-
- Tin tức
- Tin đầu tư trong nước
- Quản lý FDI: “Nói thật là bất cập”
Quản lý FDI: “Nói thật là bất cập”
(08:43 - 15/01/2014)(Lượt xem: 1340)
Có hiện tượng nhiều doanh nghiệp FDI đang bắt đầu chuyển hướng từ sản xuất sang phân phối.
Năm 2010 và hai tháng đầu năm nay, con số giải ngân vốn FDI liên tục cho kết quả tăng hơn so với cùng kỳ, tuy nhiên việc thu hút thêm vốn, quản lý thế nào, nắn dòng ra sao lĩnh vực này để có lợi cho nền kinh tế tiếp tục là câu chuyện đáng bàn.
Từ con số thống kê:
“Vừa qua thì nói thật chúng tôi rất bất cập về công tác thống kê”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng tự nhận xét về lĩnh vực quản lý của mình như vậy, tại buổi họp giao ban sản xuất cuối tuần trước.
Chịu trách nhiệm giúp Bộ cập nhật số liệu để làm công tác dự báo, lên kế hoạch, tuy nhiên Cục Đầu tư nước ngoài khó chủ động và chuẩn xác được con số khi công tác này đã phân cấp mạnh cho địa phương.
“Cũng thông cảm là các doanh nghiệp không báo cáo lên thì địa phương cũng không có con số. Thế nhưng đến ngày đến tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn phải có báo cáo lên Chính phủ, các anh em cũng hết sức nỗ lực để phối hợp với địa phương, thôi thì không có báo cáo cũng qua điện thoại để có con số gửi lên chứ thực ra chúng tôi cũng chưa yên tâm về những con số này”, ông Hoàng nói liền mạch.
Điều đáng buồn là bản thân các con số về vốn FDI thực hiện - được cho là có thể bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, tạo nên thế ổn định cho cán cân thanh toán - cũng có độ chính xác thấp mà bản thân những người làm ra con số này chẳng thể đủ tự tin về chính số liệu mình phát ra.
“Trước đây mình còn mạnh dạn nói được con số vốn thực hiện, nhưng gần đây cũng không tự tin, vì các địa phương cũng không cập nhật được”, ông Hoàng thẳng thắn nói.
Trong khi đó, sau khi phân cấp mạnh cho các địa phương thì các chế tài để xử phạt những hành vi trái quy định về cung cấp số liệu thống kê gần như không có, hoặc thiếu hiệu lực.
“Có một cái dở là trong thống kê của chúng ta, tôi cảm giác chế tài chưa đủ mạnh và có lẽ không có chế tài thì đúng hơn, không báo cáo lên thì không làm gì được. Bản thân trong hệ thống luật pháp cũng thiếu một phần đó, trong quá trình điều hành chúng ta cũng chưa kiên quyết”, ông Hoàng nhìn nhận.
Cực chẳng đã, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đành nhân dịp họp giao ban sản xuất, chuyển đề nghị đến lãnh đạo các sở, ban, ngành ở địa phương, đề nghị giúp đôn đốc việc cập nhật thông tin ở các doanh nghiệp FDI.
“Mồi câu” đang bé lại:
Một cái khó nữa với cơ quan quản lý vốn FDI thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là những thuận lợi làm “mồi câu” thu hút vốn FDI dường như đang dần bé lại.
Mặc dù có được thời cơ tốt, khi Thái Lan gặp khủng hoảng cùng lúc nhiều nhà đầu tư muốn mở rộng “chân trụ” ra các thị trường ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, sức hút đối với vốn FDI đăng ký mới tại Việt Nam không tạo được những bước đột phá trong mấy năm gần đây.
“Thứ nhất là bất cập trong chính sách ưu đãi của chúng ta”, ông Hoàng giải thích, “chính sách ưu đãi có phần bị chặn lại trong Nghị định 24 về thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Theo người đứng đầu cơ quan quản lý FDI, trước đây thuế thu nhập doanh nghiệp tương đồng với Luật Đầu tư và Nghị định 108 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư về ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên hiện nay, Nghị định 24 về thuế thu nhập doanh nghiệp đã thu hẹp lại lĩnh vực ưu đãi.
“Chúng ta hiện nay có 10 ăng ten ở nước ngoài (tham tán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - PV), sáng nay tôi có kiểm tra e-mail, các anh em đều nói về là chúng ta bây giờ ưu đãi kém đi thì rất khó để thuyết phục nhà đầu tư vào Việt Nam”, ông Hoàng nói.
Trong khi đó, gần đây các nhà đầu tư nước ngoài hiện đã đầu tư vào Việt Nam kêu ca, phàn nàn rất nhiều về tình trạng thiếu điện, thậm chí một số nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc còn tỏ ra bực dọc vì chót đầu tư mà không tính đến việc thiếu điện ảnh hưởng sản xuất.
“Cho nên phải lựa, trong quá trình triển khai, chúng tôi đề nghị các địa phương năm nay, những dự án mà tiêu hao nhiều năng lượng các anh cũng phải điều chỉnh trong quá trình thu hút đầu tư”, ông Hoàng đề nghị.
Không rõ có phải do những ưu đãi đầu tư kém đi, gần đây doanh nghiệp FDI đang chuyển sang nhập khẩu về để phân phối. “Khi chúng tôi xử lý công văn hàng ngày thì thấy hiện nay có hiện tượng các doanh nghiệp đang bắt đầu chuyển hướng sang phân phối”, ông Hoàng cho biết.
“Chúng tôi rất xót xa khi gửi công văn cho các địa phương là phải đồng ý”, Cục trưởng Hoàng nói, “vì theo cam kết WTO chúng ta không phản đối được. Họ cứ chuyển sang hình thức nhập khẩu phân phối khi đã có cơ sở sản xuất ở đây. Họ thêm chức năng đó thì tức là sẽ phải thu hẹp sản xuất lại”.
Đến những đồng vốn FDI “đen”:
Đặt ngược vấn đề, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung nêu câu hỏi với cấp dưới của mình, ngoài chuyện cung cấp không đủ điện thì có chuyện nhà đầu tư chuyển kế hoạch sản xuất từ các nước khác về Việt Nam, vì điện của chúng ta hiện vẫn thấp hơn các nước?
“Các dự án sử dụng nhiều năng lượng, ở các tỉnh hầu như không để ý gì đến chỗ này. Các đồng chí phải xem lại chỗ ấy”, ông Trung nhắn nhủ.
Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng cho rằng không loại trừ lý do quản lý về môi trường của Việt Nam chưa chặt, nên nhà đầu tư chuyển nhưng dự án ô nhiễm môi trường mà các nước siết lại sang Việt Nam, làm cho quá tải về điện…
“Vì hiện cũng không nắm được tình hình của họ ở dưới như thế nào, kế hoạch sản xuất của họ không nắm được, những thông tin về FDI rất mù mờ, thành ra tôi ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà hôm họp Thường trực Chính phủ, họ hỏi có phải không thì chịu”, ông Trung cho hay.
Ngược lại, doanh nghiệp FDI lỗ hay lãi thế nào, cơ quan quản lý đầu tư cũng khó nắm chính xác. Nói đến chuyện doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ nhiều năm liền, Cục trưởng Hoàng cho rằng: “Với vai trò cơ quan đầu mối, có trách nhiệm, tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc lỗ này đầu tiên trách nhiệm là thuộc chi cục thuế địa phương, phải bán sát thu chi của doanh nghiệp để xem báo cáo thuế có chuẩn không, trên cơ sở đó chúng ta mới có số liệu”.
Giải pháp trước mắt của Cục, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, là công khai lên các phương tiện thông tin đại chúng tên tuổi các doanh nghiệp bị truy thu thuế để để các doanh nghiệp khác phải e ngại.
“Chỉ cần nói rằng báo cáo thuế của các ông tôi sẽ công bố về công ty mẹ thì họ sợ ngay, lập tức bảo thôi ông đừng công bố để chúng tôi điều chỉnh lại. Chúng ta chưa có đội ngũ để làm thì cũng nên làm như thế, để mà trên cơ sở đó giảm hiện tượng trốn thuế và chuyển lãi”, ông nói.
Người đăng: Lê Văn Công
Nguồn tin: Theo Anh Quân - VnEconomy
Các tin khác
- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 tháng đầu năm 2011 (08:41 - 15/01/2014)
- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 01 năm 2011 (08:40 - 15/01/2014)
- Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (08:39 - 15/01/2014)
- FDI chờ đất, nền kinh tế chờ vốn (08:37 - 15/01/2014)
- Vốn FDI vào nông nghiệp chảy chậm (08:36 - 15/01/2014)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ mới (08:13 - 15/01/2014)
- ABVietFrance có 14 dự án muốn đầu tư về Việt Nam (08:11 - 15/01/2014)
- Luxembourg sẽ viện trợ 42 triệu euro cho Việt Nam (08:08 - 15/01/2014)
- Khởi công xây dựng Khu phức hợp giải trí 2 tỷ USD (08:07 - 15/01/2014)
- 2011 Singapore sẽ đầu tư 2-3 tỷ USD tại Việt Nam (08:05 - 15/01/2014)
- Phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất: Động lực của Cần Thơ (07:58 - 15/01/2014)
- Chế tài cho vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài (07:57 - 15/01/2014)
- Phú Quốc: Kỷ lục thu hút đầu tư (07:45 - 15/01/2014)
- Đặc biệt tin tưởng vào tương lai của Việt Nam (16:53 - 14/01/2014)
- Thêm 70 triệu USD vốn FDI vào công nghiệp chế biến (16:34 - 14/01/2014)
- Dấu ấn đột phá trong thu hút FDI (16:32 - 14/01/2014)
- Gọi vốn vào công nghiệp hỗ trợ và dự án PPP (15:58 - 14/01/2014)
- Thêm 58,1 tỷ yên vốn ODA Nhật Bản cho 3 dự án lớn (15:58 - 14/01/2014)
- Thêm lực ODA cho tăng trưởng (15:50 - 14/01/2014)
- Việt Nam là điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư (15:48 - 14/01/2014)
- Khoảng trống liên kết vùng (15:46 - 14/01/2014)
- Thu hút FDI: Bắt đầu từ “biết mình” (15:45 - 14/01/2014)
- Xúc tiến đầu tư theo cụm ngành (15:45 - 14/01/2014)
- Trong suy thoái kinh tế toàn cầu, kiều bào vẫn hướng về đất nước (15:44 - 14/01/2014)
- Tăng tính chủ động trong hội nhập kinh tế (15:43 - 14/01/2014)
- Hoàn thiện thể chế để phát triển bền vững kinh tế (15:42 - 14/01/2014)
- Cái giá của ưu đãi đầu tư (15:41 - 14/01/2014)
- Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam: Tái cấu trúc dòng vốn FDI (15:40 - 14/01/2014)
- Kinh tế Việt Nam năm 2011: Không phải lúc chọn tốc độ (15:40 - 14/01/2014)
- Nắn dòng FDI vào sản xuất (15:39 - 14/01/2014)
- Thu hút FDI 2011: Tập trung vào chất lượng dự án (15:37 - 14/01/2014)
- Việt Nam “về đích” trong lạc quan phục hồi kinh tế (15:36 - 14/01/2014)
- Xúc tiến đầu tư nước ngoài: Hướng vào thực chất (15:35 - 14/01/2014)
- Cần minh bạch trong đầu tư công (15:34 - 14/01/2014)
- Tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển (15:34 - 14/01/2014)
- Việt Nam đóng vai trò quan trọng ở khu vực châu Á (15:33 - 14/01/2014)
- Hội thảo môi trường và cơ hội đầu tư tại Việt Nam (15:32 - 14/01/2014)
- Khó quản đầu tư ra nước ngoài (15:30 - 14/01/2014)
- Điểm nhấn FDI năm 2010 (15:29 - 14/01/2014)
- Nhà đầu tư rối vì nhiều ưu đãi (15:29 - 14/01/2014)
- Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào vùng Tây Bắc năm 2010 (15:28 - 14/01/2014)
- Lấp khoảng trống thống kê FDI (15:26 - 14/01/2014)
- Nỗ lực hành động vì môi trường kinh doanh (15:25 - 14/01/2014)
- Đối tượng sử dụng vốn tài trợ sẽ phải có khả năng hoàn trả (15:22 - 14/01/2014)
- Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam: “Cạnh tranh và tăng trưởng bền vững” (15:20 - 14/01/2014)
- Hợp vốn mở tuyến hành lang ven biển phía Nam (15:19 - 14/01/2014)
- Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ ở châu Á (15:19 - 14/01/2014)
- Công bố báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 (15:17 - 14/01/2014)
- Tìm vốn ODA cho năm 2011 (15:15 - 14/01/2014)
- Đề án 30 đã thay đổi mạnh mẽ môi trường đầu tư Việt Nam (15:14 - 14/01/2014)
- 95 triệu USD cho giao thông tiểu vùng Mekong mở rộng (15:11 - 14/01/2014)
- Các KCN vùng ĐBSCL thu hút đầu tư còn yếu (15:09 - 14/01/2014)
- Gỡ rối cho khu công nghiệp (15:08 - 14/01/2014)
- Phát triển bền vững các khu công nghiệp, khu chế xuất (15:07 - 14/01/2014)
- Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực với vai trò thầu phụ (15:05 - 14/01/2014)
- Việt Nam vẫn là thị trường hàng đầu (15:05 - 14/01/2014)
- Việt Nam vẫn là điểm đến của các tổ chức đầu tư (15:04 - 14/01/2014)
- Vốn đầu tư ra nước ngoài chưa đạt kỳ vọng (15:04 - 14/01/2014)
- Đồng bằng sông Cửu Long: Đón cơ hội đầu tư mới (14:45 - 14/01/2014)
- Khó xác định địa bàn ưu đãi đầu tư (14:44 - 14/01/2014)
- Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài (14:42 - 14/01/2014)
- DN Nhật tìm kiếm cơ hội đầu tư lĩnh vực công nghiệp phụ trợ (14:41 - 14/01/2014)
- Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút đầu tư nước ngoài (14:40 - 14/01/2014)
- Lễ công bố chính thức dự án quy định điện tử về đầu tư (E-regulations) tại thành phố Hồ Chí Minh (14:40 - 14/01/2014)
- Cơ hội để DN tiếp cận vốn hỗ trợ phát triển sạch (14:39 - 14/01/2014)
- Ngại rót vốn vào hạ tầng (14:38 - 14/01/2014)
- Đầu tư 70 triệu USD vốn ODA vào Đường hành lang ven biển phía Nam (14:37 - 14/01/2014)
- Siết việc đăng ký đầu tư rồi… bỏ chạy (14:26 - 14/01/2014)
- Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng (14:19 - 14/01/2014)
- Dòng vốn FDI: Lắm mối đâm khó quản (14:14 - 14/01/2014)
- Dọn đường mở rộng đầu tư vào Lào (14:11 - 14/01/2014)
- Nhiều dự án lớn định hình (14:02 - 14/01/2014)
- Dịch chuyển nhân sự từ khu vực FDI sang DN trong nước: Không hoàn toàn là cơ hội (14:01 - 14/01/2014)
- Quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế ven biển khu vực Năm Căn (08:20 - 14/01/2014)
- Đường vành đai IV HN:Tâm điểm của giới đầu tư (08:01 - 14/01/2014)
- Chuyển hướng trong thu hút FDI (07:59 - 14/01/2014)
- Đồng Nai đầu tư 1.000 tỉ đồng vào công nghệ sinh học (16:50 - 13/01/2014)
- Đầu tư 125 triệu USD xây nhà máy gỗ ván ép tại Bình Phước (16:35 - 13/01/2014)
- Tái cơ cấu Vinashin: Yếu tố tiên quyết là năng lực quản trị (16:34 - 13/01/2014)
- ĐBSCL: Giá đất “ăn theo” cầu Cần Thơ? (16:33 - 13/01/2014)
- Liên kết vùng để bật ưu thế riêng (16:33 - 13/01/2014)
- Tổng cục Thống kê công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2010 (16:32 - 13/01/2014)
- Tình hình cấp phép đầu tư 6 tháng đầu năm 2010 (16:31 - 13/01/2014)
- Thời cơ tốt nhất đầu tư vào ĐBSCL đã đến (15:54 - 13/01/2014)
- Thu hút vốn FDI 6 tháng đạt 8,43 tỉ đô la Mỹ (15:53 - 13/01/2014)
- Doanh nghiệp Việt Nam, Na Uy đón cơ hội hợp tác (15:52 - 13/01/2014)