tấn.
7. Xuất nhập khẩu thủy sản
Từ năm 2000, xuất nhập khẩu thủy sản của Mỹ đều tăng, lần lượt là 17,6% và 30%.
8. Nguồn cung tôm ngày càng tăng
Nguồn cung tôm các loại, cả nội địa và nhập khẩu đều tăng, từ 1,17 tỉ pao năm 2000 lên 1,74 tỉ pao năm 2009. Trong đó, NK tôm chiếm đa phần hơn.
9. Thị trường xuất khẩu
Năm 2009, Trung Quốc và Thái Lan là 2 nhà cung cấp chính thủy sản cho Mỹ, chiếm gần 40% tổng thủy sản nhập khẩu của nước này.
10. Thị trường nhập khẩu